Khái quát về sở hữu trí tuệ

Một phần của tài liệu Quản trị công nghệ (Trang 96 - 98)

Sở hữu trí tuệ gồm mọi đối tượng do trí tuệ con người tạo ra mà cá nhân được giao quyền sở hữu nó có thể sử dụng một cách hợp pháp mà không bị người khác can thiệp. Sở hữu trí tuệ là một loại tài sản đặc biệt. Nó liên quan đến những thông tin, kiến thức được thể hiện băng những vật thể hữu hình, có thể bị sao chép không hạn chết và bị bắt chước tràn lan tại bất kỳ nơi nào, tại cùng một thời điểm. Tuy nhiên, khía cạnh liên quan đến sở hữu ở đây không phải là các vật thể đó(các bản sao…) mà chính là những thông tin, kiến thức phản ánh trong các vật thểđó.

Các quan điểm về sở hữu trí tuệ

- Quan điểm về sở hữu trí tuệ được xác định với tư cách là một nhân quyền phổ quát: “Tất cả mọi người có quyền b ảo vệ các lợi ích về tinh thần và vật chất có được từ bất cứ một sản phẩm nào mang tính khoa học-văn học hay nghệ thuật mà người đó là tác giả”.

- Quan điểm của các nước phát triển :Các nước phát triển coi việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ như là một phần thưởng cho sự thúc đẩy hoạt động sáng tạo., hoạt động R&D,

đổi mới sản phẩm

- Quan điểm của các nước đang phát triển : Nhiều nước đang phát triển xem sở hữu trí tuệ như là một loại sản phẩm công cộng (public product). Việc tiếp cận dễ dàng sở hữu trí tuệ sẽ thúc đẩy đất nước phát triển, dễ dàng có được thông tin và công nghệ, không cần đầu tư cho R&D. Vì thế nên thường yếu kém trong việc bảo vệ sở hữu trí tuệ.

Nước Sáng chế Nhãn hiệu Thông tin mật Quyền tác giả Argentina 3,8 7,1 4,4 5,7 Brazil 3,3 3,3 3,3 5,2 Canada 8,1 9,0 7,8 7,7 Chi Lê 5,7 7,6 7,8 5,7 Trung Quốc 2,4 6,2 3,3 2,9 Đức 8,6 9,0 10,0 8,6 Ấn Độ 3,3 3,8 3,3 5,7 Israel 7,1 8,6 8,9 7,1 Mexico 3,3 3,8 3,3 7,6 New Zealand 7,1 9,5 7,8 8,1 Hàn Quốc 3,3 3,8 3,3 4,8 Singapore 7,1 8,6 5,6 6,7 Thái Lan 2,4 6,7 5,6 4,8 Hoà Kỳ 9,0 9,0 7,8 8,1

Bảng 5.1. Mức độ bảo vệ sở hữu trí tuệ ở một số nước (từ 1 đến 10)

Bảo vệ sở hữu trí tuệ trở thành một yếu tố rất quan trọng trong hệ thống công nghệ thế giới vì những lý do sau:

- Đầu tư cho R&D lớn hơn.Nhiều công ty đã đầu tư cho R&D nhiều hơn là đầu tư cho tài sản cốđịnh nên quyền lợi của họ trong việc bảo vệ các kết quảđầu tư này lớn hơn - Có nhiều đối thủ cạnh tranh chống lai jcá chủ sở hữu trí tuệđược bảo họ. Tính ưu việt

của các công nghệ mới đã làm tăng số lượng người thâm nhập vào hệ thống công nghệ

thế giới. Đối với các công ty tư nhân, sự cạnh tranh quyết liệt tập trung vào kết quả của ba sự phát triển xảy ra đồng thời. Đó là:

+ Sự quốc tế hoá nền kinh tế có liên kết chặt chẽ với sự phát triển mạnh mẽ của những công nghệ mới. Do sự phát triển sản phẩm mới tốn nhiều chi phí và do chu kỳ sống của sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao bị rút ngắn, nên các công ty bắt buộc phải bán sản phẩm của mình trong thời gian sớm nhất tại các thị trường trên thế giới. Điều ày làm cho các công ty cần sự bảo vệ sở hữu trí tuệ ở nhiều nước hơn so với trước đây để tránh những đối thử cạnh tranh mới. + Ranh giới giữa các ngành công nghiệp không rõ nét. Các công nghệ mới như

công nghệ gen và vi điện tửđã làm thay đổi sâu sắc quan hệ giữa các ngành kinh tế khác nhau, xoá nhoà dần (thậm chí loại bỏ) ranh giới giữa các ngành công nghiệp khác nhau. Vì vậy các công ty độc quyền phải tìm đến những hình thức

bảo vệ khác và tăng cường bảo vệ sở hữu trí tuệ có thể là một phần trong chiến lược mới của họ.

+ Số người tiến hành R&D tăng lên. Nhiều công ty và quốc gia trước kia không tham gia hoạt động R&D nay cũng chiếm những vị trí quan trọng lãnh vực này. - Việc bảo vệ tri thức ở giai đoạn đầu của chu kỳ sống công nghệ dường như quan trọng

hơn giai đoạn cuối.

- Việc tổ chức hoạt động R & D đang có sự thay đổi mạnh mẽ do có sự hợp tác của nhiều cơ quan. Do cần đầu tư những khoản tiền lớn cho thế hệ công nghệ mới, nên các công ty

đã tìm cách hợp tác với nhau trong quá trình nghiên cứu nhằm chia sẻ chi phí cũng như

rủi ro. Các hình thức hợp tác bao gồm:

¾ Liên minh chiến lược

¾ Nghiên cứu theo hợp đồng

¾ Tăng cường hợp tác giữa công ty với trường đại học

¾ Hợp tác với bên cung cấp

¾ Các chương trình hợp tác quốc tế

Lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ có liên quan đến thương mại (Agreement on trade – related aspects of intellectual property rights – TSIPS) rộng hơn trong các công ước của WIPO,bao gồm thêm kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp, tín hiệu về tình trạng chương trình đã được mã hoá, thông tin bí mật (bí mật thương mại và kết quả thử

nghiệm), các quyền đối với giống cây trồng mới cà các quyền theo quy định của pháp luật như các giấy phép và sự cho phép. Hiệp định TRIPS cũng qui định rằng các thành viên của WTO phải tuân thủ mọi qui định hiện hành của WIPO, cụ thể là của các Công ước Paris về quyền sở hữu công nghiệp và Công ước Berne về quyền tác giả. TRIPS còn bổ sung các qui định để bảo vệ các

đối tượng không có trong lãnh vực của WIPO ràng buộc các tổ chức và cá nhân, TRIPS ràng buộc các quốc gia thành viên WTO trên lãnh vực sở hữu trí tuệ.

Những xu hướng về quyền sở hữu trí tuệ

- Kéo dào thời gian bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, thí dụ châu Âu và Hoa Kỳ kéo dài thời gian bảo hộ quyền tác giả

- Mở rộng phạm vi quyền sở hữu trí tuệ, thí dụ quyền sở hữu trí tuệ trong giáo dục và đào tạo trên mạng, quyền sở hữu trí tuệ trong lãnh vực phần mềm

- Sử dụng pháp lý để tư hữu hoá tài sản công. Thể hiện cho xu hướng này là Hiệp ước vè cơ sở dữ liệu đã được đề xuất hình thành một quyền sở hữu trí tuệ mới, gọi là quyền Sui Generis. Quyền này qui định rằng khi nhận được hợp đồng, các công ty tưđược quyền sở hữu các thông tin đã được xử lý mặc dù các thông tin chứa trong các cơ sở dữ liệu này là tài sản công.

- Thu hẹp các miễn trừ trong việc áp dụng quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt đối với lãnh vực giáo dục và nghiên cứu khoa học.

Một phần của tài liệu Quản trị công nghệ (Trang 96 - 98)