2.2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHCT CHI NHÁNH BA ĐÌNH

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực (Trang 29 - 41)

2.2.1.Cơ sở pháp lý của hoạt động cho vay tiêu dung tại NHCT Ba Đình

Dịch vụ TDTD của chi nhánh chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp lý do nhà nước cũng như ngân hàng Công thương ban hành, bao gồm:

-Quyết định số 18/QĐ-NHNN ngày 16/12/1994 về thể lệ cho vay vốn đối với người tiêu dùng.

-Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay và nghị định số 25/2002/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung nghị định 178.

-Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, quyết định 127/2005/QĐ-NHNN sửa đổi bổ sung quyết định trên, quyết định 783/2005/QĐ-NHNN sửa đổi bổ sung quyết định 127.

-Quyết định số 066/QĐ-HĐQT-NHCT19 ngày 03/4/2006 của Hội đồng quản trị NHCT Việt Nam về việc ban hành quy định CVTD.

-Quyết định số 070/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 03/4/2006 của Hội đồng quản trị NHCT Việt Nam về việc ban hành quy định về giới hạn tín dụng và thẩm quyền quyết định giới hạn tín dụng trong hệ thống NHCT.

-Quyết định số 071/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 03/4/2006 của Hội đồng quản trị NHCT Việt Nam ban hành quy định về thực hiện bảo đảm tiền vay của khách hàng trong hệ thống NHCT Việt Nam.

-Quyết định số 073/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 03/4/2006 của Hội đồng quản trị NHCT Việt Nam về việc ban hành quy chế giảm miễn lãi vay đối với khách hàng vay vốn NHCT Việt Nam.

2.2.2.Các hình thức CVTD tại NHCT Ba Đình

2.2.2.1.Cho vay có tài sản bảo đảm

*Điều kiện vay vốn của khách hàng

-Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng vốn vay, không quá tuổi 60 ở thời điểm kết thúc thời hạn cho vay.

-Có hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú dài hạn (KT3) trên địa bàn tỉnh, thành phố (trực thuộc trung ương) nơi ngân hàng cho vay đóng trụ sở.

-Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

-Có vốn tự có tham gia vào phương án, mức vốn tự có tối thiểu bằng 30% tổng nhu cầu vốn trừ trường hợp áp dụng biện pháp bảo đảm là cầm cố giấy tờ có giá.

-Có nguồn thu và phương án vay- trả nợ đảm bảo khả năng trả nợ gốc, lãi và phí trong thời hạn vay cam kết.

-Thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, NHNN Việt Nam và hướng dẫn của NHCT Việt Nam.

Ngoài ra khách hàng phải đảm bảo các điều kiện riêng đối với từng loại hình cho vay. *Mức cho vay

-Mức cho vay có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay tối đa 50% giá trị tài sản.

-Mức cho vay có đảm bảo bằng cầm cố giấy tờ có giá tối đa phải đảm bảo thu nhập (gốc và lãi) của giấy tờ có giá khi đến hạn đủ để hoàn trả nợ (gốc, lãi và phí) cho ngân hàng cho vay.

-Mức cho vay có bảo đảm bằng tài sản khác tối đa 70% tổng nhu cầu vốn của phương án vay- trả nợ đã được ngân hàng cho vay thẩm định lại.

*Các hình thức

-Cho vay mua nhà ở, đất ở, xây dựng, sửa chữa nhà ở.

Đây là hình thức tín dụng dài hạn. Thời hạn tối đa đối với cho vay mua nhà ở hoặc mua đất và xây dựng nhà ở là 20 năm; cho vay mua đất ở là 10 năm; cho vay xây dựng, sửa chữa nhà ở là 5 năm.

Bên cạnh những điều kiện tín dụng chung ở trên, các cá nhân, hộ gia đình muốn sử dụng dịch vụ này phải có đủ điều kiện được đăng ký quyền sở hữu nhà hoặc quyền sử dụng đất.

-Cho vay mua ô tô và động sản khác

Đây là hình thức tín dụng trung hạn. Thời hạn cho vay mua xe ô tô mới tối đa là 5 năm. Thời hạn cho vay mua xe ô tô đã qua sử dụng tối đa là 4 năm nhưng không vượt quá niên hạn sử dụng còn lại của xe theo quy định của Chính phủ. Thời hạn cho vay mua động sản khác tối

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đa là 3 năm. Các khách hàng vay vốn phải cam kết mua bảo hiểm vật chất cho toàn bộ giá trị xe trong suốt thời gian vay và ủy quyền cho ngân hàng cho vay nhận tiền bồi thường của bảo hiểm trong trường hợp rủi ro xảy ra.

-Cho vay hỗ trợ du học

Hình thức tín dụng này nhằm tài trợ cho hai mục đích:

+Cho vay hỗ trợ học phí và sinh hoạt phí với thời hạn bằng thời gian học cộng 3 năm.

+Cho vay chứng minh tài chính: là loại CVTD mà vốn vay được dùng để mở thẻ tiết kiệm hoặc chứng chỉ tiền gửi hoặc giấy tờ có giá khác nhằm mục đích chứng minh khả năng tài chính phục vụ việc xin cấp VISA cho du học sinh. Thời hạn cho vay chứng minh tài chính phụ thuộc nhu cầu chứng minh tài chính của khách hàng nhưng không vượt quá thời hạn của thẻ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá khác hoặc thời hạn phong tỏa số dư trên tài khoản.

Người đi vay phải có quan hệ nhân thân (bao gồm: bố đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, anh, chị, em) với người đi du học ở nước ngoài.

2.2.2.2.Cho vay không có tài sản bảo đảm

*Điều kiện vay vốn của khách hàng

Khách hàng được cung ứng dịch vụ cho vay không có tài sản bảo đảm phải đáp ứng các điều kiện giống như cho vay có tài sản đảm bảo (trừ điều kiện cuối). Ngoài ra họ còn phải thỏa mãn các điều kiện sau:

-Là cán bộ công nhân viên tham gia đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ.

-Cơ quan quản lý lao động phải có trụ sở chính đóng cùng địa bàn tỉnh, thành phố với ngân hàng cho vay.

-Có thu nhập thường xuyên, ổn định hàng tháng từ 1.500.000 VND trở lên. -Cam kết sẽ thông báo cho ngân hàng cho vay về việc thay đổi nơi làm việc

-Cam kết trả nợ trước hạn nếu vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và không thực hiện được các biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo yêu cầu của ngân hàng.

Thời hạn cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tối đa là 3 năm nhưng không vượt quá thời gian làm việc còn lại của khách hàng tại tổ chức đó.

2.2.3.Quy trình cho vay tiêu dùng tại NHCT Ba Đình

Cán bộ tín dụng tiến hành phân tích, thẩm định khách hàng và phương án đầu tư theo thứ tự các bước sau:

-Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn. -Thẩm định các điều kiện vay vốn.

-Xác định phương thức cho vay.

-Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện thanh toán và lãi suất cho vay của chi nhánh. -Lập tờ trình thẩm định cho vay.

-Tái thẩm định khoản vay. -Trình duyệt khoản vay.

-Ký kết hợp đồng tín dụng (sổ vay vốn, hợp đồng bảo đảm tiền vay), giao nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm.

-Giải ngân.

-Kiểm tra, giám sát khoản vay.

-Thu nợ (lãi và gốc) và xử lý những phát sinh.

-Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay. -Giải chấp tài sản bảo đảm.

-Lưu giữ hồ sơ tín dụng và hồ sơ bảo đảm tiền vay.

2.2.4.Kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHCT Ba Đình

2.2.4.1.Doanh số và dư nợ

Bảng 8: Doanh số và dư nợ hoạt động cho vay (CV) và CVTD giai đoạn 2004-2006 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Doanh số Doanh số

Năm CV CVTD Tỷ trọng CV CVTD Tỷ trọng CV CVTD Tỷ trọng

2004 4456 49 1,10% 4265 42 0,98% 1894 12 0,63%

2005 5231 63 1,20% 4039 56 1,46% 2816 19 0,67%

2006 6094 92 1,51% 6550 74 1,13% 2360 37 1,57%

(Nguồn: báo cáo tổng hợp NHCT chi nhánh Ba Đình năm 2004-2005-2006)

Biểu 1: Doanh số và dư nợ CVTD giai đoạn 2004-2006

49 63 92 12 19 37 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2004 2005 2006 tỷ đồng Doanh số Dư nợ

Trong ba năm từ 2004 đến 2006, doanh số cho vay, doanh số thu nợ cũng như dư nợ cuối kỳ của hoạt động tín dụng nói chung và CVTD nói riêng đều không ngừng tăng trưởng. Tốc độ tăng của bộ phận TDTD cao hơn so với tốc độ tăng của tổng cho vay. Năm 2006, doanh số CVTD tăng 46,03% so với 2005 (29 tỷ) và tăng 87,76% so với 2004 (43 tỷ); dư nợ CVTD tăng 58,33% so với 2005 và tăng 308,33% so với 2004 (25 tỷ). Có được những con số ấn tượng trên là do hoạt động CVTD ngày càng có điều kiện phát triển, bao gồm cả điều kiện bên trong và bên ngoài ngân hàng. Nền kinh tế tăng trưởng liên tục, hàng hóa ngày càng đa dạng phong phú, thu nhập người dân được cải thiện, nhu cầu chi tiêu cũng theo đó mà biến động mạnh theo chiều hướng đi lên. Người dân có xu hướng vay vốn ngân hàng phục vụ mục

đích tiêu dùng ngày càng nhiều. Nắm bắt xu thế đó, NHCT Ba Đình đã chủ động mở rộng số lượng cũng như quy mô các món vay tiêu dùng, đẩy mạnh hình thức TDTD.

Tỷ trọng dư nợ CVTD trên tổng dư nợ cũng tăng đáng kể. Đặc biệt, năm 2006 con số này gấp 2,3 lần so với 2005 (1,57% so với 0,67 %). Nguyên nhân là trong khi dư nợ CVTD tăng nhanh thì tổng dư nợ tín dụng lại giảm mạnh. Năm 2006, ngân hàng thu hồi số vốn lớn từ nhiều món vay sản xuất kinh doanh có giá trị và các khoản nợ quá hạn. Đây là kết quả của việc đẩy mạnh công tác thu nợ, giảm thiểu rủi ro, giảm nguy cơ thất thoát vốn của ngân hàng.

2.2.4.2.Cơ cấu CVTD theo thời hạn

Bảng 9: Cơ cấu dư nợ CVTD theo thời hạn giai đoạn 2004-2006

Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2004 2005 2006

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Dư nợ 12 100% 19 100% 37 100%

-Ngắn hạn 5,9 49,17% 9,1 47,89% 18 48,65%

-Trung hạn 5,4 45% 8,7 45,79% 17,5 47,30%

-Dài hạn 0,7 5,83% 1,2 6,32% 1,5 4,05%

(Nguồn: báo cáo tổng hợp NHCT chi nhánh Ba Đình năm 2004-2005-2006)

Biểu 2: Cơ cấu dư nợ CVTD theo thời hạn giai đoạn 2004 - 2006

dư nợ năm 2004 ngắn hạn, 49.17% trung hạn, 45.00% dài hạn, 5.83% dư nợ năm 2005 ngắn hạn, 47.89% trung hạn, 45.79% dài hạn, 6.32% dư nợ năm 2006 trung hạn, 47.30% ngắn hạn, 48.65% dài hạn, 4.05%

Dư nợ CVTD ngắn, trung và dài hạn đều có sự gia tăng với tốc độ khá đều qua các năm, năm 2005 tăng trên 1,5 lần; năm 2006 tăng xấp xỉ 2 lần so với năm trước. Do đó cơ cấu dư nợ không có nhiều thay đổi. Dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đây là điều dễ hiểu bởi hình thức tín dụng này có độ rủi ro thấp nhất và luôn được ngân hàng ưu tiên phát triển. Các món vay ngắn hạn có số lượng lớn nhưng số tiền vay nhỏ, do đó dư nợ ngắn hạn chỉ nhỉnh

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hơn một chút so với dư nợ trung hạn. Dư nợ dài hạn chiếm tỷ lệ thấp, chỉ khoảng trên dưới 5%. Sở dĩ như vậy là do chi nhánh tập trng cho vay ngắn trung hạn, thận trọng trong cho vay dài hạn bởi tính rủi ro của hình thức này là cao nhất.

2.2.4.3. Cơ cấu CVTD theo mục đích tài trợ

Bảng 10: Cơ cấu dư nợ CVTD theo mục đích tài trợ giai đoạn 2004-2006

Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2004 2005 2006

Loại hình CV Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng -Sửa chữa, mua nhà, đất 7,7 64,17% 11,6 61,05% 24,1 65,14% -Mua ôtô và động sản khác 3,7 30,83% 6,2 32,63% 11,6 31,35%

-Du học 0,6 5% 1,2 6,32% 1,3 3,51%

(Nguồn: báo cáo tổng hợp NHCT chi nhánh Ba Đình năm 2004-2005-2006)

Dư nợ năm 2004 bất động sản, 64.17% du học, 5.00% ô tô và động sản khác, 30.83% Dư nợ năm 2005 du học, 6.32% bất động sản, 61.05% ô tô và động sản khác, 32.63% Dư nợ năm 2006 du học , 3.51% bất động sản , 65.14% ô tô và động sản khác , 31.35%

Cơ cấu CVTD theo mục đích tài trợ cũng được duy trì qua các năm. Dư nợ cho vay phục vụ mục đích mua nhà, đất ở hay xây dựng, sửa chữa nhà ở luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Đặc điểm này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trước hết đây là hình thức tín dụng trung, dài hạn, giá trị món vay lớn nên dư nợ thường khá cao. Hiện nay, Hà Nội đang chịu sức ép về dân số khi mật độ dân số ngày càng cao, đời sống người dân được cải thiện nên nhu cầu của họ về bất động sản cũng vì thế mà tăng theo. Quá trình đô thị hóa với rất nhiều khu chung cư mọc lên càng kích cầu về nhà ở. Hơn nữa, việc mua sắm nhà đất hay sửa chữa nhà luôn đòi hỏi số vốn lớn mà không phải ai cũng có, do đó số người có mong muốn sử dụng dịch vụ này ngày càng nhiều. Nhờ vậy, dư nợ của loại hình tín dụng này tăng khá nhanh. Riêng năm 2005, thị trường bất động sản đóng băng, tỷ trọng dư nợ có giảm đi đôi chút song vẫn ở mức cao (gần gấp đôi so với dư nợ cho vay mua ô tô và động sản khác).

Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân phong phú hơn, không chỉ có chi tiêu về bất động sản gia tăng mà các chi tiêu cho phương tiện đi lại, tiện nghi sinh hoạt cũng được nâng lên. Vì vậy, CVTD tài trợ mua ô tô và các động sản khác cũng luôn tăng trong ba năm, chiếm tỷ trọng khoảng trên 30% trong tổng dư nợ CVTD. Với việc giảm giá và cho nhập khẩu xe ô tô cũ, số lượng người vay vốn ngân hàng mua ô tô sẽ còn gia tăng. Ngoài ra, nền kinh tế mở cửa, hội nhập với thế giới cũng tạo điều kiện cho học sinh Việt Nam đi du học nên hình thức CVTD phục vụ mục đích du học cũng được mở rộng, tuy nhiên tỷ trọng vẫn còn thấp do chưa phổ biến trong dân cư.

2.2.4.4.Nợ quá hạn

Hoạt động CVTD chứa đựng rất nhiều rủi ro, vì thế phòng khách hàng cá nhân kết hợp với các phòng ban khác luôn cố gắng hoàn thành tốt khâu thẩm định, quản lý món vay và thu hồi nợ khi đến hạn. Hầu hết các món vay tiêu dùng của chi nhánh có chất lượng tốt, một số trường hợp còn trả nợ trước hạn. Dư nợ quá hạn của từ hoạt động TDTD trong ba năm qua là rất nhỏ so với tổng dư nợ quá hạn, đặc biệt năm 2005 không có dư nợ quá hạn. Cùng với việc mở rộng CVTD, việc quản lý kiểm soát các món vay trở nên khó khăn phức tạp hơn, gây trở ngại cho công tác thu nợ, do đó năm 2006 dư nợ quá hạn lại gia tăng, tuy nhiên con số này là rất nhỏ (100 triệu đồng, chiếm 2,7% dư nợ)

Bảng 11: Tình hình dư nợ quá hạn từ hoạt động cho vay (CV) và CVTD giai đoạn 2004- 2006

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: báo cáo tổng hợp NHCT chi nhánh Ba Đình năm 2004-2005-2006)

2.2.4.5.Lợi nhuận

Bảng 12: Lợi nhuận từ hoạt động cho vay (CV) và CVTD giai đoạn 2004-2006

Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2004 2005 2006

Lợi nhuận từ CV 59,8 69,7 71,2

Lợi nhuận từ CVTD 3,12 4,2 5,57

Tỷ trọng 5,22% 6,03% 7,82%

(Nguồn: báo cáo tổng hợp NHCT chi nhánh Ba Đình năm 2004-2005-2006)

Biểu 4: Lợi nhuận từ hoạt động CVTD giai đoạn 2004 - 2006

Năm 2004 2005 2006 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Dư nợ quá hạn từ CV 5,904 19,6 4,461 -Dư nợ quá hạn từ CVTD 0,237 0 0,1

3.12 4.2 5.57 0 1 2 3 4 5 6 2004 2005 2006 tỷ đồng Lợi nhuận

Biến động đi lên của cột biểu đồ lợi nhuận từ CVTD là kết quả tất yếu của hoạt động mở rộng CVTD trên tất cả các hình thức. Năm 2006, lợi nhuận từ CVTD tăng đáng kể: 32,62% so với 2005 và 78,53% so với 2004. Điều này cho thấy ngân hàng đã bước đầu khai thác được tiềm năng trong lĩnh vực này. Tỷ trọng lợi nhuận từ TDTD gấp 6-7 lần so với tỷ trọng dư nợ TDTD, chứng tỏ mức lợi nhuận trên một đồng vốn cho vay là rất lớn. Thị trường TDTD rõ ràng là một thị trường hấp dẫn đối với ngân hàng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực (Trang 29 - 41)