Giá trị vốn hóa thị trường

Một phần của tài liệu Đề tài: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM HIỆN NAY pptx (Trang 44 - 52)

Như đã nói ở trên, trong thời kỳ khó khăn, giá trị vốn hóa của thị trường nói

chung và của HNX nói riêng đã ngày càng giảm. Đầu tháng 3/2011, giá trị vốn hóa

của HNX là 110.240 tỷ đồng . Nhưng đến đầu tháng 6/2011, giá trị vốn hóa của HNX đã giảm còn 97.322 tỷ đồng, giảm tới 11,72% so với cách đây 3 tháng.

Bảng 2.5: GIÁ TRỊ VỐN HÓA CỦA 10 CÔNG TY NIÊM YẾT LỚN NHẤT TẠI SGDCKHN STT CK Giá hiện hành (đồng) Khối lượng cổ phiếu lưu hành hiện tại Giá trị vốn hoá (tỷ đồng) 1 ACB 20.900 937.673.976 19.597,39 2 PVS 16.700 297.802.094 4.973,29 3 VCG 12.900 300.000.000 3.870,00 4 SHB 8.000 481.083.361 3.848,67 5 NVB 8.500 330.373.485 2.808,17 6 PVX 11.100 250.000.000 2.775,00 7 HBB 8.000 300.000.000 2.400,00 8 PVI 15.000 158.101.864 2.371,53 9 KLS 10.500 202.500.000 2.126,25 10 VNR 14.200 100.827.658 1.431,75 Tổng Cộng 3.358.362.438 46.202,05

Tính đến ngày 26/07/2011, giá trị vốn hóa tiếp tục giảm chỉ còn 96.788 tỷ đồng. Trong đó, tổng giá trị vốn hóa của 10 công ty niêm yết lớn nhất là 46.202,05 tỷ đồng, chiếm 7,3% giá trị vốn hóa của toàn thị trường. Và ACB đang giữ vị trí đầu bảng với giá trị vốn hóa 19.597,39 tỷ đồng, chiếm 3,1% so với giá trị vốn hóa

của toàn thị trường.

2.1.3.3.Quy mô giao dịch

Quy mô thị trường giao dịch cổ phiếu niêm yết tại sở SGDCK Hà Nội tăng trưởng mạnh từ cuối năm 2005 với khối lượng giao dịch chỉ 20 triệu và 264,372 tỷ đồng. Đến cuối năm 2006 đã là 95 triệu và 3.917,384 tỷ đồng. Và quy mô vẫn tiếp

tục tăng mạnh qua các năm, cho đến năm 2010, khối lượng giao dịch đã lên đến

8.755 triệu và giá trị giao dịch lên đến 241.695 tỷ đồng. Nhưng năm 2011, diễn biến ảm đạm của TTCKVN trong 06 tháng đầu năm 2011 thể hiện rất rõ, HNX- Indexcũng đã thiết lập mức đáy mới trong lịch sử với 69 điểm ngày 25/5/2011 và

đến ngày 20/07/2011, SGDCK Hà nội chỉ đạt khối lượng giao dịch là 3.969 triệu

và giá trị giao dịch chỉ đạt 55.204 tỷ.

Bảng 2.6: QUY MÔ GIAO DỊCH TẠI SGDCK HÀ NỘI QUA CÁC NĂM Năm KLGD GTGD ( Tỷ đồng) 2005 20.423.383 264,372 2006 95.606.426 3.917,384 2007 441.897.704 9.485,611 2008 1.508.723.205 56.085,80 2009 3.765.101.919 141.434,15 2010 8.754.809.670 241.695,82 2011 3.968.500.807 55.204,05

2.1.3.4. Chỉ số giá chứng khoán

HNX-Index chính thức giao dịch vào ngày 14/07/2005 với mức điểm chào

sàn 100 điểm. Tuy nhiên, trong 6 phiên tiếp theo đó, HNX-Index đứng dưới phao số

0 và chỉ quay lên trên 100 vào ngày 1/8/2005.

Năm 2006, hoạt động giao dịch trở nên sôi nổi. Cuối năm 2006, HNX-Index chạm mốc 260 điểm, tăng trưởng 170% so với đầu năm.

Đến năm 2007, thị trường thực sự bùng nổ. Trong 3 tháng đầu năm, HNX-Index đã

đạt mức đỉnh 459,36 điểm. Nhưng đến 24/4/2007, HNX-Index đã rớt xuống mốc 321,44 điểm, giảm 30% so với mức đỉnh. Thị trường tiếp tục sụt giảm cho đến ngày 23/8/2007, HNX-Index chỉ còn 247,37 điểm. Vào những tháng cuối năm, thị trường bắt đầu phục hồi, đến ngày 1/10/2007, HNX-Index chạm mức 393,59 điểm. Và kết thúc phiên giao dịch cuối năm, HNX-Index khép lại với mức 323,66 điểm.

Nguồn www.stockbiz.vn- Ngày 26/07/2011

Biểu đồ 2.5: HNX-INDEX QUA CÁC NĂM 2007-2011

Trong 6 tháng đầu năm 2008, HNX-Index giảm mạnh. Từ đó đến đầu tháng

9, thị trường có sự phục hồi ngắn hạn, HNX-Index có những phiên tăng điểm kéo

dài. Tuy nhiên, từ tháng 9 đến cuối năm, do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, HNX-Index giảm điểm mạnh mẽ , chạm đến ngưỡng 100 điểm.

Sang năm 2009, HNX-Index tiếp tục giảm, về dưới mốc 100 điểm, xuống

mức thấp nhất trong lịch sử là 78,06 điểm vào ngày 24/2/2009. Nhưng bước sang

tháng 3/2009, thị trường đã tăng điểm trở lại cho đến tháng 7/2009 thì lại giảm

xuống. Từ tháng 8 đến tháng 11/2009, thị trường lại có đợt tăng giá thứ hai. Càng về cuối năm, thị trường lại giảm điểm. Đến 31/12/2009, HNX-Index đóng cửa ở

mức 168,17 điểm.

Trong 3 tháng đầu năm 2010, HNX-Index tiếp tục giảm. Đến ngày 31/03/2009, HNX-Index đạt mức 160,55 điểm, giảm 7,62 điểm so với cuối năm

2009. Cho đến cuối năm, thị trường lại giảm. Đóng cửa phiên giao dịch ngày cuối

cùng của năm 2010, HNX-Index ở mức 114,24 điểm giảm 32% so với mức đóng

cửa cuối năm 2009.

Nguồn: www.cophieu68.com

Biểu đồ 2.6: DIỄN BIẾN CỦA HNX-INDEX TRONG NĂM 2011

Năm 2011, HNX-Index lại tiếp tục giảm. Ngày 4/1/2011, HNX-Index là

113,4 điểm. Vào ngày 9/3/2011, HNX-Index còn 88,45 điểm. Sau đó, tăng lên lại

trên ngưỡng 90 điểm và tiếp tục giảm cho đến 25/5/2011, HNX-Index thiết lập mức đáy mới là 69,01 điểm, xuyên thủng mức đáy trước đây. Thị trường sau đó tiếp tục

tăng quanh ngưỡng 70 lên tới 80,87 vào ngày 13/6/2011, tiếp theo đó lại giảm

xuống. Đến ngày 29/ 7/2011, HNX-Index suýt chạm đáy, ở rất gần đáy 69,55 điểm.

Đến 1/8/2011, HNX-Index xác lập đáy thấp nhất lịch sử sau khi giảm -0.95 điểm (- 1.37%) xuống 68,6 điểm.

2.1.4. Đánh giá TTCKVN sau 10 năm hoạt động 2.1.4.1. Những thành tựu

Về khung pháp lý, thể chế chính sách, Luật Chứng khoán tạo được khuôn

khổ pháp lý cao, đồng bộ và thống nhất cho hoạt động của TTCK, phù hợp hơn với

luật pháp, thông lệ quốc tế, tạo nền tảng cho TTCKVN khả năng hội nhập với các

thị trường vốn quốc tế và khu vực; tăng cường tính công khai minh bạch cho thị trường và nâng cao khả năng quản lý giám sát thị trường của CQQLNN.

Quy mô thị trường tăng trưởng mạnh mẽ và vững chắc, từng bước đóng vai

trò là kênh quan trong dẫn vốn trung và dài hạn, đóng góp tích cực cho sự nghiệp

công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Công tác cổ phần hoá DNNN được gắn

kết với việc huy động vốn từ công chúng đầu tư, góp phần thúc đẩy nhanh việc sắp

xếp khu vực DNNN theo tiến trình cải cách nền kinh tế của Chính phủ và huy động

vốn cho ngân sách nhà nước. Thực tế, việc gắn kết công tác cổ phần hóa DNNN với

công tác tạo hàng cho TTCK là nhân tố chủ đạo quyết định thành công trong việc

tạo ra một nguồn hàng phong phú, góp phần thúc đẩy tăng trưởng quy mô của thị trường. Ngoài ra, hoạt động phát hành trái phiếu qua SGDCK cũng trở thành một kênh huy động vốn quan trọng cho Chính phủ.

Về niêm yết và giao dịch chứng khoán, TTCK đã có sự tăng trưởng không

chỉ về quy mô niêm yết mà cả về tính thanh khoản của thị trường. Hệ thống giao

dịch TPCP tách biệt khỏi hệ thống giao dịch cổ phiếu và với nhiều đặc điểm mới, được phát triển phù hợp với các đặc thù của giao dịch trái phiếu đã khắc phục một

Về hệ thống cơ sở nhà đầu tư, số lượng các nhà đầu tư tham gia TTCK gia tăng đáng kể. Từ khoảng gần 3000 tài khoản nhà đầu tư tham gia khi mới mở cửa

thị trường vào năm 2000, tính đến nay đã có trên 90.000 tài khoản giao dịch, trong đó số nhà đầu tư tổ chức trong nước là 2.662, số nhà đầu tư cá nhân trong nước là 807.558, số nhà đầu tư nước ngoài là hơn 13.000 nhà đầu tư.

Hệ thống các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán phát triển nhanh về quy mô và năng lực nghiệp vụ, với hệ thống mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch

trải khắp các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước, góp phần giúp công chúng đầu tư

tiếp cận dễ dàng hơn với TTCK, số lượng người hành nghề tăng nhanh, phù hợp với

sự tăng trưởng của các CTCK.

Về cơ cấu tổ chức, việc tách các SGDCK và TTLKCK trở thành pháp nhân

độc lập khỏi UBCKNN đã đạt được kết quả nhất định trong việc tách bạch chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động chứng khoán và chức năng tổ chức vận

hành TTCK. Việc phân chia thị trường tập trung thành hai thị trường bộ phận với

cùng một phương thức giao dịch dựa trên các điều kiện niêm yết về lợi nhuận và vốn điều lệ trong giai đoạn đã góp phần quan trọng mở rộng thị trường có tổ chức, phát huy tính năng động của các SGDCK trong việc thu hút các doanh nghiệp vào niêm yết, đăng ký giao dịch.

Về hoạt động quản lý, giám sát thị trường, công tác quản lý Nhà nước và

điều hành TTCK được thực hiện tương đối linh hoạt, bảo đảm TTCK vận hành an toàn và phát triển ổn định, từng bước nâng cao năng lực giám sát và cưỡng chế thực thi quy định của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NĐT. Hoạt động

quản lý và giám sát TTCK lấy việc bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư là nòng cốt; các

chính sách quản lý TTCK đã thể hiện mục tiêu tăng cường tính công khai, minh

bạch, từng bước áp dụng các thông lệ về quản trị công ty tốt và thiết lập cơ chế

giám sát TTCK chuyên sâu, chuyên nghiệp theo thông lệ quốc tế. Công tác thanh

thị trường; giám sát tuân thủ các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết; giám sát tuân thủ của các SGDCK, TTLKCK. Bên cạnh đó, giám sát giao dịch trên TTCK nhằm

phát hiện các hành vi lạm dụng thị trường, thanh tra thực hiện chức năng cưỡng chế

thực thi.

2.1.4.2. Những vấn đề còn tồn tại

Luật chứng khoán vẫn còn hẹp về phạm vi điều chỉnh, chỉ bao hàm những

nội dung cơ bản và chưa bao quát mọi hoạt động trên TTCK theo thông lệ quốc tế.

Một số quy định của văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán còn chồng chéo, chưa

thống nhất với các văn bản pháp luật khác. Bên cạnh đó, việc ban hành các quy

định pháp lý nhìn chung có độ trễ so với mục tiêu đề ra, nhiều quy định tại Luật

Chứng khoán chưa được hướng dẫn thực hiện,…

Hoạt động phát hành của các công ty đại chúng vẫn còn mang tính tự phát,

không hoàn toàn dựa trên nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp, làm giảm hiệu

quả sử dụng vốn. Nhiều tổ chức phát hành huy động vốn trên TTCK để đầu tư trở

lại vào chứng khoán mà không phải để mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần tạo

nên bong bóng thị trường và rủi ro mất vốn khi thị trường sụt giảm. Hoạt động chào bán riêng lẻ không có sự điều chỉnh đầy đủ của pháp luật và quản lý của các cơ

quan có thẩm quyền dẫn đến các hành vi lạm dụng, ảnh hưởng đến sự lành mạnh

của TTCK. Bên cạnh đó, việc tuân thủ chào bán ra công chúng phải đăng ký với

UBCKNN còn hạn chế đã tạo nên những rủi ro tiềm ẩn cho TTCK. Hoạt động phát hành TPCP còn nhiều bất cập, công tác kế hoạch hoá phát hành trái phiếu chưa tốt, cơ chế phát hành trái phiếu còn nhiều bất cập, chưa có các tổ chức tạo lập thị trường TPCP đúng nghĩa để đảm bảo thành công cho các đợt phát hành cũng như tạo tính

thanh khoản cho thị trường thứ cấp. Thiếu đường cong lợi suất chuẩn và tổ chức định mức tín nhiệm.

Thị trường giao dịch cổ phiếu còn nhiều biến động và hạn chế về tính thanh

yết trên TTCK chưa đa dạng, chất lượng chưa cao như chưa có các sản phẩm phái

sinh, các sản phẩm đầu tư tập thể và cũng chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư và phòng ngừa rủi ro của NĐT. Các dịch vụ tiện ích cho nhà đầu tư trên thị trường còn nghèo

nàn như chưa có nghiệp vụ bán khống, vay ký quỹ, bán trước ngày hoàn thất giao

dịch, tính minh bạch của thị trường chưa đáp ứng nhu cầu của công chúng đầu tư.

Hệ thống nhà đầu tư chưa đa dạng, cấu trúc cầu đầu tư chưa bảo đảm sự tăng trưởng một cách bền vững. Hệ thống nhà đầu tư tổ chức chưa phát triển làm hạn chế

sự phát triển của TTCK.

Số lượng các tổ chức kinh doanh và cung cấp dịch vụ cho TTCK tăng quá

nhanh, với năng lực về vốn và chuyên môn còn hạn chế, tiềm ẩn rủi ro hệ thống và

chưa tương xứng với hiệu quả hoạt động chung của thị trường.

Việc tái cấu trúc lại thị trường bước đầu được thực hiện để khắc phục sự

thiếu đồng bộ và tạo sự phân định của thị trường, nhưng đây vẫn là hạn chế lớn nhất

của TTCKVN. Thêm vào đó, mô hình phân chia thị trường tập trung thành hai thị trường bộ phận với cùng một phương thức giao dịch dựa trên các điều kiện niêm yết về lợi nhuận và vốn điều lệ đã và đang làm tăng chi phí xã hội, chưa phù hợp

với xu thế quốc tế là sáp nhập, hợp nhất để tăng sức cạnh tranh và gây khó khăn cho

công tác phát triển chiều sâu để khai thác tối đa hệ thống công nghệ và đa dạng hóa

các loại hình dịch vụ, sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khác nhau của thị trường.

Công tác quản lý, điều hành TTCK vẫn còn một số tồn tại và hạn chế nhất định như công tác ban hành các văn bản pháp luật, các chính sách điều hành thị trường chưa linh hoạt, còn bị động và chậm so với yêu cầu thực tiễn phát triển của

2.2.Rủi ro trong đầu tư trên TTCKVN

Một phần của tài liệu Đề tài: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM HIỆN NAY pptx (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)