1. Trong nước
1.1. Cơ hội
• Phát triển nông thôn bền vững, nâng cao đời sống của người dân nông thôn là một trong những chủ trương lớn của Đảng và nhà nước.
• Dự báo kinh tế Việt nam sẽ vẫn phát triển nhanh, khoảng 7- 8%/năm tạo điều kiện để thực hiện các mục tiêu ASXH.
• Đảng và Chính Phủ đặc biệt coi trọng việc đảm bảo ASXH cho dân DCNT nói chung, DC vùng NTKK nói riêng: Nghị quyết Tam nông; Đề án Đào tạo nghề cho Lao động Nông thôn, đề án Hỗ trợ Thanh niên học nghề và Tạo việc làm giai đoạn 2008- 2015, các CT giảm nghèo, Đề án 30a.
1.2. Thách thức
• Đất nước còn nghèo. Khu vực nông thôn vẫn lạc hậu, mức sống thấp, nhất là vùng dân tộc, miền núi. Bất bình đẳng gia tăng. Xu hướng tập trung hóa ruộng đất ngày càng rõ ràng.
• CNH và HĐH cũng có những tác động tiêu cực như: quỹ đất canh tác bị thu hẹp, nhiều lao động bị mất đất, mất việc làm. • Trình độ CMKT thấp so với yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn.
• Thiên tai, các cú sốc về kinh tế và nhiều rủi ro khác đang tác động rất lớn đến đời sống người dân, đặc biệt là người nghèo và cận nghèo. Đối tương ASXH chủ yếu ở nông thôn.
• Mạng lưới ASXH chưa phát triển. Đa số lao động nông thôn chưa tham gia BHXH, BHYT. Chất lượng các dịch vụ xã hội kém, đặc biệt là y tế, giáo dục, việc làm chưa thực sự hướng tới nhu cầu người nghèo vùng khó khăn.
2. Quốc tế
• Hội nhập mang lại nhiều thời cơ nhưng cũng như thách thức. Thị trường nông sản được mở rộng, phát huy thế mạnh của những mặt hàng chủ lực, tạo cơ hội thu hút đầu tư, tiếp thu
công nghệ tiến bộ nhưng lại chịu tác động của biến động giá cả, khủng hoảng toàn cầu, bị ràng buộc bởi những rào cản kỹ thuật và phải cạnh tranh bình đẳng.
• KHCN phát triển mạnh sẽ tạo điều kiện nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm nông nghiệp nhưng nó lại đòi hỏi phải có LLLĐ có trình độ tương xứng. Việc lạm dụng các sản phẩm hóa học đang dẫn đến nguy hại cho môi trường. • Việt nam là một trong 5 nước chịu ảnh hưởng lớn nhất của biến