Nhận xét về công tác Kế toán lưu chuyển hàng NK tại Công ty CP Tam Kim.

Một phần của tài liệu Kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Công ty cổ phần Tam Kim (Trang 66 - 71)

- Tính lương nhân viên QL T8 phân bổ cho SP Điện NK

3.1. Nhận xét về công tác Kế toán lưu chuyển hàng NK tại Công ty CP Tam Kim.

Kim.

3.1.1. Ưu điểm

Mô hình kế toán tại Công ty CP Tam Kim là mô hình kế toán vừa tập

trung,vừa phân tán. Mô hình này là phù hợp với mô hình công ty mẹ - công ty con như Công ty đang áp dụng. Việc tổ chức này sẽ làm giảm thiểu đi gánh nặng, áp lực công việc cho kế toán trung tâm. Mỗi kế toán tại công ty con trực tiếp theo dõi, hạch toán tại đơn vị mình sẽ giúp được sát sao, kịp thời hơn…Phòng kế toán, với cả bộ phận kế toán, bộ phậm kiểm soát sẽ giúp công việc kế toán được chính xác, hiệu quả

Đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ chuyên môn cao (tốt nghiệp đại học

chuyên ngành kinh tế, kế toán) làm việc nhiệt tình, trung thực, đúng với chuẩn mực kế toán cũng như chế độ kế toán hiện hành.

 Các phần hành kế toán được sắp xếp, phân công cho từng cá nhân phù hợp

với năng lực, trình độ của bản thân. Vì vậy tạo ra tính chuyên môn hoá cao trong từng phần việc, đồng thời tạo tính hiệu quả và độ chính xác cao.

Hệ thống chứng từ được sử dụng một cách thống nhất, khoa học từ các đơn

vị trực thuộc cho đến tổng Công ty. Điều này góp phần không nhỏ vào hiệu quả của công tác kế toán tại Công ty. Bên cạnh đó chứng từ được lưu trữ, bảo quản một cách khoa học (trong các file, các tủ tài liệu riêng biệt…) tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng, kiểm tra.

Hệ thống tài khoản: áp dụng hệ thống tài khoản do Bộ Tài chính ban hành

như trong quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 26/6/2006. Đồng thời, nhiều tài khoản được mở chi tiết theo từng mặt hàng riêng biệt thuận tiện cho việc hạch toán, theo dõi. Ví dụ Tk 156 được mở chi tiết cho từng loại hàng, như Tk 156Đ.KH- “ hàng hoá – hàng Điện Kohan”, Tk 156Đ.RM…Việc này giúp kế

toán nắm được tình hình nhập, xuất, tồn của từng loại sản phảm theo từng dòng thương hiệu, từ đó đánh giá được hiệu quả kinh doanh từng mặt hàng, giúp ban Lãnh đạo có thể đưa ra những quyết định, những chiến lược kinh doanh đúng đắn…

Hệ thống báo cáo tài chính được lập đúng thời kỳ, với nội dung chính xác,

cung cấp những thông tin trung thực, hợp lý về tình hình sản xuất của Công ty cho ban lãnh đạo, để có thể đưa ra những quyết định quản trị đúng đắn…

 Thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước một cách đầy đủ, kịp thời.

Hình thức kế toán sử dụng là hình thức kế toán trên máy vi tính với hình

thức Nhật ký chung. Việc sử dụng hình thức kế toán trên máy tính là phù hợp với một công ty có quy mô lớn, khối lượng công việc kế toán phát sinh nhiều như Công ty CP Tam Kim. Sử dụng kế toán trên máy tính sẽ giúp tiết kiệm được thời gian, giảm thiểu gánh nặng công việc cho các kế toán…Phần mềm kế toán được sử dụng, phần mềm Fast Accounting là một phần mềm tiên tiến, được xây dựng dựa trên hệ thông quy tắc, chuẩn mực kế toán hiện hành, với những ứng dụng rất tiện lợi, giúp ích cho công tác kế toán tại đơn vị đạt được hiệu quả.

Với hình thức Nhật ký chung, là hình thức kế toán tương đối đơn giản, rất phù hợp, thuận lợi cho việc sử hình thức kế toán trên máy tính

Về hệ thống sổ sách kế toán gồm hệ thống sổ chi tiết và sổ tổng hợp được

sử dụng một cách hợp lý, đầy đủ góp phần phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách kịp thời, chi tiết, chính xác…là điều kiện thuận lợi cho Công tác kế toán đạt được hiệu quả.

+ Tại Công ty CP Tam Kim chỉ sử dụng hình thức nhập khẩu trực tiếp hàng hoá, điều này giúp Công ty tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn (hoa hồng uỷ thác) so với hình thức nhập khẩu uỷ thác.

+ Quy trình lưu chuyển hàng hoá từ khâu đặt hàng ban đầu cho đến khâu tiêu thụ hàng hoá NK đều được kế toán phản ánh một cách đầy đủ, đúng quy trình, ghi sổ một cách đúng đắn, kịp thời.

+ Hình thức thanh toán quốc tế sử dụng trong các nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại Công ty CP Tam Kim rất đa dạng, gồm hình thức chuyển tiền, hình thức Thư tín dụng L/C…tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng hợp đồng cung cấp, tuỳ thuộc vào đặc điểm từng nhà cung cấp. Điều này sẽ giúp hạn chế được phần nào rủi ro trong thanh toán quốc tế, góp phần mang lại hiệu quả cho công tác nhập khẩu hàng hoá.

+ Kế toán đã sử dụng Tk 139 – “Dự phòng giảm giá phải thu khó đòi” và Tk 159 – “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”. Điều này sẽ giúp Công ty tránh được những rủi ro trong trường hợp khách hàng không thanh toán được những khoản nợ, đồng thời đảm bảo được sự chủ động khi có sự giảm giá của hàng hoá, giúp có những biện pháp nhằm bù đắp những tổn thất có thể xảy ra, bảo toàn được vốn kinh doanh.

+ Tại Công ty CP Tam Kim, hoạt động NK hàng hoá diễn ra một cách khá thường xuyên, vì vậy việc áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán các nghiệp vụ lưu chuyển hàng hoá NK là rất phù hợp, đảm bảo cung cấp thông tin một cách liên tục, chính xác những biến động nhập, xuất, tồn của hàng hoá NK

+ Việc sử dụng phương pháp giá thực tế đích danh để xác định giá vốn hàng bán sẽ giúp cung cấp thông tin được một cách kịp thời, chính xác.

3.1.2 Những mặt còn tồn tại

Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được thì công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu tại Công ty CP Tam Kim vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót.

Về hệ thống tài khoản sử dụng

- Trong kế toán thu chi ngoại tệ kế toán chưa sử dụng tài khoản ngoại bảng – 007 “ngoại tệ các loại” để theo dõi số phát sinh tăng, giảm và số dư nguyên tệ.

- Trong nghiệp vụ mua hàng hóa nói chung và nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa nói riêng, chi phí mua hàng phát sinh khá lớn và thường xuyên. Tuy nhiên, kế toán lại không mở tài khoản 156 chi tiết thành Tk 1561: “giá mua hàng hóa” và Tk 1562: “chi phí mua hàng” để theo dõi các chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng mà đều được theo dõi cả trên Tk 156 (chi tiết cho từng sản phẩm). Điều này sẽ gây không ít khó khăn cho người làm kế toán trong việc theo dõi riêng chi phí bán hàng.

- Công ty không sử dụng Tk 512: “ Doanh thu bán hàng nội bộ” để theo dõi doanh thu bán hàng nội bộ, ví dụ như trường hợp nhập kho hàng hoá về sử dụng tại Công ty, nhập kho hàng hóa để phân phối cho Công ty con…Việc sử dụng Tk 511 để theo dõi cả Doanh thu bán hàng nội bộ và doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ gây không ít khó khăn cho công tác kế toán (khó khăn cho việc xác định một cách chính xác kết qủa tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu…)

Đồng thời, Công ty cũng không sử dụng Tk 136: “phải thu nội bộ”, Tk 336: “phải trả nội bộ”. Khi phát sinh các khoản phải thu, phải trả nội bộ thì kế toán sử dụng Tk 131 và Tk 331 để ghi sổ. Điều này là chưa thể hiện đúng bản chất của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, và cũng gây khó khăn cho người làm công tác kế toán (dễ bị nhầm lẫn, chồng chéo…)

- Khi đánh giá chênh lệch tỷ giá hối đoái, kế toán có sử dụng Tk 413: Chênh lệch tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10, các khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ phải được hạch toán vào Tk 635 - “chi phí hoạt động tài chình”, các khoản lãi do chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ phải được hạch toán vào Tk 515 – “doanh thu hoạt động tài chính”. Còn Tk 413 chỉ được sử dụng vào cuối niên độ kế toán khi đánh giá chênh lệch tỷ giá hối đoái của các khoản mục có gốc ngoại tệ.

Tuy nhiên, khi phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái trong kỳ, như ví dụ nêu ở trên, kế toán đã hạch toán:

Nợ Tk 413: 68.814 đ Có Tk 331: 68.814 đ

Chứ không phải là hạch toán vào Tk 635, điều này là không đúng như chế độ kế toán quy định

Về hệ thống báo cáo sử dụng:

Công ty CP Tam Kim là công ty được tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con, bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức vừa phân tán vừa tập trung. Vì vậy, cần thiết phải lập các Báo cáo tài chính hợp nhất để có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động của từng bộ phận, từng công ty con…cũng như đánh giá được hiệu quả hoạt động của toàn Công ty. Trong khi đó, trên thực tế, Công ty chưa lập Báo cáo tài chính hợp nhất mà vào cuối năm tài chính, Công ty chỉ lập bảng tổng hợp Doanh số theo mẫu sau

Bảng 3-1:Bảng tổng hợp doanh số Năm N

ĐVT: VNĐ

Chỉ tiêu Doanh thu thuầnNăm N Lãi gộp 1. Công ty CP Tam Kim

2. CN HN- Công ty CP Tam Kim 3. Công ty CP TBĐ Tam Kim 4. CN ĐN-Công ty TBĐ Tam Kim 5. CN HCM-Công ty TBĐ Tam Kim

6. Công ty TNHH Nhựa và Bao bì Tam Kim 7. CN HCM – Công ty Nhựa và Bao bì Tam Kim 8. Công ty TNHH TM Tam Kim

9. Công ty thiết bị nhà bếp Tam Kim

10. CN ĐN – Công ty thiết bị nhà bếp Tam Kim 11. CN HCM – Công ty thiết bị nhà bếp Tam Kim 12. Công ty liên kết

Tổng

Một phần của tài liệu Kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Công ty cổ phần Tam Kim (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w