Nếu có ngang bằng lãi suất IRP tỷ giá kỳ hạn có thể được dùng như một
2.300.000 x $0,1948 = $448.040 Tỷ suất sinh lợi sẽ là:
Tỷ suất sinh lợi sẽ là:
448.000 – 400.000
= 12 %/Năm
Như vậy nếu đầu tư theo phương thức trên sẽ không có lợi hơn cho công ty so với việc đầu tư ngay tại Mỹ bằng đô la Mỹ. Bây giờ chúng ta hãy xem xét khả năng trường hợp công ty Mỹ không phòng ngừa trên thị trường kỳ hạn.
Giả dụ rằng tỷ giá giao ngay tương lai khi đáo hạn đầu tư là $0,1948/SKr.
Lúc này tỷ suất sinh lợi có hiệu lực từ đầu tư nước ngoài sẽ là 12% bằng với lãi suất trong nước.
Nếu tỷ giá giao ngay một năm sau lớn hơn $0,1948/SKr, tổng số đô la nhà đầu tư nhận về sẽ lớn hơn 448.040 đô la Mỹ và tỷ suất sinh lợi có hiệu lực sẽ cao hơn 12% (và do đó sẽ hiệu quả hơn so với đầu tư trong nước).
Nếu tỷ giá giao ngay một năm sau thấp hơn $0,1948/SKr, tổng số đô la nhà đầu tư nhận về sẽ nhỏ hơn 448.040 đô la Mỹ và tỷ suất sinh lợi có hiệu lực sẽ thấp hơn 12% (và do đó sẽ kém hiện quả hơn so với đầu tư trong nước.
Hình 4.3 So sánh chênh lệch lãi suất với sự biến động của tỷ giá của nhiều loại ngoại tệ khác nhau
Ví dụ này cho thấy rằng nếu IRP tồn tại, chúng ta có thể sử dụng tỷ giá kỳ hạn như là một điểm hòa vốn để đánh giá quyết định đầu tư ngắn hạn.
Khi đầu tư vào đồng ngoại tệ (với vị thế không phòng ngừa đồng ngoại tệ) tỷ suất sinh lợi có hiệu lực sẽ lớn hơn lãi suất trong nước nếu tỷ giá giao ngay một năm sau lớn hơn tỷ giá kỳ hạn tại thời điểm xảy ra đầu tư.
Ngược lại, tỷ suất sinh lợi có hiệu lực từ việc đầu tư nước ngoài sẽ thấp hơn lãi suất trong nước nếu tỷ giá giao ngay một năm sau nhỏ hơn tỷ giá kỳ hạn tại thời điểm đầu tư.