Những thách thức đối với các CtyCK

Một phần của tài liệu IỀU KIỆN HUY ĐỐNG VỐN QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN pdf (Trang 43 - 54)

3. Những tồn tại và hạn chế của thị trường chứng khoán ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn

3.5. Những thách thức đối với các CtyCK

Với kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2007 khá vượt trội của nhiều CtyCK trong bối cảnh thị trường rơi vào xu thế trầm lắng, kéo dài sang các tháng của quý III/2007, đã phần nào phản ảnh rõ nét những bước đi vững chắc của các khối CtyCK. Sự ra đời của hàng loạt các CtyCK đã góp phần đáp ứng được nhu cầu dịch vụ cho số lượng đông đảo nhà đầu tư đang ngày một gia tăng, đồng thời tạo ra áp lực cạnh tranh buộc các CtyCK phải tự hoàn thiện mình, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng và đảm bảo lợi ích cho khách hàng.

Mặc dù vậy, do hiện nay tỷ lệ người dân Việt Nam tham gia đầu tư chứng khoán vẫn còn rất nhỏ, nên việc số lượng các CtyCK gia tăng nhanh trong một khoảng thời gian khá ngắn đã dẫn đến một số công ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Với khả năng tài chính và kinh nghiệm còn hạn chế, vì mục tiêu lợi nhuận của mình một số CtyCK đã sử dụng những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh, gây ra những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chung của thị trường, tạo tâm lý lo ngại cho các nhà đầu tư. Trên thực tế, hiện nay với số lượng trên 60 CtyCK được cấp phép và đi vào hoạt động nhưng phải chia nhau một thị trường quá nhỏ chỉ với trên dưới 250.000 khách hàng (là các nhà đầu tư, tổ chức và cá nhân, trong khi đó các CtyCK lớn và hoạt động lâu năm như SSI, VCBS, ACBS, BCVS, SBS... đã thâu tóm khoảng 85% lượng khách hàng, những CtyCK mới và quy mô vốn nhỏ phải chật vật chia nhau 15% thị phần còn lại (chưa kể số CtyCK mới đang nộp hồ sơ chờ cấp phép tại UBCKNN). Nhiều CtyCK đã phải bỏ ra hàng chục tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị, thuê mặt bằng... nhưng thực tế hoạt động trong thời gian gần đây số lượng khách hàng đến đầu tư không đáng kể, khiến nhiều CtyCK bị thâm hụt vốn sở hữu.

Để hút khách trên thị trường, nhiều công ty đã mở rộng dịch vụ repo và hạ phí... Tuy nhiên, nóng bỏng hơn cả là cuộc đua hạ phí. Theo quy định, phí giao dịch thu từ các nhà đầu tư là 0,5% trên giá trị giao dịch. Nhưng hiện nay đã bị một số CtyCK hạ đến mức thấp nhất, thậm chí có CtyCK không thu phí trong 3 tháng đầu hoạt động. Đặc biệt, nhiều CtyCK mới thành lập đã

sử dụng chiêu khuyến mại bằng cách tặng tiền cho khách hàng mở tài khoản giao dịch tại công ty và trừ dần vào phí giao dịch. Trên thực tế trong thời gian gần đây, thông tin về việc giảm, miễn phí giao dịch của các CtyCK liên tục được công bố trên thị trường. Trong đó, tất cả các CtyCK lớn nhỏ lần lượt vào cuộc, dù đây là nguồn thu đáng kể, nhất là với những thành viên mới hoạt động. Cuộc cạnh tranh phí giao dịch được giới chuyên môn nhận định là đang ở hồi căng thẳng. Đỉnh điểm của cuộc đua giảm phí giao dịch giữa các CtyCK tập trung từ đầu tháng 9 này, nhân dịp kỷ niệm ngày Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9. Mức giảm phổ biến từ 1/2 phí giao dịch hiện hành; một số miễn phí 100%. Với CtyCK, đây là một hình thức khuyến mãi, kéo nhà đầu tư đến sàn giao dịch... Nhưng với nhiều công ty nhỏ, mới tham gia thị trường, kinh doanh đang lỗ thì việc giảm phí sẽ là một gánh nặng lớn.

Ngoài việc khó khăn về chiếm lĩnh thị phần, sự thiếu hụt nguồn nhân lực cũng đặt các CtyCK vào những tình thế khó khăn. Tính đến thời điểm 30/6/2007, số nhân viên được UBCKNN cấp Chứng chỉ hành nghề chứng khoán đạt khoảng 650 người. Tuy nhiên, do có nhiều CtyCK được cấp phép trong những tháng cuối năm 2006 và có khoảng trên 80 Hồ sơ đề nghị thành lập CtyCK đã được gửi UBCKNN nên số người hành nghề chứng khoán đã được cấp Chứng chỉ hành nghề chứng khoán tại các công ty lại càng thiếu hụt. Mặt khác, do Quy chế hành nghề chứng khoán chưa chính thức ban hành nên tại một số công ty, một số người hành nghề đã có Hồ sơ hợp lệ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề nhưng chưa được cấp. Bên cạnh đó, một số công ty có số người hành nghề tương đối ít so với yêu cầu tối thiểu theo quy định, giữa các CtyCK có xu hướng dịch chuyển, thu hút, lôi kéo nhân viên hành nghề...

III.Khản năng huy động vốn qua thị trường chứng khoán tại Vn trong giai đoạn 2010 -> 2020

1.Vài nét Sơ bộ chiến lược phát triển thị trường chứng khoán 2011-2020

Đề án phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2011-2020 đã được Ủy ban Chứng khoán xây dựng và trình Bộ Tài chính, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhằm định hướng phát triển thị trường chứng khoán theo một quỹ đạo an toàn và bền vững hơn. Đề án

phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2011-2020 chính là Cơ sở cho nhà đầu tư là một trọng tâm của chiến lược phát triển thị trường chứng khoán trong giai đoạn 2010- 2020.

Sau những thành tựu nổi bật đã đạt được trong 10 năm qua, việc nhận diện hạn chế và xây dựng một chiến lược phát triển thị trường chứng khoán cho giai đoạn tới là điều cần thiết, khi thị trường chứng khoán có vẻ như đã đạt tới những ngưỡng cuối cùng theo định hướng phát triển trước đây.

Ông Nguyễn Thành Long, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý quỹ - Ủy ban Chứng khoán cho biết. “Sự phát triển mạnh trải theo bề rộng của thị trường chứng khoán, sự phát triển về lượng trong giai đoạn 2000-2010 đã giúp thị trường chứng khoán thăng hoa và sẽ tạo đà cho sự phát triển của thị trường chứng khoán trong thập kỷ sắp tới nếu tìm được đúng điểm nhấn. Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán trong giai đoạn tới vì vậy, vừa phải kế thừa những nội dung tốt nhằm duy trì sự phát triển này, mặt khác, phải xác định các điểm đột phá nhằm thúc đẩy sự phát triển theo một định hướng mới căn bản hơn, phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, đáp ứng nhu cầu thị trường và nhu cầu của cả nền kinh tế”

Trả lời phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí về khả năng phát triển của TTCK trong năm 2012, Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho biết ,” quan điểm nhất quán của Bộ Tài chính coi TTCK là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, song hành với sự phát triển của thị trường tín dụng, thì TTCK cũng đồng hành với thị trường tín dụng để tài trợ vốn cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho nền kinh tế. TTCK là phong vũ biểu đo lường kinh tế vĩ mô, ngược lại, kinh tế vĩ mô mà tốt thì cũng là yếu tố thúc đẩy thị trường chứng khoán ổn định, tăng trưởng và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động được nhiều vốn trên thị trường. Chính vì vậy, mục tiêu tổng quát nhất trong năm 2012 đối với nền kinh tế nói chung, chính sách tài khóa cũng như thị trường vốn trên TTCK nói riêng, Bộ Tài chính kiên trì thực hiện quyết liệt chương trình hành động Nghị quyết 01 của chính phủ; Thực hiện chính sách tài khóa hiệu quả nhưng linh hoạt và phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ giúp cho nền kinh tế vi mô của Việt Nam đi vào ổn định, kiểm soát lạm phát dưới 2 con số; Đồng thời bắt đầu quá trình tái cấu trúc nền kinh tế một cách mạnh mẽ.”

Điểm đột phá của chiến lược phát triển thị trường chứng khoán trong giai đoạn 2011-2020, chính là sự phát triển về chất của thị trường chứng khoán. Với tinh thần đó, chiến lược này một mặt vẫn phải bao hàm đầy đủ các giải pháp phát triển mà Ủy ban Chứng khoán, Bộ Tài chính đã và đang thực hiện, mặt khác, có nhấn mạnh một cách rõ nét hơn các giải pháp mang tính đột phá, tạo một diện mạo mới cho quá trình phát triển của thị trường chứng khoán.

Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn sắp tới sẽ hướng tới mục tiêu: tăng quy mô, củng cố tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán, phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt từ 70% đến 100% GDP vào năm 2020, tăng tính hiệu quả cho thị trường trên cơ sở tái cấu trúc tổ chức thị trường chứng khoán, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, chuyên nghiệp hóa việc tổ chức và vận hành hạ tầng công nghệ thông tin, nâng cao sức cạnh tranh của các định chế trung gian thị trường, các tổ chức phụ trợ thị trường và của thị trường chứng khoán Việt Nam, tăng cường năng lực quản lý, giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm, củng cố lòng tin của nhà đầu tư...

Để đạt được những mục tiêu trên, giải pháp đầu tiên được tính đến là: hoàn thiện khung pháp lý và nâng cao năng lực quản lý. Trong đó, giai đoạn 2011-2013 tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản trên cơ sở Luật Chứng khoán và Luật Chứng khoán sửa đổi..., tiến tới xây dựng Luật Chứng khoán thế hệ thứ hai vào năm 2015 với mức độ tự do hóa hoạt động thị trường cao hơn. Đồng thời, là việc cải thiện chất lượng và đa dạng hóa nguồn cung thông qua việc: từng bước nâng cao điều kiện niêm yết, củng cố chế độ công bố thông tin theo lớp trên cơ sở quy mô vốn và số lượng cổ đông của các công ty đại chúng, thể chế hóa các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về quản trị công ty, quản trị rủi ro và bảo vệ nhà đầu tư thiểu số...

Cùng với đó, chiến lược cũng tập trung vào việc phát triển nhà đầu tư tổ chức (quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, quỹ bảo hiểm), coi việc phát triển nhà đầu tư tổ chức là giải pháp mang tính đột phá nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán.

Cơ sở cho nhà đầu tư là một trọng tâm của chiến lược phát triển thị trường chứng khoán trong giai đoạn 2010-2020, trong đó đặc biệt chú ý phát triển: hệ thống các loại hình quỹ đầu tư như quỹ mở, quỹ đóng, quỹ ETF, quỹ bất động sản..., khuyến khích phát triển các sản phẩm liên kết bảo hiểm và triển khai hệ thống các quỹ hưu trí tự nguyện, hướng tới hệ thống an sinh xã hội dựa trên ba trụ cột theo thông lệ quốc tế... Đồng thời, tiếp tục khuyến khích sự tham gia của nhà đầu tư cá nhân, khai thác cơ sở nhà đầu tư nước ngoài, theo hướng tập trung khuyến khích tổ chức đầu tư nước ngoài có mục tiêu đầu tư dài hạn.

Ngoài ra, chiến lược cũng đề cao giải pháp mang tính chiến lược như: nâng cao năng lực và sức cạnh tranh cho hệ thống các tổ chức trung gian thị trường, đặc biệt chú trọng tới việc nâng cấp và chuẩn hóa hệ thống quản trị rủi ro tại các tổ chức này theo thông lệ quốc tế, củng cố lòng tin thị trường, đa dạng hóa và đồng bộ hóa cấu trúc thị trường, tập trung phát triển thị trường trái phiếu chính phủ, từng bước phát triển thị trường trái phiếu công ty và thị trường phái sinh, kết hợp với việc tái cấu trúc tổ chức thị trường, hướng tới một hệ thống thị trường hoàn thiện và hiện đại hóa.

2.Mục tiêu và Giải pháp của Thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2020 2.1.Mục tiêu của TTCKVN trong giai đoạn tới được đặt ra như sau:

• Một là, phát triển thị trường chứng khoán phải dựa trên chuẩn mực chung của thị trường và các thông lệ quốc tế tốt nhất, phù hợp với điều kiện thực tế và định hướng phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, tích cực hội nhập với thị trường tài chính khu vực và quốc tế.

• Hai là, phát triển TTCK đồng bộ, toàn diện, hoạt động hiệu quả, vận hành an toàn, lành mạnh, vừa góp phần huy động vốn cho đầu tư phát triển của xã hội vừa tạo ra những cơ hội đầu tư sinh lợi, góp phần nâng cao mức sống và an sinh xã hội.

• Ba là, phát triển TTCK nhiều cấp độ, bảo đảm chứng khoán được tổ chức giao dịch theo nguyên tắc thị trường, có sự quản lý, giám sát của Nhà nước; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và có chính sách khuyến khích các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán. • Bốn là, đa dạng hóa các sản phẩm, nghiệp vụ của thị trường, đảm bảo cho các tổ chức

kinh doanh, dịch vụ chứng khoán hoạt động an toàn, hiệu quả dựa trên nền tảng quản trị rủi ro và phù hợp với các chuẩn mực chung và thông lệ quốc tế. Từng bước tái cơ cấu hệ thống các trung gian thị trường trên nguyên tắc không gây xáo trộn lớn và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên thị trường.

• Năm là, phát triển TTCK trong mối tương quan với việc phát triển thị trường tiền tệ, thị trường bảo hiểm, nhằm tạo ra một hệ thống thị trường tài chính thống nhất, đồng bộ có sự quản lý, giám sát của nhà nước. Hoạt động quản lý, giám sát, điều hành và phát triển của các cơ quan quản lý nhà nước phải thống nhất về mục tiêu, mục đích, định hướng và giải pháp thực hiện.

• Sáu là, chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh, từng bước thu hẹp về khoảng cách phát triển giữa TTCK Việt Nam so với các thị trường khác trong khu vực và trên thế giới.

2.2.Giải pháp của Thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2020

• Thứ nhất, tăng quy mô, củng cố tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán, phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt từ 80% đến 110% GDP vào năm 2020. Phát triển thị trường trái phiếu trở thành một kênh huy động và phân bổ vốn quan trọng cho phát triển kinh tế. Chú trọng đặc biệt phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ để huy động vốn cho Ngân sách nhà nước và đầu tư xây dựng cơ bản. Củng cố một cách căn bản cầu đầu tư chứng khoán; phát triển và đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, phát triển hệ thống nhà đầu tư tổ chức, khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đầu tư dài hạn, tiếp tục phát triển hệ thống nhà đầu tư cá nhân. Ngoài ra, một thị trường dựa trên nền tảng vững chắc tạo ra bởi hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức trong nước chắc chắn sẽ trở nên linh hoạt hơn trước những cú sốc kinh tế và tài chính. Do đó, việc phát triển hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức trong nước cũng là một vấn đề then chốt cần được lưu ý để có thể giúp hệ thống tài chính phòng vệ chống lại ảnh hưởng của các cú sốc bên ngoài.

• Thứ hai, tăng tính hiệu quả của thị trường trên cơ sở tái cấu trúc TTCK, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, chuyên nghiệp hóa việc tổ chức và vận hành hạ tầng công nghệ thông tin. Từng bước hiện đại hóa các SGDCK với các hệ thống giao dịch, giám sát và công bố thông tin hiện đại và có khả năng kết nối với các SGDCK quốc tế; đa dạng hóa phương thức giao dịch và sản phẩm thị trường đáp ứng nhu cầu của thị trường. Việc tái cấu trúc TTCK phải có bước đi thích hợp nhằm phát huy tối đa vai trò của 2 SGDCK đối với sự phát triển của thị trường trong giai đoạn trước mắt, tiến tới thống nhất thị trường trong dài

hạn.Kiện toàn và phát triển hệ thống lưu ký, đăng ký, thanh toán, bù trừ theo chuẩn mực quốc tế; hiện đại hóa hoạt động của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, từng bước tham gia và kết nối vớiTTLKCK quốc tế và trong khu vực. Hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin tại các SGDCK, TTLKCK, cũng như các công ty chứng khoán và các tổ chức khác có liên quan, nhằm bảo đảm hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, thống nhất, tương thích và

Một phần của tài liệu IỀU KIỆN HUY ĐỐNG VỐN QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN pdf (Trang 43 - 54)