Định hướng các yêu cầu thiết kế và cách giải quyết các vấn đề thiết kế

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT KHAI THÁC THỦY SẢN (Ths Hà Phước Hùng) Tập 2 docx (Trang 73 - 74)

L ưới vây rút chì H (2) HA H Cá đàn ưới kéo

4.3 Định hướng các yêu cầu thiết kế và cách giải quyết các vấn đề thiết kế

các vn đề thiết kế

Định luật sinh học về chọn lọc tự nhiên và thích nghi của loài cũng có thểđược áp dụng trong đánh sự tồn tại của ngư cụ. Một kiểu lưới nào đó đã từng được sử dụng rộng rãi trước đây thì nay có thể bị mất đi hoăc bị quên lãng một khi ngư cụ mới giúp khai thác tốt hơn và thuận lợi hơn. Việc tích lũy kinh nghiệm hoặc yêu cầu cần loại bỏ

kiểu ngư cụ cũ là cơ sở cho các ý niệm về thiết kế mới hoặc cải tiến ngư cụ. Các thông số cho thiết kế ngư cụ mới có thểđược chia thành 4 nhóm.

1. Các thông số mà đã được củng cố qua khai thác hoặc mong muốn mang nét đặc trưng của hoạt động khai thác, gồm: sản lượng (C) mỗi mẽ lưới, tốc độ di chuyển của ngư cụ hoặc tốc độ dòng chảy (V), công suất tàu (P) hoặc thời gian trung bình của chu kỳ khai thác. Trong một vài trường hợp, còn cần thêm một số thông số khác, như: kích thước tối đa của ngư cụ; kích thước và tính năng của tàu, sản lượng tối đa trên một chu kỳ khai thác; trạng thái biển, các dòng đại dương và băng trôi.

2. Các thông số do chính quyền hoặc qui tắc và luật lệ quốc tế đặt ra, như: cở mắt lưới tối thiểu; loại xơ sợi sử dụng; hạn ngạch khai thác; cỡ cá đánh bắt tối thiểu; các tải cho phép trong ngư cụ và thiết bị của nó; trọng lượng ngư cụ tối đa cho tính ổn định của tàu và giới hạn các điều kiện khai thác an toàn. Các chuẩn mực này thường là có tính bắt buộc phải thể hiện trong thiết kế.

3. Các thông sốđược chọn theo trực giác của người thiết kế cho chức năng tối ưu hoặc tối thiểu, gồm: các chi tiết cấu trúc (số lượng và vị trí của các tấm lưới, số thừng và các thiết bị khác). Các thông số này không nên chọn tùy tiện mà nên được tỉ lệ hoá,

được vẽ dựa trên kinh nghiệm thiết kế và kết quả tính toán lý thuyết.

4. Các thông sốđược tìm thấy qua tính tỉ lệ trong quá trình thiết kế là: kích thước cuối cùng của ngư cụ, độ lớn của lực cản thông qua phụ tùng phao, chì, neo, ván lưới, v.v.. cần đảm bảo đểđạt được ngư cụ mong muốn.

Về phương diện toán học nếu có ”n” thông số (đại lượng) chưa biết có liên quan với nhau thì phải có một hệ thống của ”n” phương trình để tìm rea những giá trị. Tuy nhiên, giải quyết vấn đề này trong ngư cụ thì không dễ bởi hầu hết các quan hệ chức năng trong ngư cụ thường đối lập nhau, như giữa kích thước và lực cản, hoặc giữa lực cản và độ sâu khai thác. Do đó, hầu hết các vấn đề của thiết kế ngư cụ đều được giải quyết bằng phương pháp gần đúng hoặc gần đúng liên tục.

Phương pháp dựa trên kinh nghiệm khai thác ngư cụ hiện hữu có ứng dụng thêm cái mới đã được chứng minh là phương pháp tốt. Khi đó một số đặc tính tốt của

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT KHAI THÁC THỦY SẢN (Ths Hà Phước Hùng) Tập 2 docx (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)