Sự cần thiết phải hoàn thiện

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại trung tâm XNK Đông Phong - Thuỷ Bắc (Trang 62 - 63)

Chuyển sang cơ chế thị trờng, hiệu quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là lợi nhuận. Tình trạng làm ăn không tính toán hiệu quả "lãi giả. lỗ thật" thất thoát vốn phải đợc xoá bỏ hoàn toàn. Tình hình tài chính của bất kỳ một doanh nghiệp, một đơn vị hoặc tổ chức nào cũng đòi hỏi phải đợc phản ánh một cách trung thực, đầy đủ và kịp thời. Do đó kế toán, với chức năng và nhiệm vụ của mình, chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc phản ánh và cung cấp thông tin kinh tế phục vụ cho yêu cầu quản trị kinh doanh và quản lý kinh tế tài chính.

Nhìn lại quá trình ra đời và phát triển của kế toán Việt Nam, chế độ kế toán Việt Nam đã không ngừng đợc cải thiện, hoàn thiện và phát triển cùng với quá trình và phát triển kinh tế, cùng với sự đổi mới của cơ chế kinh tế, góp phần tích cực vào việc tăng cờng và nâng cao chất lợng quản lý tài chính của Nhà nớc và doanh nghiệp. Chế độ kế toán hiện hành đợc bán hành theo quyết định của Bộ Tài chính số 1141 TC-QĐ/CĐKT ngày 1/1/1995 đồng bộ cả chể độ chứng từ , số, tài khoản và báo cáo tài chính.

Chế độ kế toán hiện hành đã đợc thiết kế xây dựng trên nguyên tắc đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trờng, tôn trọng và vận dụng có chọn lọc các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về kế toán. Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi ở nớc ta, đang hình thành và ngày càng phát triển, luôn đòi hỏi sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nói chung và cơ chế tài chính nói riêng phải có sự thích ứng. Mặt kiểm soát quá trình chọn lọc có nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về kế toán mới chỉ là bớc đầu, sự am hiểu về nguyên tắc và chuẩn mực này ở Việt Nam còn cha sâu sắc.

Do đó trong chế độ kế toán bán hành còn có những quy định cha hoàn toàn phù hợp, cha sát với thực tế, quá trình vận dụng nguyên tắc, chuẩn mực còn hạn chế nhất định đòi hỏi phải đợc tiếp tục hoàn thiện hơn nữa.

Xét cụ thể trong nghiệp vụ kế toán kinh doanh nhập khẩu, thì những quy định của tài chính về chế độ kế toán doanh nghiệp còn có những bất cập nh: chiết khấu bán hàng hạch toán vào chi phí tài chính, quy định về chênh lệch tỷ giá cuối niên độ kế toán thông t 44, hoặc cha đề cập đến một số nội dung nh ch- a có hoá đơn chứng từ để phản ánh nghiệp vụ chiết khấu, giảm giá, cha có những quy định cụ thể về thuế giá trị gia tăng liên quan vấn đề này, trong chế độ kế toán cha có hớng dẫn về kế toán thuế giá trị gia tăng đối với thu nhập hoạt động tài chính, thu nhập baats thờng ở những doanh nghiệp nộp thuế theo ph- ơng pháp trực tiếp.

Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, việc nghiên cứu, cải tiến và tiếp tục hoàn thiện hệ thống chế độ kế toán nói chung và kế toán kinh doanh nhập khẩu nói riêng cho phù hợp với điều kiện mới là cần thiết khách quan.

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại trung tâm XNK Đông Phong - Thuỷ Bắc (Trang 62 - 63)