- Trong phương thức NBDP Mode ARQ giữa hai đà iA và B, ký tự có thể thông tin hai chiều,hoặc từ đài A đến đài B, hoặc ngược lại có thể chuyển hướng thông tin từ đài B đến
2. Nguyên lí xác định vị trí ứng dụng hiệu ứng Dopoler
Khi một vệ tinh LEOSAR bay qua vùng có một EPIRB được kích hoạt thì EPIRB có thể coi đứng yên, còn vệ tinh chuyển động, nên khoảng cách giữa vệ tinh và EPIRB thay đổi, trong khi EPIRB phát tín hiệu có tần số ổn định , vệ tinh sẽ thu được tín hiệu có tần số thay đổi (hệ quả của hiệu ứng Doppler), các thông tin đó được chuyển tiếp tới LUT, kết hợp với các thông tin về vị trí vệ tinh sẽ xác định được vị trí EPIRB.
Nguyên lý xác định vị trí bằng hiệu ứng Doppler có thể diễn giải ngắn gọn như sau: Hiệu ứng Doppler là một khái niệm công nghệ diễn tả hiện tượng tần số tín hiệu thu được thay đổi theo tốc độ chuyển động tương đối giữa máy thu và máy phát. Nếu khoảng cách giữa máy thu và máy phát giảm nhỏ (tốc độ chuyển động hướng tâm âm) thì tần số thu được sẽ tăng, ngược lại nếu khoảng cách gia tăng (tốc độ chuyển động hướng tâm dương) thì tần số thu được sẽ giảm đi. Và nếu tốc độ chuyển động hướng tâm bằng 0 thì tần số tín hiệu thu được bằng đúng tần số tín hiệu phát đi.
Khi BEACON được kích hoạt, nó sẽ phát các mẫu rời rạc (chu kỳ khoảng 50 s, độ rộng thời gian mẫu khoảng 160 ms) tín hiệu có tần số chuẩn (460.025 MHz 10 Hz). Đáp ứng của Hệ thống sẽ tạo nên đường biểu diễn tần số - thời gian (rời rạc) của tín hiệu thu được từ vệ tinh, điểm uốn của đường cong sẽ tương ứng với thời điểm vệ tinh gần BEACON nhất (TCA - Time of Closest Approach). Độ dốc của đường cong tại điểm gần nhất xác định khoảng cách từ BEACON tới vệ tinh. Biết vị trí của vệ tinh ở thời điểm TCA sẽ xác định được hai điểm trên mặt đất thỏa mãn các điều kiện đã biết. Việc loại trừ tính đa trị của phép đo này sẽ thực hiện được kết hợp với phép đo các chu kỳ sau, khi mà vệt vệ tinh không lặp lại chu kỳ trước vì có sự chuyển dịch tương đối quỹ đạo vệ tinh quanh trục trái đất .