chuyển về nước.
Dòng tiền cũng có thể chịu ảnh hưởng bởi việc chính quyền nước chủ nhà hạn chế chuyển về nước các nguồn quỹ.
Điều này là do chính quyền nước đó yêu cầu tất cả các nguồn quỹ phải được giữ lại trong nước nhằm tạo ra việc làm và giảm thất nghiệp.
Để đối phó với việc các nguồn vốn không chuyển về nước, các công ty đa quốc gia có thể thực hiện những chiến thuật giống như những chiến thuật đã được áp dụng trong trường hợp thuế của nước chủ nhà quá cao. Để tận dụng có hiệu quả nguồn quỹ này, công ty mẹ có thể chỉ thị cho công ty con thiết lập một bộ phận nghiên cứu và phát triển để từ đó gánh chịu những chi phí và có thể điều tiết nguồn thu nhập cho các công ty con khác.
Một chiến thuật khác là áp dụng phương pháp định giá chuyển giao theo hướng tăng chi phí cho các công ty con gánh chịu.
Chính quyền nước chủ nhà thường nới lỏng các ràng buộc đối với các nguồn quỹ nhằm bù đắp chi phí hơn là nguồn thu nhập chuyển về cho công ty mẹ.
Khi các công ty con bị hạn chế trong việc chuyển giao thu nhập về cho công ty mẹ, công ty mẹ có thể chỉ thị cho công ty con tìm nguồn vốn vay từ ngân hàng trong nước hơn là từ công ty mẹ.
Bằng cách vay vốn thông qua trung gian trong nước, công ty con có thể sử dụng thu nhập để thanh toán các khoản nợ vay trước đó.
Một ví dụ về việc quản lý vốn không chuyển về nước là các công ty con của một MNC Mỹ bị phong toả ở Philipines đã bị ngăn cấm việc chuyển đồng pêsô sang đô la Mỹ để chuyển về nước.
Để đối phó với hạn chế này, một tổng giám đốc đã mang tất cả số tiền bằng pêsô này sang Hồng Kông, sau đó ông ta đã chuyển sang đô la Mỹ.
Một cách tốt hơn để đối phó với các hạn chế như thế là tìm cách sử dụng đồng pêsô tại Philipines.
Ví dụ trong trường hợp trên, một công ty đã tổ chức hội nghị toàn MNC tại Manila và vì thế công ty này có thể sử dụng pêsô để thanh toán chi phí cho hội nghị (khách sạn, ăn uống…) và cách thức này có phần nào giống với việc chuyển tiền về cho công ty mẹ, vì có khả năng công ty mẹ sẽ phải trả các khoản chi phí cho hội nghị nếu được tổ chức tại chính quốc.