Thực trạng huy động vốn qua thị trường chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu IỀU KIỆN HUY ĐỐNG VỐN QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN pdf (Trang 37 - 40)

Chức năng chính của thị trường chứng khoán là giúp doanh nghiệp huy động vốn với chi phí thấp nhưng hiện kênh huy động này cũng hẹp dần. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã mất hai năm để tăng từ 500 điểm lên hơn 1.000 nhưng chỉ mất có một năm để quay về mốc 500 điểm. Sự biến đổi quá nhanh chóng đã khiến cho cả những nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư chuyên nghiệp lẫn những nhà quản lý trở tay không kịp.

Năm 2007, các doanh nghiệp Việt Nam đã huy động được 90.000 tỷ đồng vốn thông qua thị trường chứng khoán với các hoạt động phát hành, đấu giá trên thị trường chính thức. Đã có 179 công ty được phép chào bán 2,46 tỷ cổ phiếu ra công chúng, tương ứng với khoảng trên 48.000 tỷ đồng, gấp 25 lần so với năm 2006. Ủy ban CK cũng tổ chức phát hành được 3,468 triệu trái phiếu, tương ứng với 3.750 tỷ đồng cho 3 ngân hàng thương mại cổ phần; 25 triệu chứng chỉ quỹ, tương ứng với 250 tỷ đồng cho Quỹ tăng trưởng Manulife.

Từ đầu năm 2008 đến nay, Ủy ban CK chỉ cấp phép phát hành thêm cổ phiếu huy động vốn cho 28 công ty và một ngân hàng với giá trị hơn 3.000 tỉ đồng theo mệnh giá. Trong đó, 8 công ty đã xin hoãn phát hành sau khi được cấp phép. Trong khi quí 4/2007 lại hoàn toàn đối lập khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép cho tổng cộng 73 công ty và ngân hàng phát hành thêm tổng cộng 1,36 tỉ cổ phần với tổng giá trị là 13.600 tỉ đồng theo mệnh giá.

Cho đến quí 1 năm 2008, các công ty chỉ thu được 73,5 tỉ đồng từ việc phát hành 5,8 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu, đấu giá được 1,68 triệu cổ phần thu về 79 tỉ đồng, và 2,47 triệu cổ phần được bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) thu về 78,5 tỉ đồng. Như vậy, tổng lượng vốn huy động được từ thị trường chứng khoán trong quí 1 chỉ đạt 231 tỉ đồng, bằng khoảng 7,7% so với số lượng đăng ký (tính theo mệnh giá).

Sự ảm đạm của thị trường chứng khoán từ đầu năm đến nay đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp muốn huy động vốn qua kênh này. Ngay cả những công ty có tên tuổi cũng không tránh khỏi thất bại khi huy động vốn qua thị trường chứng khoán. Sabeco và Habeco là hai ví dụ rõ ràng nhất. Tổng công ty Bia, Rượu, Nước giải khát Hà Nội (Habeco) chỉ bán được 4,38 trệu cổ phần trong số 34,77 triệu cổ phần đưa ra đấu giá trong đợt (IPO) cuối tháng 3. Trước đó, Tổng công ty Bia, Rượu, Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) cũng thất bại trong đợt IPO khi chỉ bán được 60% lượng cổ phần chào bán.

Nhiều chuyên gia trong ngành nói sự thất bại của hai đợt IPO mà trước đó rất được mong đợi là do định giá khởi điểm quá cao, tuy nhiên yếu tố tâm lý thị trường cũng là một nguyên nhân mà ít ai phủ nhận.

Không chỉ tránh phát hành thêm cổ phiếu, các doanh nghiệp cũng ngại niêm yết trên sàn. Một cán bộ của Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM cho biết từ đầu năm đến nay đã cấp phép niêm yết cho khoảng mười công ty nhưng công ty nào cũng chần chừ chưa muốn lên sàn để tránh bị như Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Minh, chưa có phiên nào tăng điểm từ sau khi niêm yết tại sàn Tp.HCM vào cuối tháng 4.

Tuy nhiên, dù không muốn thì ba tháng sau khi được cấp phép, các công ty trên đều buộc phải niêm yết. Không chỉ các doanh nghiệp tránh huy động vốn qua thị trường chứng khoán mà

ngay cả những đơn vị có trách nhiệm cũng khuyến khích các doanh nghiệp hạn chế hoạt động này.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vào đầu tháng 1/2008 đã ra một văn bản kêu gọi các doanh nghiệp có kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu huy động vốn nên cân nhắc lại cho phù hợp với tình hình thị trường và sẽ tạo điều kiện cho những công ty đã được cấp phép hoãn việc phát hành.

Ví dụ điển hình là Công ty cổ phần Pan Pacific vừa tuyên bố hủy bỏ việc phát hành thêm 7,2 triệu cổ phiếu để huy động vốn do giá của công ty rớt quá mạnh. Tổng giám đốc công ty cho biết Pan Pacific đang phải cân đối lại nguồn vốn, dừng thực hiện các dự án còn nằm trong kế hoạch cần vốn lớn và chỉ ưu tiên cho những dự án đã triển khai đến giai đoạn cuối. Pan Pacific không phải là trường hợp cá biệt. Hàng loạt các công ty đang bế tắc trong việc tìm nguồn vốn để phát triển các dự án của mình. Ngoài ra Công ty Đầu tư và Thương mại thủy sản (Incomfish) trong đại hội cổ đông gần đây đã thông báo dừng đợt phát hành 24 triệu cổ phiếu và sẽ ủy quyền cho hội đồng quản trị lựa chọn các tổ chức tín dụng để tìm nguồn vốn vay cho các dự án của mình. Incomfish sẽ tạm dừng các dự án đã được thông qua tại đại hội bất thường vào tháng 8/2007 bao gồm hai nhà máy chế biến cá đông lạnh tại Tp.HCM và tỉnh Phú Yên và các dự án bất động sản tại Tp.HCM.

Đối với những công ty bất động sản, phương thức đang được áp dụng hiện nay là các công ty trong và ngoài nước liên doanh, liên kết với nhau để góp vốn thực hiện các dự án.

Đã qua rồi thời thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp, giờ đây là cảnh sàn chứng khoán vắng tanh, nhà đầu tư giao dịch nhỏ giọt và giá cổ phiếu đổ dốc mỗi ngày.

Giải pháp duy nhất cho các doanh nghiệp hiện nay có lẽ là thắt lưng buộc bụng chờ đến ngày chứng khoán hồi phục. Giải pháp phát triển TTCK cần hoạch định và thực thi một cách toàn diện với mục tiêu là vừa phát triển được thị trường với quy mô lớn hơn song phải quản lý, giám sát được các hoạt động thị trường. Khuôn khổ pháp luật về TTCK cần sớm hoàn chỉnh với nhiệm vụ trọng tâm là trình Quốc hội ban hành Luật Chứng khoán vào giữa năm 2006. Tiến trình cổ

phần hoá các DNNN cần được đẩy mạnh hơn theo hướng gắn với TTCK theo đó tạo điều kiện cho các công ty lớn, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng tham gia thị trường, đồng thời chú trọng đến chất lượng công bố thông tin. Các công ty chứng khoán phải nâng cao chất lượng phục vụ, thực thi đạo đức nghề nghiệp; UBCKNN, các TTGDCK cần quản lý giám sát thị trường chặt chẽ đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền phổ cập kiến thức ra công chúng.

Một phần của tài liệu IỀU KIỆN HUY ĐỐNG VỐN QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN pdf (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w