Trình tự tiến hành nhập công nghệ

Một phần của tài liệu Quản trị công nghệ (Trang 100 - 103)

1- Một mô hình thực hiện chuyển giao công nghệ thông qua nhập công nghệ

Nhập công nghệ là một hình thức chuyển giao công nghệ thông qua việc mua bán công nghệ từ nước ngoài. Việc nhập công nghệ có thể chialàm ba giai đoạn: Chuẩn bị, thực hiện, và sử

Hình 5.2. Trình tự nhập công nghệ trong chuyển giao công nghệ

2- Giai đoạn chuẩn bị

Hai công việc chính của giai đoạn chuẩn bị là lập dự án nhập công nghệ và báo cáo tính khả

thi của dự án.

a/ Nội dung của lập dự án nhập công nghệ bao gồm các bước:

- Xác định mục tiêu:

Tính tất yếu của việc nhập công nghệ (nhu cầu cấp thiết; tạo sản phẩm thiết yếu; đáp

ứng cạnh tranh; rút ngắn khoảng cách công nghệ với khu vực…); Các căn cứ (đường lối, quy hoạch, mục tiêu chiến lược của quốc gia…). - Nghiên cứu và xác định các nguồn lực:

Nhập

Làm chủ

Lập dự án nhập công nghệ

Sơ tuyển

Báo cáo nghiên cứu khả thi

Đánh giá Đàm phán ký kết hợp đồng Phê chuẩn Tổ chức thực hiện Nghiệm thu Sản xuất áp dụng Tiếp thu, cải tiến, đổi mới Đánh giá công nghệ Chuẩn bị Thực thi nhập Sử dụng

Nguồn nguyên liệu, lao động sẵn có;

Nguồn vốn (dự trù lượng vốn, phương án huy động và khả năng hoàn vốn). - Sơ bộ phương án nhập:

Quy mô, địa điểm;

Diện tích, các công trình xây dựng. - Nghiên cứu thị trường công nghệ nhập:

Hiện trạng công nghệ liên quan trên thế giới;

Đề xuất nguồn cung cấp công nghệ. - Dự báo sơ bộ hiệu quả kinh tế - xã hội:

Đề xuát các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả; Dự kiến sẽđạt được

Dự án phải được cơ quan có thẩm quyền sơ thẩm về các mặt: sự phù hợp với quy hoạch dài hạn của ngành, của quốc gia; nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm của dự án; sự phù hợp về địa điểm: đánh giá dự án về mặt tài chính, về hiệu quả kinh tế - xã hội.

b/ Báo cáo tính khả thi có thể bao gồm các nội dung sau:

- Quy mô công trình và các phương án sản phẩm;

- Các nguồn lực sẵn có: Nguyên, vật liệu, năng lượng, nhân lực và các công trình công cộng phụ trợ;

- Lựa chọn công nghệ cụ thể: Tên nước cung cấp công nghệ, phương thức nhập; - Vấn đề bảo vệ môi trường;

- Lập lịch trình thực hiện;

- Phân tích hiệu quả kinh tế và các lợi ích xã hội.

Báo cáo tính khả thi phải được thẩm tra, nội dung thẩm tra công nghệ nhập bao gồm:

+ Công nghệ nhập có phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và chính sách khoa học - công nghệ của đất nước hay không?

+ Công nghệ nhập có tác dụng nâng cao năng lực công nghệ của đất nước hay không; + Về lợi ích kinh tế và xã hội, công nghệ nhập có khả năng phát huy ưu thế của các nguồn lực sẵn có của địa phương (nguyên, vật liệu, nhân lực…) hay không; sản phẩm của nó có sức cạnh tranh trên thị trường không;

+ Các biện pháp tiếp thu, đồng hoá, nâng cao (nếu có) có tính khả thi hay không.

3- Giai đoạn thực hiện

Giai đoạn thực hiện nhập công nghệ có hai việc chính: Đàm phán và ký kết hợp đồng; tổ

chức thực hiện.

a/ Đàm phán và ký kết hợp đồng

Đàm phán là cơ sở cua ký kết; ký kết là kết quả của đàm phán. Hợp đồng nhập công nghệ là căn cứđể tổ chức thực hiện, nghiệm thu, giám định cũng như là cơ sởđể có thểđạt được các mục tiêu của dự án hay không. Một hợp đồng nhập công nghệ có chuyển giao công nghệ phải tuân theo các quy định trong phần thứ sáu, chương III, mục 2 và phần VII của bộ luật dân sự.

Đểđàm phán có kết quả cần: Tổ chức tốt đoàn đàm phán, thường phải bao gồm chuyên gia công nghệ, chuyên gia ngoại thương và chuyên gia pháp luật; nghiên cứu lựa chọn bên cung cấp công nghệ phù hợp; xác định rõ ràng mục tiêu, nguyên tắc, phương thức của việc nhập công nghệ.

Việc đàm phán phải đạt được mục tiêu là ký kết được hợp đồng, vì vậy trong thảo luận, thương lượng các bên cần kiên trì, mềm dẻo.

Hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được phê chuẩn mới có hiệu lực. Những truờng hợp sau thường không được chấp nhận:

- Công nghệđịnh nhập trong nước đã nắm được, sảnphẩm đã sản xuất ở trong nước đã thoả

mãn nhu cầu về cơ bản;

- Công nghệ tương tựđã được nhập và đã được đồng hoá, nâng cao;

- Điều kiện trongnước không phù hợp: Về điều kiện lắp đặt, hoặc về tài nguyên ở địa phương không thích hợp.

b/ Tổ chức thực hiện

Sau khi hợp đồng được phê chuẩn, tổ chức việc tiếp nhận thiết bị, tài liệu kỹ thuật, đào tạo nhân lực…

4- Giai đoạn sử dụng

Giai đoạn sử dụng bao gồm: Nghiệm thu và sử dụng; cải tiến nâng cao công nghệ nhập.

a/ Nghiệm thu và sử dụng

Sau khi hoàn thành việc tiếp nhận và lắp đặt, phải chuẩn bị sản xuất thử. Thử nghiệm trang, thiết bịđã lắp đặt, xây dựng và hoàn chỉnh quy trình công nghệ, tổ chức lao động, xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng.

Sản phẩm sản xuất thử phải được chuyển qua các cơ quan chuyên trách để thử nghiệm, giám định. Việc giám định nghiệm thu chỉ tiến hành sau khi có chứng nhận kiểm tra đạt tiêu chuẩn. Căn cứ vào tiêu chuẩn và phương pháp nghiệm thu trong hợp đồng nhập công nghệđể kết luận có thểđưa vào sản xuất chính thức hay không.

b/ Cải tiến nâng cao công nghệ nhập

Cải tiến nâng cao công nghệ nhập là nhằm tăng cường quá trình tiếp thu, nắm vững tiến tới

đồng hoá công nghệđược chuyển giao. Đây là một quá trình đòi hỏi phải đảm bảo được các điều kiện không chỉ nhân lực có đủ trình độ, mà cả về tài chính. Thực tế cho thấy số vốn dùng cho việc tiếp thu và sáng tạo còn lớn hơn nhiều số vốn để nhập công nghệ. Một vài số liệu của Nhật Bản trong những năm 1971 đến 1975, về tỷ lẹ kinh phí giữa nhập với tiếp thu, cải tiến:

Ngành Cơđiện Sợi hoá học Luyện kim Ô tô

Năm 1971-1975 1/5,9 1/8,1 1/11 1/20,3

Một phần của tài liệu Quản trị công nghệ (Trang 100 - 103)