Mô hình dòng điện trongch ất điện phân

Một phần của tài liệu Xây dựng một số mô hình vật lý trên máy tính nhằm hỗ trợ học sinh tự lực và sáng tạo trong dạy học chương dòng điện trong các môi trường (Trang 51 - 55)

a. Mục đích:

- Qua việc phân tích logic hình thành kiến thức theo sách giáo khoa hiện hành, cũng như việc khảo sát thực tế, tôi nhận thấy:

+ Học sinh hầu như không tự lực nêu được khái niệm hiện tượng dương cực tan, + Học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc tự lực giải thích cơ chế của hiện tượng dương cực tan (vì đây là một quá trình xảy ra bên trong, không quan sát được, hơn nữa giải thích theo hướng dẫn của sách giáo khoa đòi hỏi HS phải có kiến thức vững vàng về hóa học).

- Từ những cơ sở trên, tôi xây dựng mô hình về hiện tượng dương cực tan nhằm giúp

đỡ HS tự lực:

+ Nêu khái niệm về hiện tượng dương cực tan

+ Dựđoán được mối quan hệ giữa U và I khi có hiện tượng dương cực tan.

b. Phát thảo mô hình trên giấy:

Bước 1: Mô tảđiện cực dương dưới dạng ma trận các nguyên tử kim loại (các nguyên tử kim loại cấu tạo nên điện cực xếp thành m hàng, n cột)

Bước 2: Mô tả dung dịch điện phân (CuSO4) dưới dạng các ion Cu2+ (màu đỏ) và SO42-

(màu xanh).

Bước 3: Mô tả các phản ứng phụ xảy ra ởđiện cực (trường hợp cực dương bằng đồng) Nhập thông số cho hiệu điện thế giữa hai cực của bình điện phân, mô hình thể hiện:

+ Các ion chuyển động có hướng về hai điện cực theo hai dòng dịch chuyển ngược chiều nhau.

+ Tại cực âm: Ion Cu2+ nhận e và bám vào điện cực

+ Tại cực dương: Ion SO42- đập vào điện cực và biến mất, đồng thời làm cho một nguyên tửđồng ởđiện cực biến mất.

Sau một thời gian ngắn, có thể thấy hiện tượng sau:

+ Cực dương bị khuyết dần và cực âm dày thêm (có một lớp màu đỏ) Sau khi thực hiện các bước trên, ta có mô hình được mô tả như sau:

Sau một thời gian điện phân

Bước 4: Thay đổi thông số hiệu điện thế giữa hai cực, mô hình thể hiện sự thay đổi tương ứng của lượng ion đến các điện cực.

Một phần của tài liệu Xây dựng một số mô hình vật lý trên máy tính nhằm hỗ trợ học sinh tự lực và sáng tạo trong dạy học chương dòng điện trong các môi trường (Trang 51 - 55)