Đánh giá thực trạng chất lượng cho vay ngắn hạn của SeABank SỞ GIAO

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á SeABank - Sở Giao Dịch potx (Trang 43 - 61)

SỞ GIAO DỊCH

2.3.1. Những kết quả đạt được

Một là, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng ngắn hạn và lợi nhuận

Trong những năm qua, SeABank - Sở Giao Dịch luôn đặt ra nhiệm vụ là phát triển mảng cho vay theo cả chiều rộng và chiều sâu. Nhiều biện pháp và chiến lược phát triển được chỉ đạo nghiêm ngặt từ Hội sở đến các chi nhánh và các phòng giao dịch. Ngân hàng tăng cường công tác chỉ đạo tín dụng thông qua việc ban hành các văn bản hướng dẫn đồng thời cố gắng kiểm soát chặt chẽ trong từng món vay của các đơn vị.

Việc xây dựng kế hoạch chi tiết, chỉ tiêu tín dụng, hạn mức tín dụng dựa trên tình hình thực tế mỗi đơn vị và kiểm tra tình hình có định hướng và mục tiêu phát triển trong hoạt động. Các chỉ tiêu về dư nợ, thu lãi tín dụng và thu về hoạt động tín dụng được kiểm tra giám sát thường xuyên đã tạo động lực thúc đẩy các đơn vị phấn đấu đạt được các mục tiêu đề ra.

SeABank - Sở Giao Dịch đã và đang cố gắng xây dựng quy trình tín dụng theo mô hình ngân hàng đa năng, bán chéo sản phẩm, định hướng khách hàng tới việc sử dụng nhiều dịch vụ khác của ngân hàng. Điều này giúp cho công tác tín dụng và hành vi tín dụng theo chuẩn tắc nhất định, từ bỏ giảm thiểu được rủi ro và phát triển một cách toàn diện, thu được lợi ích cao nhất từ một khách hàng.

Trong giai đoạn 2008 – 2010, SeABank - Sở Giao Dịch đã từng bước kiểm soát về quy mô, chất lượng an toàn tín dụng. Thông qua các đợt kiểm tra, rà soát đánh giá công tác tín dụng và trình độ nghiệp vụ nhân viên, công tác quản lý tín dụng của toàn hệ thống đã được tăng cường và đang từng bước được xử lý theo quy chuẩn Quốc tế.

kinh doanh của từng đơn vị và đề ra kế hoạch phát triển đồng bộ. Bên cạnh đó, hệ thống phần mềm T24 đã dần phát huy hiệu quả tích cực trong việc đưa ra những báo cáo trong thời gian ngắn, những cảnh báo nhằm giúp lãnh đạo đưa ra những quyết định điều chỉnh phù hợp với tình hình kinh tế chung và xu thế phát triển của ngành ngân hàng.

Hai là, tích cực xử lý nợ quá hạn, nợ xấu

Việc xử lý nợ quá hạn cũ, nợ xấu, nợ có dấu hiệu rủi ro được Ban lãnh đạo SeABank - Sở Giao Dịch rất quan tâm và có những phương sách rất cương quyết để giải quyết triệt để vấn đề này. Cụ thể như sau:

Giám đốc SeABank - Sở Giao Dịch đưa ra các kế hoạch cụ thể, giao trách nhiệm cho Phó giám đốc và các trưởng, phó phòng, yêu cầu Phó giám đốc lên kế hoạch và đặt ra chỉ tiêu cụ thể giảm nợ quá hạn cho từng nhóm nợ cho từng tháng, quý trong năm. Từ đó đưa ra các lộ trình, giải pháp cho từng khách hàng quá hạn nhiều của Sở, cần liên tục đôn đốc, hỗ trợ khách hàng để khách hàng có nguồn thu trả nợ quá hạn. Đây là một trong những chính sách rất phù hợp vừa tạo áp lực cho Phó giám đốc cũng như các trưởng, phó phòng và tới từng khách hàng.

Các đơn vị cho vay phối hợp chặt chẽ với Phòng pháp chế để có những bước giải quyết món nợ vay theo đúng quy định của pháp luật. Ban giám đốc đã đưa ra những kế hoạch làm việc với từng đơn vị, từng phòng giao dịch có dư nợ ngắn hạn, nợ xấu và nợ có dấu hiệu rủi ro.

Ba là, thực hiện đánh giá lại tài sản thường xuyên và liên tục

Để đảm bảo an toàn tín dụng, giảm thiểu rủi ro trong trường hợp khách hàng mất khả năng thanh toán, SeABank - Sở Giao Dịch đã đưa ra chỉ thị tới từng phòng ban nhằm tăng cường công tác quản lý, giám sát tài sản đảm bảo nợ vay để thu hồi nợ trong trường hợp cần thiết, cụ thể:

kiểm tra định giá lại theo mức giá thị trường mà tài sản không đủ giá trị đảm bảo tiền vay thì phải yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản bảo đảm hoặc yêu cầu trả bớt nợ.

Đối với các khách hàng có tài sản đảm bảo là hàng hóa, SeABank - Sở Giao Dịch đã chú trọng kiểm tra giám sát thường xuyên, các mặt hàng có biến động lớn về giá thị trường thì định giá lại với tần suất 01 tháng/lần, đồng thời yêu cầu để hàng hóa là tài sản thế chấp tại bên kho thứ 3 do ngân hàng chỉ định và giảm tỷ lệ đảm bảo để giảm thiểu tối đa rủi ro cho SeABank - Sở Giao Dịch nói riêng và cho SeABank nói chung.

Đối với hàng hóa là Bất Động Sản,sau quá trình thẩm định, SeABank - Sở Giao Dịch thường xuyên tiến hành tái thẩm định nhằm có được những kết quả chính xác, giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất.

Bốn là, thực hiện tốt các quy trình tái thẩm định nâng cao chất lượng phê duyệt tín dụng

Các món vay vượt quyền phán quyết của chi nhánh trước khi xét duyệt tại Hội sở sẽ được chuyển qua phòng Tái thẩm định, sau khi xem xét trên nhiều phương diện, phòng Tái thẩm định sẽ đưa ra ý kiến độc lập, khách quan với tờ trình của chi nhánh và chuyển tới Hội đồng tín dụng tại Hội sở để đưa ra những phán quyết chính xác.

Với quy trình tái thẩm định được đưa ra, các món vay có giá trị lớn đã được thẩm định, đánh giá lại thông qua phòng Tái thẩm định góp phần hạn chế được rủi ro cho vay khách hàng nói chung và khách vay ngắn hạn nói riêng. Đây cũng là một trong những quy chế được đánh giá góp phần giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu cho không chỉ SeABank - Sở Giao Dịch mà còn cho các chi nhánh cấp I khác của SeABank.

2.3.2.1. Những tồn tại ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động cho vay ngắn hạn của SeABank - SỞ GIAO DỊCH

Sau những phân tích chất lượng hoạt động tín dụng theo quy trình cho vay ngắn hạn của SeABank - SỞ GIAO DỊCH, đồng thời phân tích theo các nhân tố ảnh hưởng, có thể nhận thấy chất lượng hoạt động cho vay ngắn hạn của SeABank - SỞ GIAO DỊCH đã có những cải thiện đáng kể trong năm 2010, tuy nhiên vẫn còn những tồn tại làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động cho vay ngắn hạn, cụ thể:

a. Quy trình tín dụng phân định xét duyệt còn tập trung, thời gian xét duyệt còn dài

Trong quy trình tín dụng ngắn hạn hiện đang áp dụng của SeABank - SỞ GIAO DỊCH, nhân viên tín dụng là người thực hiện tất gần như tất cả các công đoạn từ việc thu thập thông tin về khách hàng vay vốn, phân tích đánh giá khách hàng, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp các tài liệu các tài liệu khách hàng cung cấp, phân tích tính khả thi, khả năng trả nợ của phương án, kiểm tra, phân tích về biên pháp bảo đảm tiền vay,về tính pháp lý, giá trị và khả năng xử lý tài sản bảo đảm này khi cần thiết. Sau khi món vay được xét duyệt nhân viên tín dụng còn đảm nhận toàn bộ những bước hoàn thiện hồ sơ vay vốn, giải ngân, kiểm tra sau cho vay, đồng thời tất toán hợp đồng tín dụng. Với khối lượng công việc nhiều thì mức độ đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng công việc của nhân viên tín dụng là chưa cao. Ngoài ra, việc áp dụng định giá tập trung còn nhiều bất cập, làm chậm tiến độ định giá, tăng chi phí phát sinh và thêm thủ tục, giấy tờ hồ sơ.

tín dụng có độ tuổi từ 22-30 tuổi chiếm tỷ trọng cao, năm 2010 là 70% ảnh hưởng khá nhiều đến việc xét duyệt tín dụng ngắn hạn do thiếu kinh nghiệm tiếp xúc, đánh giá, nhìn nhận khách hàng, hoạt động sản xuất kinh doanh, thị trường đầu ra đầu vào đặc biệt là những khách hàng lớn.

Bên cạnh đó, với tuổi đời còn trẻ nhân viên tín dụng còn hạn chế trong việc nắm bắt tâm lý khách hàng, kỹ năng trong giao tiếp khách hàng còn hạn chế. Quan hệ xã hội của nhân viên trẻ nên khả năng tìm kiếm, thu hút, lôi kéo khách hàng còn hạn chế và cần phải có thời gian để họ chứng minh năng lực và tích lũy thêm kinh nghiệm và xây dựng quan hệ, dần hoàn thiện các kỹ năng của bản thân.

c. Sản phẩm cho vay ngắn hạn chưa thực sự linh hoạt

Hiện tại các sản phẩm tín dụng ngắn hạn của SeABank đang sử dụng về cơ bản đều giống những NHTM khác, chỉ có một điều khác biệt nhỏ là cơ chế, chính sách cho vay của SeABank trong từng sản phẩm là khác như: Tỷ lệ cho vay, thời gian cho vay, lãi suất cho vay…Khả năng vận dụng linh hoạt, độ nhanh nhậy, khả năng chớp thời cơ của SeABank để đưa ra những sản phẩm mới mang tính đột phá chưa tốt. SeABank - SỞ GIAO DỊCH cần phải đầu tư nhiều hơn nữa để phòng Phục vụ khách hàng Doanh nghiệp và phòng Phục vụ khách hàng Cá nhân có thể phát huy hết chức năng, thế mạnh của mình. Đồng thời SeABank có thể sử dụng những phương án tình thế như thuê các tổ chức, các chuyên gia tư vấn để có thể tạo ra những sản phẩm mới phù hợp với xu thế phát triển của ngành cũng như điều kiện kinh tế hiện tại phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, uy tín, hình ảnh của Ngân hàng.

d. SeABank chưa có chính sách đãi ngộ hợp lý

Một trong những vấn đề mang tính chiến lược lâu dài của công tác tín dụng và quản lý rủi ro là yếu tố con người. Hoạt động tín dụng đòi hỏi sự gắn kết rất cao giữa khách hàng và từng cán bộ phụ trách khoản vay, chính vì vậy khi có sự thay đổi về nhân sự sẽ dẫn tới việc bỡ ngỡ và khó tiếp cận nhân sự mới. Khi có sự chuyển đổi công

viên không yên tâm công tác gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Trong thời gian vừa qua, SeABank - SỞ GIAO DỊCH vẫn đã và đang cố gắng hơn nữa trong việc xây dựng cơ chế đối với nhân viên nói chung và nhân viên tín dụng nói riêng nhưng vẫn chưa phải là đơn vị đi tiên phong trong chính sách đãi ngộ nhân viên. Kế hoạch tăng trưởng dư nợ, lợi nhuận, phí hàng năm vẫn được phân cho mỗi nhân viên tín dụng nhưng chưa có cơ chế khen thưởng, mức phạt cụ thể để nhân viên có thêm động lực, sức ép trong công việc.

Bảng 2.4:Số lượng nhân viên SeABank - SỞ GIAO DỊCH giai đoạn 2008 – 2010

(Đơn vị: Người)

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số lượng cán bộ nhân viên 52 60 72

(SeaBank, 2008 - 2010)

Qua bảng 2.4 thống kê số lượng nhân viên của SeABank - SỞ GIAO DỊCH, năm 2010 đã tăng lên 20 người so với năm 2008, tuy nhiên phần nhiều là những nhân viên trẻ còn chưa có nhiều kinh nghiệm dẫn tới hiệu quả công việc chưa cao.

2.3.2.2. Những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động cho vay ngắn hạn của SeABank - SỞ GIAO DỊCH

a. Nguyên nhân khách quan a1. Môi trường kinh tế

Kinh tế Việt Nam kết thúc năm 2007 với mức thu hút vốn FDI đạt kỷ lục 17,8 tỷ USD và kinh tế tăng trưởng 8,4%. TTCK có cả năm thăng hoa với chỉ số VNIndex thường xuyên ở trên ngưỡng 1000 điểm kể từ nửa cuối tháng 1/2007 cho đến giữa tháng 11/2007, xen giữa là giai đoạn giảm nhẹ trong tháng 8 và 9/2007. Đến cuối 2007,

số lạm phát lần đầu trở lại với 2 con số sau hơn một thập kỷ kể từ 1995 không thực sự khiến nhiều nhà kinh tế và giới kinh doanh lo âu.

Vào lúc đó, biến cố đã xảy ra trên thị trường tín dụng bất động sản của Hoa Kỳ. Kể từ tháng12/2001, FED-ngân hàng trung ương của nền kinh tế Hoa Kỳ, đã thực thi chính sách nới lỏng tiền tệ, duy trì mức lãi suất dưới 2% cho tới ngày 10/11/2004. Động thái này được giới chính trị gia Hoa Kỳ ủng hộ nhờ góp phần mở rộng tín dụng dành cho tầng lớp có thu nhập từ trung bình thấp trở xuống. Trong bối cảnh đó, rất nhiều công ty tài chính được thành lập ở Hoa Kỳ như một giải pháp cung cấp tín dụng và thu lợi nhuận chênh lệch lãi suất, đồng thời, tránh các qui định kiểm soát tín dụng chặt chẽ với hệ thống ngân hàng.

Hệ quả là các tiêu chuẩn cho vay được hạ thấp, dẫn đến thị trường bất động sản phát triển quá nóng. Khi FED tăng lãi suất lên 4% đầu tháng 11/2005, và duy trì lãi suất ở trên mức này tới hết 2007. Ngay lập tức, đông đảo người vay tiền mua bất động sản rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Theo một dây chuyền, thực tế này đẩy nhiều ngân hàng và định chế tài chính tới thua lỗ nặng, đối diện với nguy cơ phá sản cao hoặc bị thâu tóm kể từ tháng 8/2007.

Trước những dấu hiệu gia tăng lạm phát xuất hiện cuối năm 2007, ngay từ đầu năm 2008, Ngân hàng Nhà nước đã theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chắt. Những động thái đầu tiên được thực thi trong quí I/2008 gồm: (i) qui định tỷ lệ dư nợ cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán không vượt quá 20% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng; (ii) tăng lãi suất cơ bản lên mức 8,75%/năm (+ 0,5%); và (iii), phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc. Những liệu pháp này đã gây cú sốc với nền kinh tế.

Trước tiên là khan hiếm nguồn tín dụng. Dù NHNN có “bơm” trở lại lưu thông 33.000 tỷ đồng ngay trong tháng 3/2008 nhưng trong quá trình tái cơ cấu các khoản tín dụng và đáp ứng yêu cầu tham gia mua tín phiếu bắt buộc, các NHTM khước từ phần

6/2008, lãi suất cơ bản được nâng lên 12%, rồi 14%. Với biên độ dao động cho phép là 150%, có thời điểm, lãi suất huy động vượt trên 20%/năm. Hẳn nhiên với đầu vào như vậy, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng vốn phải chấp nhận mức lãi suất rất cao để tồn tại. Không ít đơn vị sản xuất kinh doanh chấp nhận dùng “thuốc độc tín dụng” để tồn tại.

Giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 7/2008 cũng chứng kiến biến động mạnh mẽ tương quan giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ. Tỷ giá trên thị trường tự do và tỷ giá bình quân ngân hàng có mức chênh lệch rất lớn. Khoảng cuối tháng 3 đầu tháng 4/2008, nhu cầu sử dụng đô la rất thấp. Tỷ giá tự do thấp hơn tỷ giá niêm yết chính thức. Sang tháng 5 và đặc biệt vào nửa cuối tháng 6/2008, giá đô la Mỹ trên thị trường tự do tăng cao đột biến. Khoảng cách giữa hai hình thức tỷ giá dao động từ 3.000 đến 3.500 đồng/USD. Với việc thiếu nguồn ngoại tệ đặc biệt là USD để bán cho khách hàng, đồng thời chênh lệch tỷ giá USD yết của ngân hàng và thị trường tự do khá cao, làm gia tăng chi phí trả lãi, trả gốc cho ngân hàng, hiệu quả phương án kinh doanh bị suy giảm trầm trọng, khách hàng chấp nhận quá hạn đợi nguồn USD tài trợ xuất khẩu của SeABank về hoặc đợi giá USD giảm làm gia tăng nợ quá hạn, đặc biệt đối với các khoản vay ngắn hạn.

Mặc dù, tới cuối tháng 10/2008 mức lãi suất trần mới dần được hạ xuống nhưng với các can thiệp cương quyết bình ổn thị trường của Chính phủ và áp lực thanh khoản giảm đáng kể của hệ thống NHTM, mặt bằng lãi suất đã bắt đầu giảm từ nửa cuối tháng 7/2008. Trong quí IV/2008, chính sách tiền tệ được NHNN nới lỏng. Năm 2009, NHNN thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất 4%/năm có tác động tích cực nhiều mặt về kinh tế - xã hội, đạt được mục tiêu là tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hộ sản xuất giảm chi phí vay vốn khoảng 30 – 40%, giảm giá thành từ 2,5 – 6%, duy trì và mở rộng sản xuất - kinh doanh, tạo được việc làm cho người lao động. Hoạt động tín dụng của các

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á SeABank - Sở Giao Dịch potx (Trang 43 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w