Công ty cần chú trọng hơn nữa công tác lập báo cáo quản trị có tác dụng giúp chủ doanh nghiệp định hướng cho quá trình kinh doanh của mình nhằm phát huy hết tác dụng của loại báo cáo này.
a) Lập kế hoạch: là nhiệm vụ quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ, là nguồn gốc ra các quyết định ngắn hạn và dài hạn của nhà quản trị. Nếu khâu lập kế hoạch được thực hiện tốt sẽ giúp cho công ty có hướng đi đúng đắn trong hoạt động kinh doanh, phát huy tối đa tiềm năng, hạn chế rủi ro và khắc phục được nhược điểm của mình. Nếu không có kế hoạch, doanh nghiệp hoạt động không có phương hướng, không hiệu quả.
Việc lập kế hoạch của doanh nghiệp có thể được thực hiện qua các dự toán sản xuất kinh doanh.
Dự toán sản xuất kinh doanh là những dự kiến những phối hợp chi tiết, chỉ rõ cách huy động và sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp trong
từng thời kỳ và được biểu diễn bằng một hệ thống chỉ tiêu dưới dạng số lượng và giá trị.
Các dự toán này cung cấp phương tiện thông tin một cách có hệ thống về toàn bộ kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp; cung cấp các mục tiêu xác định để làm căn cứ đánh giá việc thực hiện kế hoạch sau này. Đồng thời giúp cho nhà quản trị phân tích kết quả thực hiện so với dự toán để từ đó phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu, những đình trệ tiềm ẩn trong khâu sản xuất hoặc tiêu thụ trước khi nó xảy ra, để có biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với phần hành kế toán tiêu thụ hàng hóa, việc lập kế hoạch càng có ý nghĩa, vai trò quan trọng. Công ty có thể lập kế hoạch tiêu thụ hàng hóa thông qua việc xây dựng các dự toán như: Dự toán nhu cầu hàng hóa, dự toán về tiêu thụ hàng hóa, dự toán doanh thu bằng tiền...
Dự toán về nhu cầu hàng hóa trong kỳ nhằm xác định lượng hàng cần mua trong kỳ, được lập cho từng loại hàng hóa theo nguyên tắc trọng yếu, tức là phải chú ý tới những loại mặt hàng kinh doanh chính, có số vòng quay lớn, mức tiêu thụ cao.
Phương pháp lập như sau:
Chỉ tiêu Quý I Quý II Quý III Quý IV 1. Số lượng hàng hóa cần cho tiêu thụ
2. Số lượng hàng hóa cần dự trữ cuối kỳ 3. Số lượng hàng tồn đầu kỳ
4. Số lượng hàng cần mua trong kỳ (4 = 1 + 2 – 3)
Dự toán về tiêu thụ hàng hóa nhằm xác định doanh thu tiêu thụ dự kiến cho kỳ tới. Đây là dự toán được lập đầu tiên và là căn cứ để xây dựng các dự toán khác có liên quan. Dự toán này cũng là căn cứ để phân tích khả năng thỏa mãn nhu cầu thị trường về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.
Căn cứ để xây dựng dự toán tiêu thụ hàng hóa là:
Kết quả tiêu thụ hàng hóa của kỳ trước;
Kết quả nghiên cứu nhu cầu thị trường về hàng hóa của doanh nghiệp;
Căn cứ vào khả năng tiêu thụ của các loại hàng hóa thay thế khác trên thị trường;
Căn cứ vào khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của doanh nghiệp;
Căn cứ vào chính sách giá, marketing trong tương lai;
Căn cứ vào các chỉ tiêu phản ánh sự vận động của nền kinh tế (thu nhập bình quân đầu người, tổng sản phẩm xã hội)...
Phương pháp xác định :
Dự toán tiêu thụ được lập chi tiết cho từng loại hàng hóa
Dự toán doanh thu bằng tiền: phản ánh số tiền thu – chi trong kỳ. Việc lập dự toán này phụ thuộc vào phương thức thanh toán cũng như phương thức bán hàng của công ty.
Mặt khác, việc lập các báo cáo quản trị nội bộ là việc làm không thể thiếu. Công ty cần tiến hành lập và phân tích tình hình sử dụng chi phí đối với từng khâu, từng bộ phận cũng như phân tích hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán, tình hình công nợ...của mình trong từng thời kỳ để tìm ra những hướng đi đúng đắn và hiệu quả cho công ty. Hiện nay công ty kinh doanh 2 loại mặt hàng chính là hàng nội thất và thiết bị truyền hình, vậy công ty nên lập báo cáo bộ phận cho 2 sản phẩm này để có thể đánh giá được hiệu quả kinh doanh của từng mặt hàng.
Doanh thu tiêu
Chỉ tiêu Hàng nội thất Hàng thiết bị truyền hình Toàn doanh nghiệp 1.Doanh thu tiêu thụ
2.Chi phí khả biến 3.Số dư đảm phí
4.Chi phí cố định bộ phận 5. Số dư bộ phận
6.Chi phí cố định chung 7.Lợi nhuận thuần
Qua báo cáo bộ phận, nhà quản trị có thể thấy được tình hình sử dụng chi phí cũng như hiệu quả kinh doanh của từng mặt hàng. Từ đó có những chính sách kinh doanh hợp lý.
b) Các chiến lược công ty: Bên cạnh công tác lập kế hoạch, việc đề ra các chiến lược kinh doanh của công ty là hết sức cần thiết.
Hiện nay, tại công ty chưa có các chính sách giảm giá hay chiết khấu. Do đó, công ty nên bổ sung thêm các chính sách này vào công tác bán hàng nhằm thu hút khách hàng, khuyến khích khách hàng mua hàng tại công ty với số lượng lớn.
Để hạn chế việc bị khách hàng chiếm dụng vốn, công ty nên lập lịch thu tiền bán hàng. Lịch thu tiền bán hàng phải được lập cụ thể cho từng khách hàng nhằm theo dõi tiến độ thanh toán của từng khách hàng cũng như theo dõi khả năng thất thu của các khoản nợ. Điều này giúp kế toán lập dự phòng nợ phải thu khách hàng một cách chính xác. Đồng thời, phòng Kinh doanh cần thực hiện việc nghiên cứu khách hàng về khả năng tài chính, uy tín, vị thế cũng như tư cách của nhà quản trị đối tác một cách kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, công ty nên có chính sách nhiều mức chiết khấu thanh toán tùy thuộc vào giá trị hàng hóa và thời hạn thanh toán thay cho một mức chiết
khấu thanh toán như hiện nay. Ví dụ như: nếu giá trị hàng hóa mà khách hàng mua từ 5 – 10 triệu, thời hạn thanh toán 30 ngày. Nếu khách hàng thanh toán trước 30 ngày sẽ được hưởng mức chiết khấu thanh toán là 2%, thanh toán trước 15 ngày sẽ được hưởng mức chiết khấu 3%...Điều này sẽ tạo nên sự linh hoạt trong chính sách bán hàng, khuyến khích khách hàng thanh toán trước hạn và giảm thiểu rủi ro cho công ty.
Với tiềm năng mạnh, số vốn điều lệ lên tới 18 tỷ, công ty nên có chiến lược mở rộng thị trường tiêu thụ ra Miền Trung và Miền Nam – đây là những thị trường năng động và đầy tiềm năng với các doanh nghiệp nói chung và Quốc Minh nói riêng. Công ty nên xem xét việc mở chi nhánh, quảng cáo hình ảnh của công ty tới các đối tác ở khu vực này.