HỆ THỐNG GIẢNG DẠY LAO ĐỘNG KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP VÀ GIẢNG DẠY KỸ THUẬT TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - NGUYỄN VĂN HỘ ppt (Trang 141 - 144)

Ở nước ta, sản xuất nông nghiệp là một bộ phận vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, vì thế mặt trận nông nghiệp luôn luôn đứng vào vị trí hàng đầu lôi cuốn mọi sức lực, tài năng và trí tuệ của nhiều lĩnh vực khoa học, trong đó có sự

ở nông thôn và một phần lớn trong các em, sau khi rời ghế nhà trường phổ thông sẽ trở

lại phục vụ cho sự phát triển nông nghiệp, vì thế việc trang bị cho học sinh một hệ

thống những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cũng như một số kỹ

năng, kỹ xảo lao động nông nghiệp là cần thiết.

Do tính chất quan trọng của sản xuất nông nghiệp, từ lâu, lao động kỹ thuật nông nghiệp đã trở thành môn học chính khoá ở THCS và THPT. So với sự phát triển của môn kỹ thuật công nghiệp thì việc giảng dạy kỹ thuật nông nghiệp đã được hoàn chỉnh hơn nhiều : có sách giáo khoa viết cho các vùng nông nghiệp điển hình của đất nước ; nội dung chương trình chi tiết, cụ thể, phản ánh tương đối rõ rệt tính chất thực tiễn Việt Nam và có cơ sở khoa học ; đội ngũ giáo viên giảng dạy và ngay cả bản thân học sinh ít nhiều, đều có những kinh nghiệm thực tiễn sản xuất nông nghiệp ; có sự giúp

đỡ cần thiết của các hợp tác xã nông nghiệp - vềđất đai, con giống, cây trồng công cụ, cán bộ kỹ thuật...

Mặc dầu vậy, cho đến nay môn Kỹ thuật nông nghiệp hầu như chưa được các trường phổ thông lưu ý, đôi khi người ta coi nó như một môn phụ, dạy lý thuyết không có thực hành, dạy thực hành thiếu cơ sở khoa học cần thiết, chuồng trại, vườn trường kể cả những trường ở nông thôn nhiều khi không có hoặc có mà thiếu sự chăm nom, tu sửa thường xuyên.

Tất cả những tồn tại này hạn chế hiệu quả chuẩn bị nguồn lực lao động có kỹ

thuật cho sản xuất nông nghiệp của nhà trường phổ thông.

Như chúng ta biết, mỗi môn học mang những đặc trưng riêng phản ánh lĩnh vực khoa học đã sinh ra. Môn Kỹ thuật nông nghiệp là một trong những bộ môn thực hành kỹ thuật cũng phản ánh những nét chung của sản xuất nông nghiệp mà ta có thể kể ra

đó là :

+ Trong sản xuất nông nghiệp, thời gian tạo ra sản phẩm so với lĩnh vực công nghiệp là dài hơn đáng kể (chẳng hạn để có rau ăn cũng cần tới 2 - 3 tháng, để có mít

ăn cần 5 - 7 năm). Trong khi đó, sản phẩm công nghiệp thường được tạo ra trong một quãng thời gian tương đối ngắn.

+ Quá trình tạo ra sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp thường phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản là : lao động của con người và quá trình biến đổi tự nhiên diễn ra trong cơ cấu của động vật và thực vật. Tất nhiên, mục đích lao động của con người là tạo nên những điều kiện tốt nhất cho cơ chế tự nhiên của động vật và thực vật sinh trưởng, nhưng chính trong quá trình tạo nên chất hữu cơ, con người lại không tham gia trực tiếp mà chỉ tạo ra những ảnh hưởng để tác động đến quá trình đó. Còn trong sản xuất công nghiệp, sản phẩm được tạo nên chỉ với một yếu tố cơ bản là lao động con người. Theo dõi sản xuất nông nghiệp, theo kinh nghiệm cổ truyền cũng như trong sự

phát triển của khoa học kinh tế hiện đại, hàng loạt những yếu tố chung nhất được xét tới như : làm đất, điều tiết nước, ánh sáng, không khí, chọn và xử lý giống, phân bón, phòng trừ sâu bệnh (trên các cây trồng) hoặc là chế độ nuôi dưỡng, chọn giống, phòng

bệnh (đối với con vật)...

Muốn cho sản phẩm thu hoạch được nhiều, ngoài những yếu tố phụ thuộc vào lao

động của con người, còn phải có sự tham gia của thời tiết, khí hậu, môi trường... vì thế, hệ thống, giảng dạy lao động nông nghiệp còn mang tính chất thời vụ phải phản ánh một số hệ thống công nghệ của các quá trình sản xuất cơ bản (hay là hệ thống các quy trình sản xuất nông nghiệp). Việc giảng dạy theo hệ thống này sẽ gắn sự hiểu biết của học sinh không chỉ với những kiến thức và kỹ năng kỹ thuật canh tác, chăn nuôi riêng lẻ mà còn với những kiến thức, kỹ năng điển hình tồn tại trong nhiều lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi.

Do tình trạng cắt xén, xáo trộn chương trình của một số trường phổ thông, tính hệ

thống nhằm đảm bảo nguyên tắc giáo dục kỹ thuật tổng hợp của bộ môn Kỹ thuật nông nghiệp bị phá vỡ, học sinh chỉ tiếp cận với một số những kiến thức kỹ thuật và kỹ năng thực hành của một vài loại và cây con riêng lẻ. Trên thực tế, các công trường vùng đô thị lại chỉ nặng về phương diện lý thuyết. Ngay ở một số trường có tiến hành công tác thực hành thí nghiệm, học sinh cũng chưa tiếp nhận được những kiến thực nông sinh học chung và chỉ tiếp thu được một số kiến thức và kỹ năng chuyên biệt của một vài lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi nào đó.

C. Mác cho rằng, dạy công nghệ học sẽ giúp học sinh hiểu rõ những nguyên tắc cơ bản của tất cả các quá trình sản xuất, nắm được cơ sở khoa học tự nhiên nằm trong các quá trình này về cơ học, vật lý và hoá học. Riêng trong các quy trình sản xuất nông học còn kèm theo tính chất sinh học. Ở nước ta, lao động nông nghiệp của học sinh trong trường phổ thông (trừ một số trường điển hình tiên tiến) nhìn chung còn rất ít

được trang bị về mặt cơ sở vật khoa học. Bản thân việc sắp xếp chương trình cũng chưa phản ánh rõ điều đáng quan tâm ấy. Chẳng hạn những quy luật của kinh tế canh tác và công cụ được giải thích khá nhiều trong vật lý thì mãi tới lớp 6 học sinh mới

được tiếp cận, còn các kiến thức hoá học rất cần cho việc giải thích sự biến đổi hoá học trong cây trồng thì mãi đến lớp 7 học sinh mới được lĩnh hội. Chính những tồn tại trên dẫn tới những lỗ hổng lớn trong kiến thức, kỹ năng lao động, gây ra hiện tượng của học sinh khi ra trường chưa trở thành một lực lượng có am hiểu kỹ thuật vững chắc đểđi vào thực tiễn sản xuất.

Để phần nào giải quyết những tồn tại trên, nhằm đảm bảo tính kỹ thuật tổng hợp trong quá trình tích luỹ kiến thức, kỹ năng trồng trọt chăn nuôi, theo chúng tôi cần thiết phải:

- Đưa một số kiến thức khoa học cơ bản về sinh vật, vật lý, hoá học, địa lý... có liên quan tới các quy trình sản xuất nông nghiệp dưới dạng sơ giản, cô đọng và có hệ

thống vào trong giáo trình kỹ thuật nông nghiệp ở các bậc học.

- Thiết lập một hệ thống các công tác thực hành sản xuất trồng trọt và chăn nuôi dựa trên hệ thống quy trình sản xuất cơ bản, phổ biến trong nông nghiệp ởđịa phương và toàn quốc.

- Để làm cho kiến thức kỹ thuật, kỹ năng canh tác được củng cố ở những địa

điểm cho phép, nên tổ chức các đội lao động của học sinh trong các hợp tác xã, các đội này sẽ tận dụng được sự giúp đỡ của những người có kinh nghiệm thực tiễn, đồng thời tác động trở lại bằng kiến thức khoa học của mình làm tăng năng suất sản phẩm so với mức khoán ấn định của hợp tác xã.

4. Thiết lập có quy hoạch vườn trường, chuồng trại làm nơi tiến hành các công tác thực hành và thực hành thí nghiệm nông nghiệp theo nội dung định sẵn của chương trình.

5. Soạn thảo một số sách hướng dẫn thực hành kỹ thuật nông nghiệp cho giáo viên và học sinh ứng với mỗi loại chương trình cụ thể. Thực hiện được một số yêu cầu nêu trên chúng ta sẽ tạo ra những khả năng đưa việc giảng dạy lao động kỹ thuật nông nghiệp ở các trường phổ thông theo tư tưởng lao động kỹ thuật tổng hợp.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP VÀ GIẢNG DẠY KỸ THUẬT TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - NGUYỄN VĂN HỘ ppt (Trang 141 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)