Kiểm toán viên cần thực hiện các biện pháp đã dự kiến để chứng minh rằng mọi sự kiện xảy ra tiếp theo tính đến ngày kí báo cáo kiểm toán có thể phải điều chỉnh hoặc sự thể hiện trong báo cáo tài chính đã đợc xác nhận. Những thủ tục này nhằm bổ sung thêm cho các thủ tục đặc biệt có thể áp dụng cho các nghiệp vụ phát sinh sau ngày lập bảng tổng kết tài sản để thu thập bằng chứng về số d tài khoản vào ngày khoá sổ. Nh vậy, ngoài mục đích xác định ảnh hởng của các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán, kiểm toán viên soát xét các sự kiện này còn để phân biệt các sự kiện cần điều chỉnh trên Báo cáo tài chính với các sự kiện cần thuyết minh trong Báo cáo tài chính từ đó cân nhắc về ý kiến đa ra trong báo cáo kiểm toán.
Theo quy trình kiểm toán chung đã đề cập đến trong phần cơ sở lí luận, đối với các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán, ngoài các sự kiện tính đến ngày lập báo cáo kiểm toán còn có các sự kiện phát sinh sau ngày kí báo cáo kiểm toán, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 560 - “ Các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán lập Báo cáo tài chính” cũng chỉ rõ điều đó. Tuy nhiên, trong thực tế kiểm toán tại AASC, chơng trình soát xét các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ kế toán không đặt ra yêu cầu xem xét sự kiện sau ngày kí báo cáo kiểm toán do kiểm toán viên không có trách nhiệm nh vậy, thêm vào đó, việc xem xét này cha thực sự phù hợp với thực tiễn kiểm toán ở Việt Nam. Trong trờng hợp tồn tại những sự kiện sau ngày phát hành báo cáo kiểm toán mà có thể ảnh hởng tới Báo cáo tài chính thì việc phát hiện thờng đợc thực hiện trong cuộc kiểm toán năm sau hoặc có thể do khách hàng thông báo cho kiểm toán viên.
Tuân thủ theo đúng chuẩn mực kiểm toán Việt nam số 560, đối với các sự kiện xảy ra sau ngày khoá sổ kế toán, kiểm toán viên AASC thờng tiến hành các thủ tục kiểm toán để xác định các sự kiện đòi hỏi phải có hiệu chỉnh hoặc thuyết Lê Thị Khánh Linh Lớp Kiểm toán 4144
minh trong báo cáo tài chính hoặc những vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính bắt buộc phải đợc ghi lại càng gần ngày phát hành báo cáo kiểm toán càng tốt. Các thủ tục đợc kiểm toán viên áp dụng trong các trờng hợp này thờng là:
Xem xét lại các biện pháp mà Ban giám đốc khách hàng đã áp dụng nhằm đảm bảo rằng các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ có ảnh hởng đến báo cáo tài chính đã đợc xác định và đợc thể hiện trong báo cáo tài chính bằng cách hỏi Ban giám đốc về một số vấn đề nh:
+ Những sự kiện cung cấp thêm bằng chứng kiểm toán đối với các mục tiêu kiểm toán khác (ngoài mục tiêu kiểm toán trọng tâm).
+ Những sự kiện xảy ra trong nội bộ Công ty.
+ Những sự kiện xảy ra bên ngoài có ảnh hởng đến hoạt động của Công ty. + Những thay đổi về mặt tài chính (ví dụ nh phát hành cổ phiếu, trái phiếu mới hoặc bán tài sản ...)
Đọc các biên bản họp Ban giám đốc, các biên bản kiểm toán nội bộ của thời kì sau ngày lập bảng cân đối kế toán và thẩm tra những vấn đề đã đợc thảo luận tại các cuộc họp đó mà cha ghi vào các biên bản. Đọc và phân tích Báo cáo tài chính trong năm gần nhất của đơn vị cũng nh các báo cáo ngân sách, các báo cáo quản lí khác có liên quan.
Thẩm vấn luật s khách hàng về các vụ kiện hoặc tranh chấp.
Cụ thể, đối với Công ty A, là một doanh nghiệp nhà nớc trực thuộc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam, sau khi thực thi một số thủ tục kiểm toán nh trao đổi với Ban giám đốc đơn vị, đọc biên bản họp của Ban giám đốc, xem xét các báo cáo quản lí ... kiểm toán viên xác định sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ là:
Tháng 2 năm 2003, tại tỉnh Nghệ An, Công ty C - một doanh nghiệp hoạt động cùng lĩnh vực (sản xuất xi măng) đợc thành lập và dự đoán sẽ tạo ra môi trờng cạnh tranh mạnh mẽ với Công ty A. Tuy nhiên, cho đến thời điểm tiến hành kiểm toán, Công ty C vẫn cha đợc sự cho phép đi vào hoạt động, do đó các Báo cáo tài chính của Công ty AASC đợc trình bày trên cơ sở giả thiết rằng Công ty vẫn hoạt động liên tục. Ngoài sự kiện này không có sự kiện nào đặc biệt xảy ra sau ngày kết thúc niên độ cho đến thời điểm kiểm toán.
Căn cứ vào các dấu hiệu biểu hiện tính liên tục hoạt động bị vi phạm đợc liệt kê trong Chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 570 - “Tính liên tục của hoạt động kinh doanh” cũng nh nội dung tác giả đã trình bày trong chơng I (mục 1.1), kiểm toán viên AASC kết luận rằng sự kiện nói trên có thể ảnh hởng đến tính liên tục hoạt động của Công ty. Trên cơ sở đó kiểm toán viên đã tiến hành một số thủ tục kiểm toán nh hỏi Ban giám đốc, thu thập th giải trình của Ban giám đốc, điều tra ... để xác định xem liệu có thể có rủi ro phát sinh từ sự kiện này hay không, nếu có thì mức độ ảnh hởng đến Báo cáo tài chính nh thế nào và đánh giá xem sự kiện này có đợc phản ánh thích hợp vào Báo cáo tài chính hay không.
Đối với Công ty cổ phần B, sau khi áp dụng kết hợp tất cả các thủ tục cần thiết đã liệt kê ở trên, kiểm toán viên đã xác định đợc một số sự kiện sau ngày kết thúc niên độ cần phải lu ý:
1. Tháng 2 năm 2003 xảy ra một vụ kiện do vi phạm tranh chấp bản quyền tác phẩm đang chờ xét xử mà Công ty Liên doanh IVT - một đơn vị thành viên của Công ty B có quyền và nghĩa vụ liên quan.
2. Đầu năm 2003 trên thị trờng Thành phố Hồ Chí Minh xuất hiện hàng loạt các trung tâm, các Công ty TNHH cung cấp cùng loại dịch vụ với trung tâm quảng cáo và chế bản điện tử - đơn vị thành viên của Công ty B tạo ra môi trờng cạnh tranh quyết liệt làm thu hẹp thị trờng.
Sau khi áp dụng các thủ tục kiểm toán bổ sung kiểm toán viên nhận thấy các sự kiện trên đều có ảnh hởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính tuy nhiên không đòi hỏi phải điều chỉnh mà cần đợc thuyết minh trong Báo cáo tài chính. Nếu việc thuyết minh này không phù hợp sẽ gây ảnh hởng rất lớn cho các đối t- ợng sử dụng Báo cáo tài chính của Công ty B. Loại trừ các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ, ngời đọc Báo cáo tài chính có thể kết luận rằng Công ty cổ phần B đã hoạt động tốt, tính liên tục hoạt động không bị vi phạm và có thể tin vào kết quả hoạt động năm 2003 của Công ty, từ đó họ sẽ đa ra những quyết định đầu t sai lầm.
Nguyên tắc 1 kiểm toán quốc tế - “Mục đích và phạm vi của kiểm toán Báo cáo tài chính”, đoạn 3 quy định: “ý kiến của kiểm toán viên giúp cho việc thiết lập tín nhiệm đối với các Báo cáo tài chính. Đơng nhiên ngời sử dụng sẽ không cho rằng ý kiến của kiểm toán viên là một sự đảm bảo cho sự vững chắc trong t- ơng lai của một đơn vị” [7, 215].
Nh vậy tính liên tục hoạt động cũng là một vấn đề quan trọng cần đợc xem xét trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm đa ra thông báo đầy đủ nhất cho ngời sử dụng thông tin tài chính về khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tơng lai chứ không phải để chắc chắn rằng trong tơng lai doanh nghiệp sẽ hoạt động có hiệu quả.