Nợ TK 6274: 1.612.500.000 đ Có TK 214: 1.612.500.000 đ
Trích khấu hao TSCĐ hữu hình dùng cho bộ phận văn phòng: căn cứ vào bảng chi tiết khấu hao TSCĐ (bảng 2-3) kế toán ghi:
Nợ TK 642: 293.606.000 đ
Có TK 214: 293.606.000 đ
2.2.4. Kế toán tổng hợp sửa chữa tài sản cố định hữu hình của Công ty cổ phần Than Hà Lầm – TKV phần Than Hà Lầm – TKV
TSCĐ là tư liệu lao động phục vụ lâu dài cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Do đó, để duy trì tính năng kỹ thuật và khả năng hoạt động liên tục của tài sản. Công ty luôn quan tâm đến việc sửa chữa bảo dưỡng TSCĐ hữu hình. Bản thân mỗi TSCĐ hữu hình đều lập định mức sửa chữa thường xuyên (bảo dưỡng) và sửa chữa lớn (đại tu).
Công ty cổ phần Than Hà Lầm - TKV tính chi phí sửa chữa ôtô vào chi phí vận tải là một khoản chi phí trực tiếp trong hoạt động kinh doanh vận tải ôtô và cũng là một khoản mức giá thành của vận tải ôtô giữa các tháng.
Căn cứ vào định mức chi phí sửa chữa phương tiện ôtô tính cho 1 km xe lăn bánh và số km thực tế hoạt động trong tháng để tính số phải trích trong tháng.
Quá trình sửa chữa phương tiện vận tải ôtô máy móc thiết bị, kế toán sử dụng tài khoản 6277, 2413, 335 để hạch toán chi phí sửa chữa TSCĐ hữu hình. Ngoài ra còn sử dụng một số tài khoản khác liên quan: 152, 111, 112…
Trong quá trình sửa chữa TSCĐ hữu hình sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề. Để TSCĐ hữu hình đó được sửa chữa cho tốt và mang tính hợp pháp đối với các chế độ kế toán mới, kế toán phải căn cứ vào các chứng từ sau:
- Biên bản xác định tình trạng kỹ thuật máy - Biên bản kiểm tra sửa chữa
- Phương án dự toán sửa chữa - Hợp đồng kinh tế
- Bản quyết toán sửa chữa xe
*Hạch toán sửa chữa nhỏ TSCĐ (sửa chữa thường xuyên)
Sửa chữa thường xuyên TSCĐ là công việc thay thế những chi tiết, bộ phận riêng lẻ của TSCĐ bị hư hỏng hao mòn nhằm duy trì hoạt động thường ngày của chúng trong khoảng thời gian giữa 2 kỳ sửa chữa lớn. Phạm vi sửa chữa hẹp, thời gian ngắn và chi phí sửa chữa không nhiều.
* Hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ
Sửa chữa lớn TSCĐ là công việc thay thế hàng loạt những chi tiết, bộ phận chủ yếu của TSCĐ nhằm khôi phục lại TSCĐ theo trạng thái tiêu chuẩn của thiết kế ban đầu; mặt khác thông qua sửa chữa lớn, người ta còn có thể tiến hành cải tạo nâng cấp TSCĐ cao hơn so với trạng thái tiêu chuẩn thiết kế ban đầu. Phạm vi sửa chữa rộng, thời gian sửa chữa dài và chi phí sửa chữa nhiều, doanh nghiệp cần phải lập dự toán trước khi sửa chữa và quyết toán sau khi kết thúc sửa chữa.
Trong năm 2009, công ty thuê ngoài tiến hành sửa chữa nâng cấp trụ sở làm việc, bảo trì và bảo dưỡng phương tiện vận tải và máy móc văn phòng, thiết bị đồ dùng…Bảng tổng hợp quyết toán tổng chi phí là 101.850.000 đồng. Căn cứ vào các chứng từ gốc (bao gồm hoá đơn GTGT về chi phí nâng cấp, bảo trì; biên bản quyết toán việc nâng cấp sửa chữa, bảo dưỡng; phiếu chi tiền mặt…), kế toán ghi sổ:
Nợ TK 2413: 101.850.000 đ Nợ TK 133: 10.185.000 đ
Có TK 111: 112.035.000 đ
Đồng thời, kết chuyển chi phí sửa chữa lớn TSCĐ hữu hình hoàn thành: Nợ TK 335: 112.035.000 đ
Chương 3:
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI