Đánh giá chung 1 Mặt được

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI VỚI DÂN CƯ NÔNG THÔN, DÂN CƯ VÙNG NÔNG THÔN KHÓ KHĂN, VÙNG DÂN TỘC, MIỀN NÚI (Trang 29 - 33)

1. Mặt được

• Vai trò của ASXH với DCNT, dân cư vùng NTKK, vùng DT, MN ngày càng rõ trong chủ trương của Đảng và Nhà nước phù hợp với nền KTTT định hướng XHCN.

• Các chủ trương đã từng bước được thể chế hoá thành chính sách, luật pháp và các chương trình mục tiêu, bước đầu hình thành hệ thống ASXH đa tầng và đa dạng về hình thức, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho đối tượng tiếp cân.

• Hệ thống sự nghiệp cung cấp dịch vụ ASXH hình thành và ngày càng phát triển, nhất là các cơ sở day nghề, tư vấn và giới thiệu việc làm, BHXH, BHYT, chăm sóc người có công, chăm sóc đối tượng BTXH...

• Đối tượng tham gia và thụ hưởng các chính sách ASXH ngày càng tăng; góp phần đảm bảo ổn định cụộc sống và hoà nhập cộng đồng

• Đầu tư của Nhà nước cho ASXH ngày một tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư phát triển XH

• Đã huy động được nguồn lực khá lớn của cộng đồng để hỗ trợ cho đối tượng , nhất là đối tượng ở khu vực nông thôn, vùng khó khăn, vùng dân tộc, miền núi đồng thời khuyến khich đối tượng tự vươn lên tạo ra một hệ thông ASXH bền vững hơn. • Quản lý Nhà nước về ASXH được tăng cường, nhất là về tổ

chức bộ máy, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, cán sự xã hội; đẩy mạnh cải cách hành chính, phân cấp cho địa phương; mở rộng dân chủ, phát huy sự tham gia của đối tượng; bước đầu áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, trước hết là

2. Tồn tại

• Chưa có một hệ thống ASXH đồng bộ, thiếu liên kết và hỗ trợ nhau; một số CS ASXH còn bất hợp lý; thiếu các chính sách đặc thù cho DCNT, DC vùng NTKK, vùng DT, MN

• Diện bao phủ còn thấp, chưa vươn tới những đối tượng vùng khó khăn nhất. BHXH chưa đến được khu vực kinh tế không chính thức, nhất là ở nông thôn, khi bị rủi ro sẽ tạo ra gánh nặng cho ngân sách. Chất lượng dịch vụ ASXH còn bất cập nhất là đối với DCNT, DC vùng NTKK, vùng DT, MN.

• Nguồn lực đầu tư cho ASXH của Nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng của ASXH; trong khi đó huy động từ cộng đồng cũng còn hạn chế, nhất là vùng nông thôn khó khăn. • Hệ thống sự nghiệp cung cấp dịch vụ ASXH phát triển chưa theo

kịp yêu cầu thực tiễn; quản lý Nhà nước về ASXH còn nhiều yếu kém và bất cập.

3. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm

• Chưa có nghiên cứu toàn diện về hệ thống ASXH có tham khảo kinh nghiệm Quốc tế để vận dụng vào bối cảnh của VN

• Chưa thống nhất đầu mối quản lý các chính sách ASXH dẫn đến phân tán nguồn lực, chồng chéo giữa các chương trình, chính sách và tất yếu làm giảm hiệu lực của quản lý

• Mục tiêu đặt ra về bảo đảm ASXH là lớn nhưng nguồn lực đầu tư của Nhà nước lại chưa tương xứng. Chưa thu hút được sự tham gia của các đối tác xã hội và của bản thân đối tượng.

• Năng lực của bộ máy triển khai còn nhiều hạn chế nhất là ở cấp cơ sở. Chưa phân định rõ trách nhiệm về quản lý Nhà nước với cung cấp các dịch vụ.

• Chưa có những đề án, chương trình ASXH riêng cho những nhóm đặc thù, đặc biệt là cho đồng bào DTTS, trẻ em.

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI VỚI DÂN CƯ NÔNG THÔN, DÂN CƯ VÙNG NÔNG THÔN KHÓ KHĂN, VÙNG DÂN TỘC, MIỀN NÚI (Trang 29 - 33)