Phương hướng hoàn thiện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Cơ khí Xây dựng giao thông Thăng Long (chứng từ ghi sổ - ko lý luận) (Trang 68)

Như chúng ta đã biết, mục đích của HĐSXKD của một doanh nghiệp là tìm kiếm lợi nhuận và tối đa hóa lợi nhuận với chi phí bỏ ra là nhỏ nhất. Trong khi đó, khách hàng lại mong muốn tìm kiếm những sản phẩm thỏa mãn tối đa nhu cầu của mình. Vậy doanh

nghiệp phải tìm cách để giải quyết mâu thuẫn này: làm sao để tối đa hóa lợi nhuận mà vẫn thỏa mãn tốt nhu cầu của người tiêu dùng. Kế toán với tư cách là một trong những bộ phận quan trọng thực hiện việc quản lý, giám sát và điều hành những hoạt động kinh tế tài chính trong doanh nghiệp. Việc tổ chức tốt bộ máy kế toán trong doanh nghiệp không chỉ đơn thuần đảm bảo sự vận hành của bộ máy kế toán mà còn đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Những thông tin mà kế toán thu nhận, xử lý và cung cấp là căn cứ để doanh nghiệp nắm bắt được tình hình thực tế, từ đó tìm kiếm cho mình hướng đi phù hợp.

Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh tình hình HĐSXKD của doanh nghiệp. Việc tập hợp đầy đủ CPSX và tính đúng giá thành sản phẩm là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Kết quả về giá thành sản phẩm là cơ sở, là điều kiện cho công tác xác định kết quả kinh doanh, công tác quản lý CPSX và hạ thấp giá thành sản phẩm cũng như là phương hướng cho các chính sách cạnh tranh khác của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà công tác kế toán nói chung, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng cần được công ty chú trọng hoàn thiện, theo hướng:

- Thứ nhất: Nắm vững chức năng và nhiệm vụ của tổ chức hạch toán kế toán nói chung và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Song song với sự phản ánh là sự giám đốc quá trình kinh doanh một cách có hiệu quả. Do vậy cần hoàn thiện toàn bộ công tác kế toán nhằm tăng cường mức độ chính xác và tốc độ phản ánh thông tin về tài sản, công nợ, đưa ra các giải pháp tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.

- Thứ hai: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dựa trên các đặc trưng khác biệt giữa hoạt động sản xuất cơ khí và các hoạt động kinh doanh khác.

- Thứ ba: Kết hợp tính thống nhất và đa dạng về nội dung phương pháp hạch toán. Nội dung phương pháp hạch toán đều phải dựa trên pháp lệnh thống kê, các chế độ về chứng từ kế toán, chế độ TK kế toán, chế độ báo cáo kế toán, song cũng phải dựa trên các đặc điểm sản xuất đặc trưng của công ty.

của con người. Chỉ có như vậy mới đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm nói riêng.

- Thư năm: Đảm bảo nguyên tắc phục vụ theo yêu cầu của kinh doanh trên cơ sở thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Nguyên tắc này đòi hỏi khi hoàn thiện công tác kế toán phải nhạy bén chân thực phù hợp với các quy luật thị trường về kinh doanh đồng thời tuân thủ đúng các cơ chế chính sách, luật định, khi có những vấn đề bất cập nảy sinh thì cần thiết phải có đề xuất lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để có các biện pháp điều chỉnh cho phù hợp.

3.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CPCKXDGT Thăng Long

Qua quá trình tìm hiểu thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CPCKXDGT Thăng Lon g, đồng thời trên cơ sở những kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình học tập và nghiên cứu ở trường, em xin đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty như sau:

1) Về hệ thống TK sử dụng

Công ty nên xây dựng hệ thống TK mà trong đó các TK tính giá thành như: 621, 622, 627, 154 được chi tiết theo cả xí nghiệp sản xuất và theo sản phẩm của từng xí nghiệp đó, theo dạng 621.A.B, 622.A.B, 627.A.B, 154.A.B trong đó:

1: Xí nghiệp Sản xuất cơ khí giao thông số 1 2: Xí nghiệp Sản xuất cơ khí giao thông số 2 3: Xí nghiệp Sản xuất sản phẩm an toàn giao thông

4: Xí nghiệp Xây dựng công trình giao thông số 1

A: Chi tiết theo 5: Xí nghiệp Xây dựng công trình giao thông số 2

XNSX 6: Xí nghiệp Thương mại dịch vụ vận tải

7: Xí nghiệp Xây dựng dân dụng dịch vụ thương mại

8: Xí nghiệp Sản xuất kinh doanh hàng dân dụng dịch vụ tổng hợp 9: Xí nghiệp Xây dụng thương mại giao thông

10: Xí nghiệp Sản xuất cơ khí giao thông số 3

01: Biển báo các loại 02: Tấm sóng các loại 03: Gương cầu giao thông 07: Sơn đường

B: Chi tiết theo 08: Máy phun sơn nóng

Sản phẩm 11: Tấm chống chói

12: Sàn lót 37: Rọ đá 45: Cột km 47: Nhôm kính

Như vậy tài khoản chi tiết TK 621.9.01 cho biết CPNVLTT sản xuất Biển báo các loại tại Xí nghiệp XDTMGT.

Đến cuối kỳ ngoài Sổ cái tập hợp chi phí sản xuất cho toàn công ty, Kế toán có thể lập thêm Sổ cái cho từng Xí nghiệp sản xuất. Như vậy sẽ biết được chi tiết hơn số liệu vể chi phí phát sinh hay giá trị SPDD ở từng Xí nghiệp sản xuất. Từ đó có biện pháp điều chỉnh cũng như quản lý chi phí ở từng xí nghiệp sản xuất phù hợp với đặc điểm sản phẩm sản xuất tại xí ngiệp đó.

NVL là một yếu tố chủ yếu cấu thành nên sản phẩm. Ở Công ty CPCKXDGT Thăng Long CPNVLTT thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, do đó xác định chính xác giá trị NVL nhập kho, xuất kho có ý nghĩa rất lớn đối với việc tính chính xác chỉ tiêu giá thành sản phẩm.

Vì vây Công ty nên sử dụng phương pháp Bình quân cả kỳ dự trữ để tính giá NVL xuất kho thay cho phương pháp Nhập trước – Xuất trước mà công ty hiện đang sử dụng. Theo đó:

Đơn giá bình quân

cả kỳ dự trữ = Giá trị vật tư tồn đầu kỳ + Giá trị vật tư nhập trong kỳ Số lượng vật tư tồn

đầu kỳ + Số lượng vật tư nhập trong kỳ

Phương pháp này đơn giản, dễ làm, giảm nhẹ được hạch toán chi tiết NVL, bởi vì phương pháp này không phụ thuộc vào số lần nhập, xuất NVL trong kỳ. Hơn nữa phương pháp này phù hợp với tình hình của công ty, khi mà số lần xuất NVL sản xuất là tương đối nhiều.

Phương pháp này cũng giảm bớt được tình trạng chi phí hiện hành không phù hợp với doanh thu hiện hành .Trong khi giá NVL xuất kho theo Phương pháp Nhập trước – Xuất trước phụ thuộc hoàn toàn vào giá trị của NVL tồn từ kỳ trước, thì theo Phương pháp Bình quân cả kỳ dự trữ giá NVL xuất kho chỉ phụ thuộc một phần vào giá NVL tồn kho đâu kỳ bởi đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ phụ thuộc vào cả giá trị vật tư, số lượng vật tư tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ.

Nếu áp dụng phương pháp này thì giá NVL xuất kho trong kỳ sẽ được hạch toán theo giá tạm tính, đến cuối kỳ kế toán mới tính đơn giá NVL xuất kho trong kỳ và tiến hành điều chỉnh giá trị NVL xuất kho. Như vậy việc tính giá NVL bị dồn đến cuối kỳ. Tuy nhiên với sự hỗ trợ của hệ thống máy vi tính và phần mềm kế toán thì công việc này không quá phức tạp, khi trong kỳ kế toán đã hạch toán toàn bộ các nghiệp vụ nhập kho NVL.

3) Về phương pháp hạch toán các khoản mục chi phí

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Thông thường toàn bộ giá trị của lô NVL xuất kho phục vụ cho sản xuất sản phẩm sẽ được hạch toán vào CPNVLTT, còn đối với NVL mua ngoài không nhập kho mà mang thẳng xuống xí nghiệp sản xuất thì kế toán nên hạch toán vào CPNVLTT đúng bằng giá NVL nhập kho trong trường hợp lô hàng đó được nhập kho NVL, tức là chi phí thu mua (vận chuyển, bốc dỡ…) sẽ được tính vào CPNVL trong kỳ chứ không phải là CPSXC như kế toán công ty hiện đang làm. Như vậy kế toán mới phản ánh đúng nội dung của khoản mục chi phí, cách hạch toán này cũng sẽ làm thay đổi giá trị của SPDD cuối kỳ và giá thành của sản phẩm hoàn thành.

Chi phí nhân công trực tiếp

- Công ty cần nhanh chóng áp dụng tỷ lệ trích Bảo hiểm mới theo Công văn số 3621/BHXH-THU ngày 07/12/2009 của Bảo hiểm Thành phố. Trong đó:

• BHXH: Trích 22% theo lương cơ bản của người lao động trong đó 16% tính vào chi phí SXKD, còn 6% trừ vào lương

• BHYT: Trích 4,5% theo lương cơ bản của người lao động trong đó 3% tính vào chi phí SXKD, còn 1,5% trừ vào lương

• BHTN: Trích 2% theo lương cơ bản của người lao động trong đó 1% tính vào chi phí SXKD, còn 1% trừ vào lương

Đối với KPCĐ: trích 2% theo lương thực tế của người lao động trong đó 1% tính vào chi phí SXKD, 1% trừ vào lương. Nếu công ty có thỏa thuận với người lao động sẽ chịu toàn bộ KPCĐ cho người lao động, thì 1% không tính vào chi phí SXKD sẽ được trừ vào Lợi nhuận sau thuế của công ty.

Kế toán nên trích các khoản này căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương được lập vào cuối mỗi tháng thay vì việc đợi đến cuối mỗi kỳ mới tổng hợp và tính các khoản trích theo lương.

Chi phí sản xuất chung

- Kế toán nên tính và phân bổ khấu hao TSCĐ cũng như CCDC vào cuối các kỳ kế toán thay vì sử dụng số liệu tạm tính. Như vậy CPSXC sát thực tế hơn, là cơ sở để tính đúng, tính chính xác giá thành sản phẩm. Hơn nữa nó cũng tránh tình trạng để công

việc dồn vào cuối năm tài chính.

- Kế toán cần xác định chính xác các chi phí được hạch toán vào TK 627 “Chi phí sản xuất chung”. Chẳng hạn như:

• Hiện tại toàn bộ cước vận chuyển kế toán đều hạch toán vào CPSX chung trong kỳ. Như vậy là không phản ánh đúng nội dung của chi phí phát sinh. Nếu là cước vận chuyển cho lô NVL sản xuất sản phẩm thì phải hạch toán vào CPNVLTT, chi phí vận chuyển lô hàng bán cho khách hàng thì phải được hạch toán vào TK 641 “Chi phí bán hàng”, chỉ có cước vận chuyển phục vụ cho việc sản xuất tại xí nghiệp thì mới được hạch toán vào TK 627.

• Trong kỳ, Xí nghiệp Xây dựng thương mại giao thông nhận được hợp đồng thi công, lắp đặt hệ thống biển báo trên Quốc lộ 18, kế toán đã hạch toán toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình thi công lắp đặt vào CPSXC sản xuất biển báo, đẩy CPSXC trong kỳ lên cao vô lý làm giá thành sản phẩm cuối kỳ tăng theo. Đối với các khoản chi phí phát sinh cho hợp đồng đó, kế toán có thể hạch toán trực tiếp vào giá vốn trong kỳ, ghi:

Nợ TK 632

Có TK 111, 112, 152, 331…

4) Về quản lý chi phí sản xuất

Xuất phát từ thực trạng ở công ty cho thấy rằng ở các xí nghiệp sản xuất, phế liệu thu hồi hầu như không được hạch toán. Đây có thể được coi là một thiếu sót trong quản lỳ chi phí của công ty. Nếu công ty tận dụng khoản phế liệu này thì đó sẽ là một nhân tố góp phần hạ giá thành sản phẩm sản xuất. Phế liệu của công ty tại các xí nghiệp sản xuất chủ yếu bao gồm: thép phế liệu, sắt mẩu, phoi, tôn … Khoản thu hồi này sẽ làm giảm chi phí. Vì vậy cuối mỗi kỳ các xí nghiệp nên lập Bảng kê phế liệu thu hồi, sau đó đưa lên Phòng Tài chính – Kế toán làm cơ sở để ghi giảm chi phí sản xuất trong kỳ. Có thể sử dụng mẫu bảng sau đây:

 Sinh viên: Vũ Thị Hợp Lớp: Kế toán 48C

BẢNG KIỂM KÊ PHẾ LIỆU THU HỒI CUỐI KỲ

Ngày … tháng … năm …

Số: …….. Bộ phận sử dụng:………..

STT Tên, nhãn hiệu, quy cách,

phẩm chất phế liệu thu hồi

Đơn vị tính Số lượng Lý do A B 1 2 C 1 2 3 Phụ trách bộ phận sử dụng (Ký, họ tên)

Căn cứ vào Bảng kiểm kê này, kế toán ghi giảm chi phí sản xuất trong kỳ: Nợ TK 152, 111, 131….

Có TK 154

5) Về Kế toán quản trị

Bên cạnh Kế toán Tài chính, Kế toán quản trị là một bộ phận không thể thiếu để kế toán thực sự trở thành công cụ quản lý đắc lực của nhà quản trị. Trong khi thông tin của Kế toán tài chính là thông tin về các nghiệp vụ kinh tế tài chính đã xảy ra trong quá khứ thì thông tin của Kế toán quản trị về cơ bản là những thông tin vừa mang tính chất thực tế vừa mang tính chất điều chỉnh, phục vụ cho việc lập các dự toán, dự đoán tương lai để quyết định một phương án tối ưu của nhà quản trị. Kế toán quản trị có hai chức năng quan trọng là hoạch định và kiểm tra.

Để kiểm soát chi phí sản xuất, kế toán quản trị xây dựng nên các định mức chi phí sản xuất. CPNVLTT và CPNCTT luôn là chi phí khả biến. Việc xây dựng định mức hai loại chi phí này dựa trên định mức giá (giá 1 đơn vị NVL, giá 1 giờ công lao động trực tiếp) và định mức lượng (lượng NVL trực tiếp, lượng thời gian hoàn tất 1 đơn vị sản phẩm). Riêng CPSXC, do bao gồm nhiều khoản mục nên để xây dựng định mức cần tách

thành 2 bộ phận: biến phí sản xuất chung và định phí sản xuất chung và thường dùng tỷ lệ theo thời gian để xây dựng hệ thống chi phí tiêu chuẩn.

Sau khi đã xây dựng hệ thống định mức chi phí, kế toán tiến hành so sánh giữa chi phí thực tế với định mực. Nếu có chênh lệch thì phải làm rõ nguyên nhân gây ra và các biện pháp để khắc phục nếu là chênh lệch tăng, và phát huy nếu là chênh lệch giảm. Việc xem xét một cách tỉ mỉ, chi tiết chi phí trên cơ sở so sánh chi phí thực tế với định mức là căn cứ để kiểm soát chi phí một cách có hiệu quả nhất, là cơ sở để tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm

Chính vì chức năng kiểm soát chi phí mà Kkế toán tài chính không có được nên công ty nên kết hợp Kế toán quản trị với Kế toán tài chính trong quá trình quản lý. Việc xây dựng bộ phận Kế toán quản trị phải đảm bảo:

- Đảm bảo được sự phù hợp giữa Bộ phận Kế toán quản trị với đặc điểm HĐSXKD của công ty.

- Phải đáp ứng được yêu cầu, chỉ tiêu quản trị do công ty đề ra

- Bộ phận xây dựng phải khả thi và tiết kiệm, đảm bảo hiệu quả tối đa

3.3. Điều kiện thực hiện

Trong quá trình thực hiện công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng, kế toán phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp với đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của hạch toán kế toán trên cơ sở luật, chế độ, chuẩn mực kế toán ban hành. Đồng thời công tác thực hiện phải xuất phát từ đặc điểm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Cơ khí Xây dựng giao thông Thăng Long (chứng từ ghi sổ - ko lý luận) (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w