4.1. Cấu trúc của hệ thống hướng nghiệp
Hướng nghiệp đối với tuổi trẻ - là một hệ thống đa cấp.
sau : khai sáng nghề, thông tin nghề, giáo dục nghề, chẩn đoán nghề, tư vấn nghề, lựa chọn nghề, tuyển chọn nghề và thích ứng nghề (xem sơđồ 2).
Sơđồ 2. Các bộ phận hợp thành hệ thống hướng nghiệp
Mỗi một thành phần trong cấu trúc có đặc trưng riêng về nội dung và phương pháp thực hiện trong những điều kiện thực tiễn của hoạt động hướng nghiệp tuỳ thuộc vào mức độ chuẩn bị cho tuổi trẻ tiếp tục học lên trong các trường đại học đi vào hoạt
động trong nhà trường tại các cơ sở đào tạo nghề nghiệp hoặc trong sản xuất. Hoạt
động hướng nghiệp được thực hiện trong sự gắn bó chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Khai sáng nghề, dự báo nghề và tư vấn nghềđược tiến hành trong các trường phổ
thông và trong các cơ sởđào tạo chuyên nghiệp, còn tuyển chọn và thích ứng nghề chỉ được thực hiện chủ yếu trong các cơ sởđào tạo nghề trong các tập thể lao động. Giáo dục nghề cho thanh thiếu niên được thực hiện trong nhà trường, các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp và các tập thể lao động.
Dưới đây chúng ta sẽ xem xét những thành phần trong cấu trúc nêu trên trong hệ
thống hướng nghiệp.
4.1.1. Khai sáng nghề nhằm cung cấp cho học sinh những kiên thức về nghề
nghiệp, để trên cơ sởđó hình thành cho các em thái độ tích cực và hứng thú đối với các dạng hoạt động lao động nghề nghiệp, tạo dựng ý thức chủđộng trong lựa chọn nghề
Trong khai sáng nghề theo thứ tự có thể bao gồm các yếu tố thành phần : thông tin nghề, tuyên truyền nghề và cổđộng nghề (quảng cáo nghề)...
Mục đích của thông tin nghề là giúp học sinh quen biết với các đang hoạt động, những nghề nghiệp khác nhau trong xã hội, xu hướng phát triển của chúng, nhu cầu của thị trường lao động nghề nghiệp, những đặc điểm của hoạt động nghề, điều kiện và những thủ tục để thi tuyển vào các cơ sởđào tạo chuyên nghiệp, dạy nghề. Thông tin nghề cần đảm bảo các yêu cầu : tính giáo dục - cần nêu rõ ý nghĩa của lao động đối với
khách quan - thông tin nghề cần phản ánh không chỉ những mặt thuận lợi của nghề mà cả những mặt khó khăn, phức tạp của nó ; làm quen với mức độ hiện đại của nghề
nghiệp và những điều kiện lao động, chỉ ra những khả năng phát triển của nghề. Trong khi trình bày nội dung nghề, cần phản ánh không chỉ tình trạng hiện tại của nó mà cần phải đề cập cả quá khứ và tương lai phát triển của nghề ; Tính toàn diện - bao gồm trong đó việc chỉ rõ nghề nghiệp không chỉ với quan điểm kỹ thuật - công nghệ, mà cả
với quan điểm kinh tế - xã hội, nhân cách.
Phần hợp thành quan trọng của khai sáng nghề là cổ động (vận động) nghề cho tuổi trẻ để họ có thể hiểu rõ những nghề mà địa phương đang đòi hỏi nhằm phát triển kinh tế vùng, những cơ sở đào tạo nghề đóng trên địa bàn khu vực. Mục đích của tuyên truyền nghề là phổ biến những kiến thức về nội dung và phương pháp hoạt động hướng nghiệp cho giáo viên nhà trường, các tổ chức xã hội, cha mẹ học sinh. Tổng kết và ứng dụng những kinh nghiệm thực hiện có hiệu quả hoạt động hướng nghiệp.
Nhiệm vụ của tuyên truyền nghề là khơi dậy ở học sinh hứng thú đối với những nghề, những lĩnh vực sản xuất, những doanh nghiệp đang đòi hỏi nguồn nhân lực cần thiết của xã hội, hình thành cho học sinh thái độ tích cực đối với các nghề phổ thông trong công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông và các lĩnh vực phục vụ khác.
Một trong những hình thức tuyên truyền mang tính xã hội rộng lớn là quảng cáo. Quảng cáo là dịch vụ thông tin mang tính phi cá nhân về sản phẩm hoặc ý tưởng của một chủ thể muốn thông qua các phương tiện thông tin đại chúng tác động tới nhận thức, thái độ hoặc hành vi của một sốđối tượng nào đó.
Quảng cáo thường là một dịch vụ kinh doanh vì bên thuê quảng cáo phải trả tiền
để thông tin về sản phẩm hoặc ý tưởng của mình được một số đối tượng nào đó biết
đến.
Quảng cáo mang tính phi cá nhân bởi nó nhằm tác động vào một nhóm người chứ không chỉ riêng lẻ một cá nhân nào.
Những thông tin do quảng cáo mang lại nhằm thuyết phục và ảnh hưởng tới người tiếp nhận để họ "làm" hoặc "không làm" theo những thông tin đó.
Trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường phổ thông, quảng cáo cũng
được sử dụng như một phương tiện, công cụ, giúp nhà trường đạt tới mục tiêu hướng nghiệp, một khi nhận thấy cần phải giúp học sinh hiểu rõ, gây ấn tượng sâu sắc đối với các em thái độ về quan niệm hay về hoạt động của một lĩnh vực, một bề nghiệp nào
đó. Tuỳ thuộc vào mục tiêu cụ thể của mỗi hoạt động hướng nghiệp mà quảng cáo nghề thực hiện các chức năng sau :
- Làm cho sản phẩm thông tin nghề nghiệp đưa ra có những đặc tính riêng nổi trội hơn những nghề nghiệp khác.
- Thông tin, hướng dẫn cách tiếp cận nghề nghiệp.
- Mở rộng mạng lưới thu hút nguồn nhân lực đi vào lĩnh vực nghề nghiệp đó. - Gia tăng hứng thú, sở thích, nhu cầu được gắn bó với nghềđược quảng cáo. Quảng cáo nghề nghiệp là một trong những hình thức của thông tin nghề. Nguồn gốc của thông tin nghề bắt nguồn từ những tư tưởng của các nhà sư phạm, họ có nhu cầu truyền đạt một lượng thông tin nghề nghiệp nào đó đến đối tượng của mình (khán giả mục tiêu). Quá trình của việc truyền đạt thông tin trong quảng cáo diễn ra như sau : - Nhà trường làm việc với công ty quảng cáo để truyền đạt ý tưởng về thông tin của mình.
- Công ty quảng cáo sẽ "mã hoá" các thông tin này bằng từ ngữ, hình ảnh, âm thanh sao cho khán giả mục tiêu có thể hiểu được. Các thông điệp đã được mã hoá này
được chuyển đến khán giả mục tiêu qua các phương tiện truyền thông đại chúng như ti vi, rađio, báo, tạp chí, áp phích, tờ rơi,...
- Sau khi đã tiếp cận được với khán giả mục tiêu, các thông tin này được "giải mã" để họ có thể hiểu được những gì mà các cơ sởđào tạo muốn truyền đạt.
Để việc giải mã được khán giả mục tiêu lĩnh hội thấu đáo, các cơ sởđào tạo phải nghiên cứu tỷ mỉ về hình ảnh, từ ngữ, âm thanh,... sao cho phù hợp với trình độ nhận thức của đối tượng, tránh cho sự giải mã các thông tin này bị sai lệch. Bên cạnh đó, để
tránh những yếu tố gây nhiễu trong quảng cáo, nhà trường cũng cần lưu ý tới việc sử
dụng hợp lý các phương tiện truyền thông, thời gian tiến hành quảng cáo, tần xuất quảng cáo cho một dạng thông tin... Quảng cáo nghề suy cho cùng cũng nhằm tới mục
đích là thông qua việc truyền đạt những thông tin cụ thể để cổ động đối tượng đi đến hành động lựa chọn. Tác động của quảng cáo lên một đối tượng thường trải qua những giai đoạn sau :
- Giai đoạn nhận thức : làm cho đối tượng ý thức rằng nghề đó đang hiện hữu trên thị trường lao động.
- Giai đoạn lĩnh hội : Làm cho đối tượng hiểu được những đặc trưng và vai trò của nghề nghiệp đó trong hoạt động thực tiễn.
- Giai đoạn chấp nhận : Là giai đoạn mà đối tượng nhận định, đánh giá xem xét sự phù hợp hay không phù hợp của nghề đối với nhu cầu của bản thân, thậm chí còn tiến hành so sánh nghềđó với các nghề khác mà mình cũng ưa thích để rồi đi tới quyết
định lựa chọn.
- Giai đoạn ưa chuộng : Đối tượng sẽ chọn cho mình một nghề trong số nhiều nghề của một lĩnh vực, một lĩnh vực trong số nhiều lĩnh vực nghề nghiệp cùng loại vì họ tin rằng nghềđó (hoặc lĩnh vực nghềđó) sẽ thoả mãn nhu cầu của họ nhất.
- Giai đoạn sở hữu : Là giai đoạn mà khi đó lượng thông tin về nghề có trong quảng cáo đã hoàn toàn nhập tâm, đã kêu gọi được đối tượng đi đến hành động quyết
định lựa chọn nghề.
có những hành động cụ thể nhằm đi sâu trên kiếm thông tin về nghề đã chọn, khẳng
định tính đúng đắn của sự lựa chọn cho mình và truyền đạt những thông tin này tới bè bạn.
4.1.2. Thông tin nghề
Thông tin nghề là sản phẩm của quá trình phản ánh thế giới nghề nghiệp trong hoạt động sống của con người, được tích tụ, chuyển tải và tiếp nhận nhờ các phương tiện vật chất (não bộ, máy ghi âm, vô tuyến truyền hình, phim ảnh, máy vi tính...) hoặc phi vật chất (ngôn ngữ, hình ảnh, tín hiệu...).
Với khái niệm nêu trên, thông tin nghề chỉ có thể xuất hiện với những điều kiện sau :
- Nguồn cung cấp thông tin : là những gì tồn tại trong hoạt động nghề nghiệp, chẳng hạn như đặc điểm đối tượng lao động, mục đích và phương tiện lao động, phương thức lao động (kỹ thuật và công nghệ), những phẩm chất và kỹ năng cần có của người lao động, môi trường lao động...
- Nơi tích tụ thông tin : hệ thống tri thức và kỹ năng nghề nghiệp được ghi lại trong sách vở, trong kinh nghiệm của những người lao động.
- Chủ thể chuyển tải thông tin : đó có thể là con người (đội ngũ giáo viên) trong hoạt động thông tin và tuyên truyền - ởđây giáo viên vừa là chủ thể truyền đạt thông tin, nhưng nếu đặt ở vị trí độc lập với nguồn thông tin được cung cấp thì giáo viên chỉ được coi như là phương tiện chuyển tải cũng như máy móc, thiết bị kỹ thuật truyền tin, sách vở, đài, vô tuyến.
- Đối tượng tiếp nhận thông tin : là một con người, một nhóm người có nhu cầu
được cung cấp thông tin để hoạt động.
- Phương thức chuyển tải thông tin và tiếp nhận thông tin : có thể mang tính ngẫu nhiên (đi một ngày đàng, học một sàng khôn). Lượng thông tin được chuyển tải và tiếp nhận theo phương thức này thường là đơn lẻ, thiếu tính liên tục, rời rạc, tốn nhiều thời gian. Việc tiếp nhận và chuyển tải thông tin có thểđược thực hiện theo con đường tự
giác (trong nhà trường, trên một số chương trình thuộc các kênh VTV của Đài truyền hình Việt Nam...). Hiệu quả chuyển tải và tiếp nhận thông tin nghề theo phương thức này được nâng lên rõ rệt nhờ tính kế hoạch, mục đích, hệ thống.
Nghề nghiệp là một dạng hoạt động của đời sống xã hội, vì thế thông tin nghề
vừa có sự ổn định để duy trì các mối quan hệ xã hội và lực lượng sản xuất trong một giai đoạn lịch sử xác định, song nó cũng có sự biến động theo trình độ phát triển của nhu cầu sản xuất. Thông tin nghề vừa chứa đựng trong đó những chuẩn mực chung của lao động xã hội về kinh nghiệm sản xuất ("đời cha cho chí đời con, đẽo vuông rồi lại đẽo tròn mới nên" ; "nhất nước nhì phân, tam cần, tứ giống"...) vừa bao gồm những giá trị của nghề nghiệp ("nhất nghệ tinh, nhất thân vinh").
Song sự tiếp nhận thông tin và xử lý thông tin này lại tuỳ thuộc vào đặc điểm của mỗi cá nhân về năng lực, sở thích, nguyện vọng, động cơ và lý tưởng của họ. Vì thế,
hiệu quả của thông tin nghềđối với mỗi cá nhân không chỉ phụ thuộc vào chất lượng, số lượng của nguồn thông tin hay phương thức chuyển tải chúng đến với họ mà điều quyết định trực tiếp lại chính là năng lực tiếp nhận của mỗi cá nhân. Năng lực này không tự nhiên có được mà cần có một quá trình rèn luyện, bồi dưỡng nhằm giúp cho mỗi cá nhân biết cách thu nhận và xử lý thông tin nghề một cách kịp thời và khoa học.
Đây là việc làm của toàn xã hội, nhưng bộ phận trọng yếu nhất là nhà trường, nơi đảm nhận trước xã hội trách nhiệm gìn giữ, kế thùa và phát triển những thông tin nghề
nghiệp với đầy đủ giá trị của nó đối với thế hệ trẻ. Trong nhà trường phổ thông, thông tin nghềđược thực hiện qua hai giai đoạn của hoạt động hướng nghiệp : Giai đoạn thứ
nhất là giáo đục (khai sáng) nghề và tuyên truyền nghề ; giai đoạn thứ hai là tư vấn nghề. Thông tin nghề còn là yếu tố cấu thành các yếu tố khác trong cấu trúc của hệ
thống hướng nghiệp.
Mục đích của giai đoạn một là cung cấp cho học sinh một hệ thống các kiến thức về nghề nghiệp phổ biến trong xã hội và của địa phương, khơi dậy ở các em nguyện vọng, hứng thú đối với những nghề mà các em có nhu cầu lựa chọn, giúp các em có ý thức tự giác, có vốn tri thức nghề nghiệp cần thiết trước khi đi tới quyết định chọn nghề của bản thân.
Phần tạo thành quan trọng của thông tin nghề là hoạ đồ nghề. Mục đích của hoạ đồ nghề là mô tả nghề nghiệp với sự biến đổi về đặc điểm và nội dung lao động dưới
ảnh hưởng của cách mạng khoa học công nghệ. Trong hoạ đồ nghề cần nêu ra những nội dung sau :
Đặc điểm chung của nghề nghiệp (lịch sử nghề, giá trị xã hội của nghề, nhu cầu việc làm trong nghề, những ví dụ minh hoạ từ tiểu sử đã biết của một số nghề đại diện).
Đặc điểm sản xuất của nghề nghiệp (mô tả quá trình lao động - nội dung và đặc
điểm lao động, đối tượng, phương tiện và kết quả hoạt động).
Những kiến thức và kỹ năng chung, chuyên biệt cần thiết cho hoạt động nghề
nghiệp, những đòi hỏi (yêu cầu) do nghề nghiệp đặt ra đối với người lao động (tình trạng sức khoẻ, đặc điểm tâm lý, sinh lý của con người), chống chỉđịnh y học.
Đặc điểm tâm lý của lao động (mặt hấp dẫn và không hấp dẫn, tiếng ồn, nhiệt
độ...), điều kiện xã hội và kinh tế (lương và phụ cấp, các chếđộ bảo hiểm,...)
Những kiến thức về khả năng phát triển (thăng tiến) trong nghề (bằng cấp, học lên, văn hoá nghề nghiệp).
Những kiến thức có trong hoạ đồ nghề cần phải được bổ sung hoặc thay đổi theo thời gian và sự phát triển của khoa học, kỹ thuật công nghệ một cách có hệ thống.
Có thể nói, hiệu quả tác động của toàn bộ hệ thống hướng nghiệp chịu ảnh hưởng lớn từ mức độ xác định, xây dựng hoạ đồ nghề. Giáo dục nghềđược hiểu là quá trình giúp cho học sinh có hứng thú, động cơ, lựa chọn nghề nghiệp một cách vững vàng, có
việc hình thành cho học sinh trách nhiệm, danh dự và đạo đức nghề nghiệp. K.K.Platônôv đã cho rằng khai sáng nghề và giáo dục nghề có mối liên quan chặt chẽ... cần phải biết cách lồng vào giờ học của tất cả các môn học và đặc biệt phải lưu ý là bắt đầu từ các lớp đầu cấp phổ thông" [20]. Giáo dục nghề sẽ đạt hiệu quả cao khi có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục ngoài xã hội, các cơ
sở sản xuất, đặc biệt là việc tạo ra những điều kiện để học sinh có thể tiếp xúc trực tiếp với người lao động, với lao động quản lý và tổ chức sản xuất, với bảo quản và phân phối hàng hoá,... để tạo lập thái độđúng đắn đối với hoạt động nghề nghiệp.
Mỗi học sinh trong nhà trường cần phải được giáo dục không chỉ là quá trình trang bị một tổng số tri thức cho họ mà trước tiên phải giúp họ trở thành một công dân với ý thức trách nhiệm đầy đủ về sự cống hiến của mình cho xã hội phát triển. Để đạt