III. Mô hình phân tích định lượng
Mô hình hồi quy tuyến tính
Phân tích hồi quy quan tâm:
Ước lượng giá trị trung bình của biến phụ
thuộc (Y) với giá trị đã cho của biến độc lập (Xi): E(Y/Xi)
Kiểm định giả thiết về bản chất của sự phụ
thuộc
Dự đoán giá trị trung bình của biến phụ
thuộc khi biết giá trị của các biến độc lập
Mô hình hồi quy tuyến tính
Hồi quy và tương quan:
Phân tích hồi quy đo mức độ quan hệ tuyến tính giữa hai biến; ước lượng hay dự báo một biến trên cơ sở giá trị đã cho của một biến
khác; các biến không có tính đối xứng; biến phụ thuộc là đại lượng ngẫu nhiên, biến giải thích là phi ngẫu nhiên.
Phân tích tương quan không có sự phân biệt giữa các biến, chúng có tính chất đối xứng.
Mô hình hồi quy tuyến tính
Hàm hồi quy và quan hệ nhân quả:
Quan hệ nhân quả nếu biến X là nguyên nhân mang lại kết quả Y và ngược lại, nếu có kết quả Y thì có thể suy luận do nguyên nhân X.
Quan hệ nhân quả tồn tại dựa trên các xác lập của lý thuyết kinh tế.
Phân tích hồi quy không nhất thiết phải là phân tích quan hệ nhân quả
Mô hình hồi quy tuyến tính
Quan hệ thống kê và quan hệ hàm số:
Phân tích hồi quy nghiên cứu quan hệ thống kê của một biến phụ thuộc vào một biến (hay nhiều biến) độc lập theo nghĩa, ứng với một giá trị của biến độc lập có thể có nhiều giá trị khác nhau của biến phụ thuộc. Đo đó biến phụ thuộc là đại lượng ngẫu nhiên. Có phân phối xác suất.
Quan hệ hàm số: Ứng với mỗi giá trị của biến độc lập có duy nhất một giá trị của biến phụ thuộc; các biến số không phải là ngẫu nhiên.
Mô hình hồi quy tuyến tính
Tên Mô hình Dạng mô hình
Tuyến tính Y=β1+β2X
Tuyến tính log (log-linear) LnY=β1+β2LnX Log – lin LnY=β1+β2X Lin – log Y=β1+β2LnX Nghịch đảo Y=β1+β2(1/X)