Chính sách hỗ trợ cho các tổ chức thu gom rác hoạt động

Một phần của tài liệu csht38 (Trang 97 - 99)

6. Cơ cấu báo cáo

3.3.2. Chính sách hỗ trợ cho các tổ chức thu gom rác hoạt động

- Bảo đảm nguồn kinh phí hoạt động cho các tổ chức thu gom rác sinh hoạt - Chính sách cho vay vốn với lãi suất ưu đãi để người lao động chuyển đổi

phương tiện hoạt động;

- Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân lực quản trị Hợp tác xã.

- Chính sách ưu đãi về thuế cho các đơn vị khi tham gia hoạt động thu gom rác sinh hoạt.

- Thực hiện các chế độ bảo hiểm cho người lao động.

3.3.2.1. Về bảo đảm nguồn kinh phí hoạt động cho các tổ chức thu gom rác sinh

hoạt:

Thực tế ở TP.HCM, toàn bộ chi phí cho hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt từ các nguồn thải (hộ gia đình, kinh doanh dịch vụ, văn phòng làm việc, trường học…) đều thu từ chủ các nguồn thải. Thực trạng này đã được phân tích kỹ trong phần II của báo cáo, trong đó một vấn đề rất bất hợp lý là qui định về mức thu tiền dịch vụ thu gom rác đã được ban hành cách đây 10 năm, mức thu này đã quá thấp, không phù hợp với tình hình thực tế, phát sinh tình trạng tùy tiện, thiếu sự thống nhất giữa các địa bàn dân cư, thậm chí ngay trong cùng một địa bàn do hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa chủ nguồn thải và bên thực hiện dịch vụ thu gom rác. Hơn nữa, do việc tổ chức hoạt động và thu phí còn rất phân tán, phần lớn còn mang tính cá thể, chưa có sự quản lý tập trung nên không hiệu quả, rất khó đảm bảo bù đắp chi phí để tái đầu tư phương tiện và đảm bảo các chế độ chính sách cho người lao động thu gom rác.

Việc thu hút lực lượng rác dân lập vào các tổ chức để hoạt động là một điều kiện để điều hành thống nhất, quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn thu phí. Nhưng bên cạnh đó cũng cần có sự nghiên cứu, tính toán đầy đủ các chi phí hợp lý cho hoạt động thu gom rác thải, cơ chế quản lý để có các qui định thống nhất về mức thu và quản lý nguồn thu này trên toàn địa bàn TP.

Về mức thu phí thu gom rác sinh hoạt của các hộ dân, qua kết quả khảo sát của đề tài cho thấy trên nhiều địa bàn ở khu vực nội thành, mức thu phí thu gom rác đã lên tới 15.000-20.000 đ/hộ/tháng đối với nhà căn phố và 50.000- 100.000đ/hộ/tháng đối với nhà biệt thự và cũng đã được đa số hộ dân chấp nhận. Tuy nhiên, ở một số khu vực dân cư có nhiều hộ nghèo thì mức thu vẫn còn ở mức 10.000đ/hộ/tháng. Theo chúng tôi, mức thu như vậy là khá phù hợp với tình hình

hiện nay, có thể tham khảo để có qui định thống nhất áp dụng trên toàn địa bàn thành phố từ nay đến 2010. Để đảm bảo phù hợp với khả năng đóng góp của từng khu vực, đối với phí thu gom rác sinh hoạt của các hộ gia đình chỉ nên qui định mức giá trần, giá cụ thể là giá thỏa thuận giữa tổ chức làm dịch vụ thu gom rác và chủ nguồn thải. Đối với các nguồn thải là văn phòng cơ quan, xí nghiệp, trường học và các hộ kinh doanh dịch vụ có thể qui định mức giá trần theo khối lượng rác thải.

3.3.2.2. Chính sách hỗ trợ người lao động chuyển đổi phương tiện thu gom rác:

Đề nghị UBND thành phố dành nguồn kinh phí dự phòng hỗ trợ cho người lao động thu gom rác thuộc diện KT1, KT2, KT3 được vay không thế chấp với lãi suất ưu đãi 0,65%/tháng, mức vay tối đa đủ để mua 01 phương tiện thay thế đúng tiêu chuẩn qui định. Điều kiện được hỗ trợ: phải tham gia trong các tổ chức thu gom rác theo qui định.

Cách thức thực hiện: Giao cho Liên minh HTX TP, Quỹ giải quyết việc làm TP hay Quỹ xóa đói giảm nghèo quận – huyện lập đề án hỗ trợ vốn cho các chủ doanh nghiệp tư nhân, xã viên các HTX, tổ viên các Tổ hợp tác đổi mới phương tiện. Liên minh HTX TP, Quỹ giải quyết việc làm TP và Quỹ xóa đói giảm nghèo quận – huyện là tổ chức đại diện tiếp nhận nguồn vốn từ thành phố.

3.3.2.3. Về chính sách đào tạo nhân lực quản lý các tổ chức thu gom rác:

Để hoạt động của các tổ chức thu gom rác có hiệu quả đòi hỏi người quản lý phải có đủ trình độ, năng lực quản lý, điều hành. Vì vậy Nhà nước cần có chính sách cụ thể trong việc đào tạo đội ngũ quản lý các tổ chức thu gom rác, đặc biệt là tổ chức Hợp tác xã như: Trưởng ban quản trị, chủ nhiệm, trưởng ban kiểm soát và tổ trưởng Tổ hợp tác thu gom rác.

3.3.2.4. Về chính sách thuế:

Do hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt là dịch vụ công ích, nguồn thu hạn chế, lực lượng lao động chủ yếu là người nghèo, để tạo điều kiện cho các tổ chức thu gom rác hoạt động và khuyến khích lực lượng Rác dân lập tham gia các tổ chức này, kiến nghị miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các tổ chức chỉ hoạt động trong lĩnh vực vệ sinh môi trường hoặc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các tổ chức vệ sinh môi trường nhưng có các hoạt động kinh doanh khác. Nguồn miễn giảm này được coi là phần hỗ trợ của Nhà nước để các tổ chức có điều kiện tích lũy tái đầu tư, mở rộng hoạt động.

3.3.2.5. Thc hiện các chế độ đối với người lao động thu gom rác:

Như đã phân tích trong phần thực trạng, điều kiện hoạt động của người lao động thu gom rác hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù làm việc trong điều kiện độc hại nhưng phần lớn những người hoạt động tự do và cả những người đã tham gia các tổ chức như Hợp tác xã, Nghiệp đoàn không được hưởng các chế độ như bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm y tế, không được trang bị bảo hộ lao động…

Vì vậy, sau khi củng cố lại, các tổ chức thu gom rác phải đảm bảo thực hiện các chế độ cho người lao động như bảo hộ lao động, bảo hiểm tai nạn và bảo hiểm ytế, thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Khi hoạt động của các tổ

chức đi vào ổn định, phải thực hiện đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo đúng qui định của pháp luật. Các trường hợp vi phạm phải được xử lý theo pháp

luật.

Một phần của tài liệu csht38 (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)