Các yêu cầu đổi mới tổ chức hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt

Một phần của tài liệu csht38 (Trang 87)

6. Cơ cấu báo cáo

3.1.2.Các yêu cầu đổi mới tổ chức hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt

Để đạt được kế hoạch quản lý chất thải rắn như trên, cần tổ chức lại hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt với các nội dung cụ thể như sau:

3.1.2.1. Tập trung quản lý hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt:

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, cần tập trung vào các biện pháp quản lý hoạt động thu gom rác, cụ thể:

- Hoàn thiện lại các tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt, đảm bảo đưa toàn bộ lực lượng rác dân lập vào hoạt động trong các tổ chức để có điều kiện quản lý và thực hiện tốt các chính sách đối với người lao động và chuẩn hóa dần đội ngũ lao động vệ sinh môi trường nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ. - Xây dựng các qui định về tiêu chuẩn cho phương tiện thu gom rác sinh hoạt,

chú ý đến tiêu chuẩn phù hợp yêu cầu phân loại rác tại nguồn và đặc điểm hoạt động ở các địa bàn dân cư khác nhau.

- Xây dựng qui định chất lượng vệ sinh trong công tác thu gom. - Xây dựng qui trình thu gom rác phù hợp với các địa bàn.

- Sắp xếp lại các địa bàn thu gom theo phạm vi từng phường/xã, quận/huyện, tránh tình trạng “da beo” để nâng cao hiệu quả hoạt động.

3.1.2.2. Hoàn thiện công nghệ thu gom chất thải rắn đô thị:

- Đảm bảo phù hợp với yêu cầu phân loại rác tại nguồn, vừa phù hợp với qui trình vận chuyển và xử lý rác.

- Tăng tỉ lệ thu gom rác, hạn chế tiến tới chấm dứt tình trạng xả rác xuống kênh rạch.

- Thành lập thêm nhiều điểm tiếp nhận chất thải rắn đô thị (thùng rác công cộng, điểm tập kết rác) tại các khu dân cư đông đúc, hẻm nhỏ để tiếp nhận chất thải rắn bằng xe cơ giới, giảm tối đa lao động thủ công.

- Không ngừng cải tiến công nghệ thu gom tại từng nguồn thải, đặc biệt là tại các cụm nguồn thải và các nguồn thải tập trung. Ví dụ như: tại các khu chung cư đưa thêm tiêu chí về hệ thống thu gom vào tiêu chí khi xem xét loại chung cư. Hệ thống này có thể thu gom bằng đường ống từ các tầng xuống điểm tập trung phía dưới của chung cư, công tác thu gom bằng cơ giới thực hiện tại các điểm tập trung này.

3.1.2.3. Nâng cao ý thức của người dân về vệ sinh môi trường:

- Tăng cường các biện pháp tuyên truyền các quy định có liên quan của Nhà nước cho các tổ chức và người lao động thu gom rác.

- Tăng cường các biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các chủ nguồn thải về vệ sinh môi trường.

- Phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các cấp chính quyền và cơ quan chuyên môn trong việc kiểm tra giám sát về vệ sinh môi trường. Thực hiện xử lý nghiêm minh theo các qui định đã ban hành.

3.2. ĐỀ XUẤT CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC THU GOM RÁC THẢI SINH HOẠT PHÙ HỢP VỚI THỰC TẾ TP.HCM VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Với tình hình thực tế thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM như đã phân tích trong phần II, đề xuất bốn loại hình tổ chức chính tùy điều kiện cụ thể của từng quận huyện, trong đó hai loại hình đang hoạt động là Công ty Công ích quận huyện và Hợp tác xã cần phải được củng cố lại tổ chức để nâng cao hiệu quả hoạt động, đề xuất hình thành loại hình tổ chức mới là Doanh nghiệp tư nhân và Tổ hợp tác thu gom rác.

3.2.1. Tổ chức, củng cố lại các loại hình thu gom rác thải sinh hoạt đã được hình thành: hình thành:

3.2.1.1. Đối với các Công ty Công ích quận huyện:

Theo quyết định số 38/2007/QĐ-TTg ngày 20 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thì các Công ty công ích thuộc nhóm các doanh nghiệp cổ phần hóa, Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần.

Tuy nhiên, như đã phân tích trong phần thực trạng, các Công ty công ích quận huyện chỉ đảm nhiệm thu gom một phần rác thải sinh hoạt trên địa bàn, nguồn thu từ hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng kinh phí hoạt động của các Công ty Công ích. Hơn nữa, việc sắp xếp lại các Công ty Công ích phải được thực hiện trên cơ sở đề án nghiên cứu cụ thể, phù hợp với tính chất và địa bàn hoạt động của từng công ty. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này không thể nghiên cứu cụ thể về tổ chức lại các Công ty công ích quận huyện. Nhưng dù tổ chức theo hình thức nào cũng vẫn cần khẳng định vai trò của các Công ty Công ích trong công tác vệ sinh môi trường, đặc biệt là hoạt động thu gom và vận chuyển rác. Việc sắp xếp, tổ chức lại Công ty công ích quận huyện cần chú trọng đến việc nâng cao năng lực để có thể thực hiện đấu thầu công tác thu gom-vận chuyển rác cho từng địa bàn, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa khâu thu gom và vận chuyển trong một qui trình thống nhất.

3.2.1.2. Đối với Hợp tác xã vệ sinh môi trường:

Củng cố lại tổ chức hoạt động của các Hợp tác xã thu gom rác đã hình thành theo các qui định của Luật Hợp tác xã 2003: Giao trách nhiệm cho Liên minh HTX TP phối hợp với UBND các quận – huyện xây dựng kế hoạch kiện toàn, củng cố nâng cao công tác quản trị điều hành của Ban Chủ nhiệm các HTX nhằm giúp các HTX vừa có cơ sở pháp lý để ký hợp đồng với các đối tác, vừa có đủ năng lực điều hành quản lý HTX có hiệu quả và đúng pháp luật hiện hành. Các Hợp tác xã thu gom rác có thể mở rộng dần qui mô, nâng cao năng lực để đảm nhiệm cả việc vận chuyển rác, tiến tới có thể tham gia đấu thầu thực hiện công tác vệ sinh môi trường trên một khu vực dân cư.

Đối với các Nghiệp đoàn rác dân lập: giao trách nhiệm cho Liên đoàn Lao động TP phối hợp Liên minh HTX TP có kế hoạch chuyển mô hình hoạt động của các tổ chức Nghiệp đoàn có đủ điều kiện lên tổ chức HTX nhằm giúp các đơn vị có đủ tư cách pháp nhân trong việc điều hành hoạt động và ký kết hợp đồng thực hiện dịch vụ.

Tổ chức Hợp tác xã vệ sinh môi trường cần chú ý đảm bảo các yêu cầu sau:

a. Về bộ máy quản lý, điều hành:

Ban quản trị Hợp tác xã là những người có đủ năng lực điều hành chung, quản lý được địa bàn và hoạt động của người thu gom rác.

Khuyến khích các Hợp tác xã tổ chức hoạt động theo mô hình quản lý tập trung.

b. Về các hình thức góp vốn của xã viên:

Vốn góp có thể bằng tiền Việt nam, ngoại tệ, tài sản, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ và các loại giấy tờ có giá khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với hoạt động thu gom rác, có thể cho phép xã viên góp vốn bằng quyền khai thác đường dây rác mà họ đang nắm giữ (có thể thành lập Ban định giá của hợp tác xã).

Các Hợp tác xã phải bảo đảm việc trích nộp các quĩ bắt buộc theo qui định của pháp luật (quĩ phát triển sản xuất và quĩ dự phòng).

d. Về phúc lợi chung của HTX, việc thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động:

Phải đảm bảo các phúc lợi chung của Hợp tác xã và các chế độ chính sách đối với xã viên, cụ thể:

+ Thực hiện trang bị bảo hộ lao động thống nhất trong Hợp tác xã + Thực hiện mua bảo hiểm tai nạn cho người lao động

+ Thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho người lao động

+ Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho xã viên và người lao động làm việc thường xuyên cho Hợp tác xã. Khuyến khích xã viên, người lao động không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tham gia đóng bảo hiểm tự nguyện theo qui định của Bộ luật lao động.

e. Thành lập các tổ chức chính trị-xã hội trong Hợp tác xã.

Đối với các địa bàn đã có Hợp tác xã, khuyến khích mở rộng qui mô hoạt động bằng các biện pháp thu hút lực lượng rác dân lập tham gia như sau:

- Hợp tác xã phối hợp với UBND phường thống kê danh sách lực lượng rác dân lập trên địa bàn có nguyện vọng vào Hợp tác xã, bao gồm số đường dây rác, số phương tiện và lao động trực tiếp, số lượng hộ thu gom rác, ước tính khả năng thu tiền rác trên cơ sở mức thu theo qui định thống nhất của TP, lập kế hoạch giải quyết các chính sách chế độ cho người lao động.

- Việc quản lý lực lượng rác dân lập của các Hợp tác xã nên tiến hành theo 2 bước:

+ Bước 1: chưa quản lý việc thu tiền rác, vẫn để người lao động trực tiếp thu và chỉ nộp lại phần đóng góp cho Hợp tác xã theo mức đã thống nhất để Hợp tác xã thực hiện các chính sách chế độ và chi phí quản lý. Trong giai đoạn đầu, có thể chỉ thực hiện các chế độ về bảo hộ lao động, đóng bảo hiểm ytế và bảo hiểm tai nạn cho người lao động. Chưa thực hiện đóng bảo hiểm xã hội. + Bước 2: khi hoạt động của lực lượng rác dân lập đã đi vào nề nếp, Hợp tác xã sẽ tổ chức lại việc thu tiền rác và tổ chức lại lao động đảm bảo hoạt động của Hợp tác xã theo mô hình quản lý tập trung. Hợp tác xã thực hiện việc phân công lao động và phân chia lợi nhuận theo qui mô lấy rác của từng xã viên, thực hiện các chế độ bảo hiểm theo qui định của pháp luật.

3.2.2. Đề xuất mô hình tổ chức thu gom rác mới:

3.2.2.1. Doanh nghiệp tư nhân:

Thực trạng tổ chức hoạt động của các chủ đường rác qui mô lớn (trên 1000hộ dân) tương đối có tổ chức, cụ thể có qui mô đầu tư khá lớn cho việc sang nhượng đường dây rác, đầu tư phương tiện và thực hiện thuê mướn lao động để thực hiện nhưng hầu hết chưa đăng ký hành nghề.

Để quản lý chất lượng vệ sinh trên địa bàn và bảo vệ quyền lợi của người lao động làm thuê, chính quyền địa phương cần thực hiện các biện pháp tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, khuyến khích các chủ đường rác có qui mô hoạt động lớn thành lập doanh nghiệp tư nhân thực hiện dịch vụ vệ sinh môi trường, hoạt động theo luật doanh nghiệp năm 2005. Cụ thể cần đảm bảo một số yêu cầu cơ bản như sau:

1 - Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

2 - Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. 3 - Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

4 - Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh.

5 - Doanh nghiệp có nghĩa vụ tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động thành lập và tham gia hoạt động trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp.

6 - Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp: - Quyền của doanh nghiệp:

+ Tự chủ kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, đầu tư; chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; được Nhà nước khuyến khích, ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.

+ Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn. + Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng. + Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh.

+ Chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh.

+ Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ. + Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.

+ Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. + Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

- Nghĩa vụ của doanh nghiệp

+ Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

+ Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán.

+ Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm.

+ Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký.

+ Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định.

+ Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh.

+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

3.2.2.2. T hp tác thu gom rác (hoc vi tên gi khác là Nhóm liên kết, Tổ tương tr…) theo qui định của Nghị định 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính

phủ về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác và thông tư 04/2008/TT-BKH ngày 09/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện:

Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tổ hợp tác:

- Tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và cùng có lợi; - Biểu quyết theo đa số;

- Tự chủ tài chính, tự trang trải các chi phí hoạt động và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của tổ và các tổ viên.

Qui định việc thành lập:

- Việc thành lập tổ hợp tác do các cá nhân có nhu cầu đứng ra tổ chức. - Ủy ban nhân dân cấp phường, xã chứng thực vào hợp đồng hợp tác.

Điều kiện kết nạp tổ viên:

- Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, tự nguyện tham gia và tán thành các nội dung của hợp đồng hợp tác. Một cá nhân có thể là thành viên của nhiều tổ hợp tác;

- Hợp đồng hợp tác có thể quy định thêm về các tiêu chuẩn khác đối với tổ viên tổ hợp tác.

- Tổ viên có quyền ngang nhau trong việc tham gia quyết định các công việc của tổ hợp tác, không phụ thuộc vào mức độ đóng góp tài sản của mỗi tổ viên;

- Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động của tổ hợp tác theo thoả thuận;

- Thực hiện việc kiểm tra hoạt động của tổ hợp tác; - Ra khỏi tổ hợp tác theo các điều kiện đã thoả thuận;

Một phần của tài liệu csht38 (Trang 87)