0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Kết luận chương

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN DẠY HỌC THEO HƯỚNG SỬ DỤNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TRONG QUANG HỌC (Trang 100 -103 )

II. CHUẨN BỊ 1 G

3.3.3. Kết luận chương

Dựa vào kết quả TNSP, chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau:

1. Chất lượng học tập phần quang học của HS lớp thực nghiệm cao hơn hẳn lớp đối chứng, cụ thể như sau:

- Điểm trung bình cộng của HS lớp thực nghiệm (7,061) cao hơn điểm trung bình HS lớp đối chứng (5,86).

- Hệ số biến thiên của lớp thực nghiệm (26,34%) nhỏ hơn lớp đối chứng (38,22%), điều đó chứng tỏ rằng mức độ phân tán quanh điểm trung bình cộng của lớp thực nghiệm nhỏ hơn lớp đối chứng.

- Các đường lũy tích của lớp thực nghiệm nằm ở bên phải và phía dưới các

đường lũy tích của lớp đối chứng, chứng tỏ chất lượng học tập của lớp thực nghiệm tốt hơn.

2. Nếu GV sử dụng CHTN trong dạy học một cách hợp lí sẽ phát huy tính tích cực của HS vì các HS được trao đổi, tranh luận, tự tìm kiếm kiến thức, tự mình có thể thiết kế các CHTN dạng bài tập. Qua đó càng giúp các em phát triển thêm kĩ

năng tìm kiếm thông tin, xử lí thông tin, làm cho các em tự tin hơn trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay.

3. HS có hứng thú trong lúc học tập trên lớp và ở nhà thì tích cực chuẩn bị

phiếu học tập để tự mình tìm kiếm kiến thức trong sách giáo khoa. HS hoạt động nhóm cũng tốt hơn. Các bạn cùng giúp nhau tiến bộ và cùng thi đua học tập.

KẾT LUẬN

Luận văn đã thực hiện được các mục tiêu đặt ra và thu được các kết quả khoa học như sau:

1. Đã xây dựng CHTN cho 9 bài của hai chương “Khúc xạ ánh sáng” và “Mắt và các dụng cụ quang học” trong chương trình Vật lý 11 THPT nâng cao.

2. Đã xây dựng phương án dạy học có sử dụng CHTN cho 9 bài của hai chương “Khúc xạ ánh sáng” và “Mắt và các dụng cụ quang học” trong chương trình Vật lý 11 THPT nâng cao.

3. Kết quả TNSP đã chứng tỏ khi sử dụng CHTN trong dạy học thì chất lượng

đào tạo được nâng cao:

- Phát huy được tính tích cực học tập của học sinh.

- Điểm trung bình của học sinh lớp thực nghiệm (7,061) cao hơn điểm trung bình của lớp học đối chứng (5,86).

- Sự phân bốđiểm xung quanh điểm trung bình lớp thực nghiệm đồng đều hơn đối với lớp đối chứng.

4. Về mặt phương pháp, các kết quả trên đây có thể áp dụng cho việc dạy và học ở các chương khác của chương trình Vật lý THPT. Nội dung của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên sư phạm, học viên cao học và giáo viên vật lý ở các trường THPT trong quá trình giảng dạy.

5. Một số ý kiến đề nghị:

- Ta có thể sử dụng thêm các phương tiện hiện đại để hỗ trợ việc giúp HS lựa chọn các đáp án và tạo hứng thú cho HS bằng cách thiết kế CHTN mà các lựa chọn sẽ là một đoạn phim chẳng hạn. Điều này thì ở đề tài này chưa làm được vì thời gian có hạn.

- Nâng cao vai trò tự học, tự nghiên cứu tài liệu của HS dưới sự hướng dẫn của GV vì GV không thể dạy tất cả các kiến thức trình bày trong sách giáo khoa được.

- Xây dựng hệ thống mục tiêu của khối, của chương và từng bài thật chi tiết nhằm giảng dạy tốt hơn.

- Khuyến khích HS thiết kế các CHTN (có đầu tư thời gian) nhằm đóng góp cho việc xây dựng ngân hàng CHTN.

- Kết hợp với các phần mềm tạo ra sân chơi khoa học vật lý giúp các em hứng thú hơn trong học tập và nhớ lâu hơn các kiến thức vật lý đã học.

- Xây dựng bộ câu hỏi vì sao có liên quan đến kiến thức các em đã học dễ vận dụng vào trả lời sẽ giúp các em thấy rõ vai trò của vật lý trong đời sống.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN DẠY HỌC THEO HƯỚNG SỬ DỤNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TRONG QUANG HỌC (Trang 100 -103 )

×