Phân tích, so sánh các hình thức tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt

Một phần của tài liệu csht38 (Trang 49)

6. Cơ cấu báo cáo

2.1.3. Phân tích, so sánh các hình thức tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt

2.1.3.1. Tình trạng pháp lý của các loại hình tổ chức:

Trong 4 hình thức tổ chức thu gom rác sinh hoạt đang tồn tại trên địa bàn TP.HCM thì có ba hình thức được hình thành trên cơ sở các qui định của pháp luật. Trong đó: Công ty dịch vụ Công ích quận huyện hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước, các Hợp tác xã hoạt động theo luật Hợp tác xã, hai loại hình hoạt động này có tư cách pháp nhân, có đủ điều kiện để thực hiện các hợp đồng kinh tế và vay vốn theo qui định của pháp luật. Còn tổ chức Nghiệp đoàn chỉ là một tổ chức xã hội nghề nghiệp, được thành lập và hoạt động theo điều lệ công đoàn, không có tư cách

pháp nhân, không đủ điều kiện để thực hiện các hợp đồng kinh tế. Lực lượng còn lại là các cá nhân thực hiện thu gom rác, việc hình thành và hoạt động hoàn toàn mang tính tự phát, hầu hết không đăng ký hành nghề, không chịu sự kiểm soát của bất cứ tổ chức nào. Tuy nhiên đây lại là một lực lượng chiếm ưu thế trong hoạt động thu gom rác sinh hoạt trên địa bàn TP và đảm trách việc thu gom rác của một số lượng khá lớn các nguồn rác thải sinh hoạt trên địa bàn (chiếm khoảng trên 60% nguồn rác thải sinh hoạt).

Bảng 1:Tình trạng pháp lý và qui mô vốn điều lệ của các loại hình hoạt động thu gom rác sinh hoạt

Loại hình hoạt động Cơ sở pháp lý Vốn điều lệ Sở hữu vốn điều lệ

Công ty công ích QH Luật doanh

nghiệp nhà nước Trên dưới 10 tỷ đồng Nhà nước Hợp tác xã thu gom rác Luật Hợp tác xã 12-500 triệu đồng Xã viên Nghiệp đoàn VSDL Điều lệ công

đoàn

Không có Không có

Rác dân lập hoạt động tự do

Không có Không có Không có

Do đặc điểm của các Công ty Công ích quận huyện là công ty nhà nước hoạt động công ích nên theo qui định của Luật doanh nghiệp nhà nước, vốn điều lệ của Công ty là số vốn nhà nước đầu tư vào Công ty và ghi tại Điều lệ Công ty, vì vậy có qui mô vốn điều lệ khá lớn, có nhiều thuận lợi về năng lực tài chính và bộ máy tổ chức hoạt động. Nhưng trên thực tế hiện nay, do phần lớn đường dây rác thuộc quyền khai thác của lực lượng rác dân lập nên các Công ty Công ích quận huyện chỉ thực hiện chủ yếu công tác vận chuyển và quét rác đường phố, việc thu gom rác sinh hoạt chỉ chiếm tỷ trọng rất hạn chế. Tuy nhiên, vì là doanh nghiệp công ích của quận huyện nên ngoài các nhiệm vụ thường xuyên, các Công ty phải thực hiện thu dọn vệ sinh tại những nơi công cộng trong những ngày lễ tết hoặc các điểm rác phát sinh trên địa bàn. Đây cũng là một ưu điểm của loại hình doanh nghiệp nhà nước công ích, nếu thực hiện chủ trương sắp xếp lại theo quyết định 38/2007/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ thì hoạt động thu gom rác trên địa bàn cần phải được tổ chức lại để đảm bảo vệ sinh môi trường cho TP.

Đối với loại hình Hợp tác xã, theo qui định của luật, điều kiện thành lập Hợp tác xã chỉ cần có 7 xã viên trở lên, không qui định qui mô vốn điều lệ, vì vậy các Hợp tác xã vệ sinh môi trường được thành lập hiện nay chủ yếu có qui mô rất hạn chế. Khả năng tham gia trong công tác vệ sinh môi trường của thành phố và nhất là hoạt động thu gom rác sinh hoạt hiện nay không lớn.

Các tổ chức Nghiệp đoàn vệ sinh dân lập thực tế những năm qua cho thấy khả năng thu hút người lao động thu gom rác rất khó khăn. Hơn nữa, đây chỉ là một tổ chức xã hội nên khả năng tham gia quản lý điều hành hoạt động thu gom rác rất hạn chế.

Như vậy có thể thấy rằng một lực lượng rất lớn Rác dân lập chưa được quản lý thống nhất như hiện nay đòi hỏi có các biện pháp quản lý thích hợp, vừa đảm bảo

tính pháp lý, chất lượng dịch vụ nhưng vẫn phải đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

2.1.3.2. Khả năng tổ chức bộ máy quản lý điều hành:

a. Bộ máy tổ chức, điều hành:

Các Công ty Công ích quận huyện có bộ máy tổ chức hoạt động hoàn chỉnh theo qui định của pháp luật, có lực lượng cán bộ quản lý, điều hành có năng lực, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành. Mặt khác, do đảm nhận cả công tác vận chuyển nên dễ thống nhất việc quản lý điều hành hoạt động chung, việc phối hợp trong qui trình thu gom – vận chuyển rác được thuận lợi hơn. Tuy nhiên, so với các loại hình tổ chức thu gom rác khác thì bộ máy hoạt động này lại cồng kềnh hơn, đòi hỏi chi phí quản lý cao hơn, cơ chế thực hiện thiếu tính linh hoạt vì phải qua nhiều cấp quản lý.

Loại hình Hợp tác xã hầu hết mới được thành lập, bộ máy tổ chức hoạt động rất đơn giản, đội ngũ quản lý, điều hành phần lớn có trình độ học vấn thấp, rất hạn chế về năng lực quản lý. Hơn nữa, hoạt động của các Hợp tác xã hiện nay còn rất yếu, nguồn tài chính của Hợp tác xã còn rất hạn chế nên phần lớn người làm công tác quản lý, điều hành Hợp tác xã phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác, thậm chí bản thân cũng phải đi thu gom rác để có nguồn thu nhập, thời gian cho công tác quản lý, điều hành chung cũng bị hạn hẹp.

Đối với các Nghiệp đoàn, ban chấp hành thường là những người nhiệt tình, có tâm huyết, tuy nhiên do tính chất là tổ chức xã hội nên chỉ có khả năng vận động các Nghiệp đoàn viên thực hiện theo các qui định chung, không đủ điều kiện để quản lý, điều hành hoạt động thu gom rác.

Đối với lực lượng Rác dân lập, chỉ có rất ít địa phương quan tâm trong việc quản lý, và chủ yếu cũng chỉ mang tính chất hành chính, không quan tâm đến việc tổ chức quản lý, điều hành và giám sát hoạt động vệ sinh trên địa bàn. Vì vậy hoạt động của lực lượng Rác dân lập thường tùy tiện, không được tổ chức một cách qui củ và đồng bộ với qui trình hoạt động chung.

b. Khả năng tổ chức hoạt động:

Từ thực tế về bộ máy tổ chức như trên nên tổ chức hoạt động của các hình thức tổ chức thu gom rác sinh hoạt cũng rất khác nhau.

Chỉ có Công ty Công ích đảm bảo được các qui định về giờ giấc làm việc, điều phối công việc tương đối đồng đều cho người lao động, thể hiện qua việc qui định về thời gian làm việc, số giờ làm việc qua kết quả điều tra của đề tài. Kế đến là tổ chức Hợp tác xã. Cụ thể, trên 92% số người lao động trong các Công ty Công ích được phỏng vấn trả lời thời gian làm việc do Công ty qui định, trong khi có đến 64% người lao động ở các Hợp tác xã, trên 81% ở các Nghiệp đoàn và 88% lực lượng Rác dân lập trả lời do tự bản thân quyết định.

Bảng 2: Qui định thời gian làm việc

Công ty CI Hợp tác xã Rác dân lập Nghiệp đoàn

Số mẫu % Số mẫu % Số mẫu % Số mẫu % Tự bản thân qui định 3 3,3 32 64,0 44 88,0 48 81,4

UBND phường quy định

1 1,1 0 0 4 8,0 0 0

Cty công ích qui định 84 92,3 0 0 1 2,0 4 6,8

HTX qui định 0 0 15 30,0 0 0 0 0

Chủ thuê LĐ qui định

0 0 3 6,0 0 0 5 8,5

Khác 3 3,3 0 0 1 2,0 2 3,4

91 100 50 100 50 100 59 100

Nguồn: Kết quả điều tra của đề tài, tháng 8-9/2007

Do quản lý được giờ giấc làm việc nên số giờ làm việc trong ngày của người lao động trong các Công ty Công ích và Hợp tác xã tương đối thống nhất, kế đến là tổ chức Nghiệp đoàn (tập trung trong khoảng từ 5-8 giờ). Còn người lao động tự do có thời gian làm việc rất tùy tiện, rất không đồng đều về thời gian làm việc.

Bảng 3: Số giờ làm việc bình quân trong ngày

Công ty CI Hợp tác xã Rác dân lập Nghiệp đoàn

Số mẫu % Số mẫu % Số mẫu % Số mẫu % Dưới 5 giờ 6 6,7 7 14,0 13 26,5 10 16,7 5-8 giờ 76 85,4 42 84,0 19 38,8 39 65,0 Trên 8 giờ 7 7,9 1 2,0 17 34,7 11 18,3 Tổng số 89 100 50 100 49 100 60 100

Nguồn: Kết quả điều tra của đề tài,tháng 8-9/2007

Các Công ty Công ích bố trí lao động đảm bảo số ngày làm việc trong tuần theo đúng qui định của luật lao động (5-6 ngày/tuần), còn các hình thức tổ chức khác, ngay cả tổ chức Hợp tác xã do thực chất vẫn là hoạt động cá thể của từng xã viên nên phần lớn phải làm việc cả 7 ngày trong tuần.

Bảng 4: Số ngày làm việc trong tuần

Công ty CI Hợp tác xã Rác dân lập Nghiệp đoàn

Số mẫu % Số mẫu % Số mẫu % Số mẫu %

Dưới 5 ngày 0 0 1 2,1 0 0 0 0

5-6 ngày 70 77,8 2 4,2 0 0 1 1,7

7 ngày 20 22,2 45 93,8 50 100 58 98,3

Tổng số 90 100 48 100 50 100 59 100

Cũng do có tổ chức điều hành hoạt động chung nên các Công ty Công ích đảm bảo được việc bố trí lao động thay thế khi có người nghỉ đột xuất, trong khi người lao động ở các tổ chức khác phần lớn phải tự sắp xếp bằng cách bố trí người trong gia đình, hoặc phải thuê người đi thay. Và đặc biệt đáng lưu ý là còn một tỷ lệ khá lớn không có người đi thay khi có việc phải nghỉ đột xuất, đây là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ứ đọng rác ở các khu vực do lực lượng Rác dân lập thực hiện. Ngay đối với tổ chức Hợp tác xã, do thực tế khoảng 60% số Hợp tác xã vệ sinh môi trường đã được hình thành chưa có khả năng tổ chức điều hành tập trung, hoạt động của Hợp tác xã thực chất là của các cá nhân nên vẫn còn một tỷ lệ rất lớn người lao động phải tự bố trí người trong gia đình đi thay, thậm chí cũng còn trường hợp không có người thay thế khi có việc phải nghỉ.

Bảng 5: Người thay thế khi có việc nghỉ đột xuất

Công ty CI Hợp tác xã Rác dân lập Nghiệp đoàn

Số mẫu % Số mẫu % Số mẫu % Số mẫu % Không có ai 0 0 4 8,2 6 11,8 11 18,6

Có người khác trong gia

đình 0 0 22 44,9 31 60,8 31 52,5

Có người khác trong cùng

tổ chức 85 100 22 44,9 6 11,8 5 8,5

Thuê mướn người khác 0 0 1 2,0 8 15,6 12 20,4

85 100 49 100 51 100 59 100

Nguồn: Kết quả điều tra của đề tài, tháng 8-9/2007

2.1.3.3. Khả năng về nguồn tài chính:

Hàng năm Công ty Công ích được ngân sách cấp để thực hiện công tác quét đường và vận chuyển rác, vì vậy nguồn thu tương đối ổn định. Ngoài ra, công nhân vệ sinh của Công ty được hưởng thêm nguồn thu từ việc thu gom rác hộ dân và các nguồn kinh doanh khác của Công ty. Trong khi nguồn kinh phí hoạt động của các loại hình tổ chức khác hoàn toàn phụ thuộc vào tiền thu gom rác nên rất thấp và không ổn định. Một vấn đề rất cần được quan tâm hiện nay là tiền thu gom rác chưa được qui định thống nhất, phần lớn các hộ dân tại thời điểm khảo sát (tháng 8/2007) đóng tiền thu gom rác ở mức 10.000đ/hộ/tháng theo qui định của quyết định 5424 đã được ban hành cách đây 10 năm, tuy nhiên cũng có một số nơi người dân đã chấp nhận trả với mức 15.000-20.000đ, và cũng có một số hộ nghèo chỉ có khả năng chi trả từ 5.000-7.000đ...Cụ thể theo kết quả điều tra của đề tài, đa số người lao động thu gom rác trả lời có mức thu tiền rác hộ dân trung bình 10.000đ/hộ/tháng (chiếm 65,4% số người được phỏng vấn), tỷ lệ có mức thu bình quân dưới 10.000đ chiếm 17% và trên 10.000d chiếm 17,6%. Đối với các cơ sở cơ quan, trường học, hộ kinh doanh có mức thu cao hơn, cụ thể mức thu trường học từ 30.000-260.0000 đ/tháng, các cơ quan, văn phòng có mức thu từ 10.000-400.000đ/tháng, các hộ kinh doanh-dịch vụ có mức thu từ 10.000-250.000đ/tháng. Tuy nhiên các nguồn thu từ các cơ sở này chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số các nguồn thải rác. Đặc biệt, tổ

chức Nghiệp đoàn và lực lượng Rác dân lập hoạt động tự do thường bị mất nguồn thu từ các nguồn rác thải lớn do không có tư cách pháp nhân để ký hợp đồng và xuất hóa đơn tài chính.

Mặc dù đến nay Thành phố chưa có qui định mới về mức thu phí vệ sinh nhưng trên thực tế người thu gom rác đã tự thỏa thuận với các chủ nguồn thải để tăng mức phí thu gom. Cụ thể, theo số liệu khảo sát chỉ số hài lòng về dịch vụ công do Viện Kinh tế phối hợp với Cục thống kê tổ chức thì mức phí bình quân các hộ dân chi trả cho việc thu gom rác năm 2008 cao hơn khá nhiều so với năm 2006 (năm 2006: 10.852 đồng, năm 2008: 14.739 đồng/hộ/tháng). Tuy nhiên cũng do chưa có qui định thống nhất nên mức thu cũng còn rất tùy tiện, mức chênh lệch còn khá cao giữa các khu vực và giữa những người thu gom rác khác nhau.

Từ thực tế nguồn thu nêu trên nên có sự chênh lệch khá lớn thu nhập của người lao động giữa các loại hình tổ chức. Cụ thể theo kết quả điều tra, thu nhập bình quân của công nhân vệ sinh ở các Công ty Công ích có sự chênh lệch không lớn và tập trung ở các nhóm trên 1.000.000 đ/tháng, trong đó chiếm tỷ lệ cao trong khoảng từ 1.500.000-2.000.000 đ. Trong khi ở các loại hình tổ chức khác thu nhập của người lao động có sự chênh lệch khá lớn, trong đó mức thu nhập dưới 1.000.000đ chiếm tỷ lệ khá cao. Đặc biệt, một điều rất đáng quan tâm là có một tỷ lệ khá lớn người lao động không thuộc tổ chức nào có mức thu nhập trên 2.000.000đ, trong khi tỷ lệ thu nhập dưới 1.000.000đ của loại hình Hợp tác xã và Nghiệp đoàn lại chiếm tỷ lệ cao.

Điều này cũng phản ánh một thực tế là các tổ chức Hợp tác xã và Nghiệp đoàn được hình thành chỉ có khả năng thu hút những người có thu nhập thấp, phải chăng họ muốn tham gia vào tổ chức vì hy vọng được hưởng một chế độ đãi ngộ nào đó, còn những người có nguồn thu nhập cao không muốn vào các tổ chức vì sợ bị giảm nguồn thu.

Bảng 6: Thu nhập chính của người lao động vệ sinh

Công ty CI Hợp tác xã Rác dân lập Nghiệp đoàn

Thu nhập bình quân

(Đồng/người/tháng) Số mẫu % Số mẫu % Số mẫu %

Số mẫu % Dưới 1.000.000 0 0 27 54,0 17 33,4 28 46,7 1.000.000-1.500.000 24 26,4 17 34,0 13 25,5 17 28,3 1.500.000-2.000.000 45 49,4 5 10,0 10 19,6 11 18,3 Trên 2.000.000 22 24,2 1 2,0 11 21,5 4 6,7 91 100 50 100 51 100 60 100

Nguồn: Kết quả điều tra của đề tài, tháng 8-9/2007

Ngoài nguồn thu nhập chính (là lương do Công ty Công ích trả đối với công nhân của công ty và nguồn thu tiền rác thải đối với các loại hình tổ chức khác) thì có khoảng 60% người lao động thu gom rác còn một khoản thu nhập đáng kể từ nguồn phế liệu (ve chai), đặc biệt tỷ lệ có thu nhập từ phế liệu của người lao động không thuộc các tổ chức cao nhất (84%), trong đó có một tỷ lệ khá lớn có mức thu

nhập từ phế liệu trên 2.000.000 đ/tháng, kế đến là ở các Hợp tác xã và Nghiệp đoàn (78%), tỷ lệ công nhân vệ sinh ở các Công ty Công ích có thu nhập từ phế liệu thấp nhất (24%) và mức thu nhập từ phế liệu chỉ ở mức dưới 500.000đ/tháng, do lực lượng này chủ yếu thực hiện công tác quét đường, thu rác hộ dân hạn chế, hơn nữa

Một phần của tài liệu csht38 (Trang 49)