Chất lượng tín dụng, hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN Hoàn thiện nghiệp vụ cho vay của Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 40 - 45)

Trong quản lý tài sản của Ngân hàng Thương mại có nhiều mục tiêu nhưng quan trọng nhất là đảm bảo kinh doanh có lợi nhuận. Là doanh nghiệp có chức năng kinh doanh tiền tệ, để đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường Ngân hàng Thương mại phải cạnh tranh với các Ngân hàng và các tổ chưc tín dụng khác một cách gay gắt bằng cách mở rộng hoạt động kinh doanh và phát triển các dịch vụ có hiệu quả. Thông qua việc cung cấp các loại sản phẩm có chất lượng cao với thái độ phục vụ tận tình, chu đáo, văn minh, lịch

sự để thu hút đông đảo khách hàng. Kinh doanh có lợi nhuận cao lại tạo điều kiện và khả năng thúc đẩy sự phát triển của Ngân hàng Thương mại.

Bước đầu chuyển sang cơ chế thị trường, nguồn thu dịch vụ của Ngân hàng chưa phát triển, thì thu lãi cho vay có ý nghĩa quyết định. Do đó có thể nói lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp, là kết quả cuối cùng của hoạt động tín dụng, lợi nhuận cao hay thấp thể hiện trình độ tín dụng tốt hay xấu.

Bảng 2.5 : Hiệu quả kinh doanh

Đơn vị: tỷ đồng, %.

Chỉ tiêu

Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng I.Tổng thu nhập 459 100 580 100 616 100 - Thu lãi cho vay 107 23,3 162 29 199 25

-Thu dịch vụ 9 2 7 1,7 11 2

-Thu lãi điều hoà 330 71,7 295 65,4 372 69,8 -Thu lãi tiền gửi 13 3 16 3,9 34 3,2 II.Tổng chi phí 339 100 281 100 351 100 -Trả lãi tiền gửi tiết kiệm 321 94,7 255 90,7 322 91,7 -Trả lãi kỳ phiếu 7 2,06 5 108 7 1,9 -Chi luơng thưởng 3 0,9 8 2,8 8 2,2 -Thuế và thu nhập khác 8 2,34 13 4,7 14 4,2 III. Lợi nhuận hạch toán nội bộ 120 199 265

Trong mấy năm qua Sở giao dịch I có rất nhiều cố gắng khai thác mọi nguồn thu và tiết kiệm chi phí, bảo đảm kinh doanh có hiệu quả và đạt lợi nhuận cao so với các đơn vị khác của NHCT Việt Nam. Bảng phân tích trên đã chứng tỏ điều đó.

Qua biểu số lượng trên ta thấy:

- Lợi nhuận hạch toán nội bộ tăng đều hàng năm, tính đến cuối năm 2004 đạt 265 tỷ. Đây là sự nỗ lực rất lớn của Sở giao dịch I vì mấy năm nay nhất là năm 1998 đã 5 lần điều chỉnh giảm lãi suất ,làm thu hẹp chênh lệch lãi suất đầu ra và đầu vào.

- Về thu nhập, chủ yếu là thu lãi vốn điều hoà do hệ số sử dụng vốn tại chỗ thấp. Nguồn vốn này đặt từ 65% trở lên , bình quân là 68% .Tiếp đến là thu lãi cho vay của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân, cá thể chiếm tỷ lệ bình quân 25%. Riêng thu dịch vụ đặt thấp ,Sở giao dịch I cần có điều kiện và rất cần thiết mở rộng hoạt động dịch vụ mà pháp luật đã cho phép.

- Về chi phí, đại bộ phận là chi trả tiền lãi cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và lãi tiết kiệm của các tầng lớp dân cư.

Tóm lại, Sở giao dịch I đã tận dụng được lợi thế của mình để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh nhất là huy động vốn cho vay có hiệu quả. Tuy nhiên nguồn vốn sử dụng tại chỗ chỉ chiếm một phần nhỏ, còn lại chuyển về quỹ điều hoà,hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I đang có xu hướng tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ.

Khi đánh giá chất lượng và hiệu quả tín dụng Ngân hàng, người ta quan tâm nhiều đến dư nợ quá hạn, nhất là nợ khê đọng khó đòi. Dư nợ quá hạn ít biểu hiện hoạt động tín dụng tốt, bảo đảm sự ổn định an toàn và có hiệu quả. Dư nợ quá hạn cao, làm cho vòng quay vốn tín dụng chậm lại, khả năng sinh lợi đạt thấp, phát sinh rủi ro, tổn thất tài sản đe doạ sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Do đó chỉ tiêu này thường được quản lý chặt chẽ. ở Ngân hàng các nước phát triển, nợ quá hạn chỉ đạt tới 3% dư nợ, vượt khỏi mức đó là báo động, loại trừ trường hợp khủng hoảng tài chính tiền tệ. ở nước ta chính phủ đã có chủ trương khống chế nợ quá hạn dưới 5%.

Để thấy được thực trạng nợ quá hạn của Sở giao dịch I, ta lập bảng phân tích sau đây:

Bảng 2.6: Nợ quá hạn theo thời gian.

Chỉ tiêu

Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng So với năm 1999 (%) Số tiền Tỷ trọng So với năm 1999 (%) Tổng dư nợ cho vay 1107 1246 +12,6 1497 +35,2 Dư nợ quá hạn 73 100 61 100 -16,5 59 100 -19,2 Tỷ lệ dư nợ quá hạn 6,6 4,8 3,9

Phân theo thời gian Nợ quá hạn dưới 6 tháng 2,5 3,4 1,5 2,4 -4 1,5 2,5 -4 Nợ quá hạn từ 6 – 12 tháng 10 13,7 1,5 2,4 -76 1,5 2,5 -76 Nợ quá hạn trên 12 tháng 60,5 82,9 58 95,2 57,3 56 95 -7,5 (Nguồn: Phòng kinh doanh- Sở giao dịch I.)

Hoạt động trong cơ chế thị trường đầy biến động, Sở giao dịch I đã phát huy được lợi thế của mình, đẩy mạnh hoạt động tín dụng, nhiều năm đạt tỷ lệ nợ quá hạn dưới mức cho phép. Vì thế từ năm 2002 trở lại đây, tỷ lệ này chỉ còn là 3,9%. Tỷ lệ này nằm trong giới hạn cho phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Nợ quá hạn nói chung là không tốt, nhưng mức độ nguy hại của nó còn tỳu thuộc vào nguyên nhân, tính chất, thời hạn. Vì vậy phải thường xuyên phân tích, đánh giá từng loại nợ quá hạn để co biện pháp xử lý có hiệu quả. Có thể được coi là nợ quá hạn bình thường, khi người vay tạm thời chưa có phương tiện thanh toán như chu kỳ sản xuất chưa kết thúc, sản phẩm đang tiêu thụ, người mua chưa kịp trả, hoặc do Ngân hàng quy định thời hạn nợ không sát. Trường hợp này còn có khả năng để thu hồi.

Nhưng sẽ không bình thường nếu do người vay kinh doanh bị thua lỗ, vật tư hàng hoá không còn, hoặc còn nhưng giá trị không đủ để trả nợ, tài sản thế chấp, cầm cố không

hợp lệ, hợp pháp, khó phát mại, nợ quá hạn đã kéo dài, đóng băng do người vay cố tình lừa đảo để chiếm doạt tài sản Ngân hàng rồi bỏ trốn... thì Ngân hàng sẽ gặp rủi ro.

Biểu thống kê trên cho thấy, dư nợ quá hạn dưới 6 tháng giảm, năm 2004 so với năm 2002 giảm 4% và tỷ trọng còn 1,5%. Kết quả này có thể do Sở đã tích cực thu hồi bằng biện pháp đôn đốc khách hàng tiêu thụ hàng hoá, chú ý công tác thanh toán công nợ hoặc phát mại tài sản thế chấp, cầm cố. Nhưng cũng có thể hết thời hạn 6 tháng không thu được nợ nên đã thống kê vào loại nợ quá hạn trên 6 tháng.

Dư nợ quá hạn trên 6 tháng giảm 76% so với năm 2002 và chiếm tỷ trọng 2,5% cuối năm 2004.

Còn dư nợ quá hạn trên 12 tháng cũng giảm dần, năm 2004 so với năm 2002 giảm 7,5%, chiếm tỷ trọng là 95%.

Như vậy, tình hình nợ quá hạn có xu hướng giảm xuống, đây là kết quả tốt mà Sở giao dịch I đã đạt được. Điều này chứng tỏ công tác thẩm định dự án, điều tra xem xét tính toán hiệu quả sử dụng vốn được Sở giao dịch I tiến hành cẩn thận.

Nợ quá hạn của thành phần kinh tế quốc doanh đã giảm đáng kể từ năm 2002 trở lại đây. Đến cuối năm 2004, thì nợ quá hạn của chỉ tiêu này đã đạt ở mức 3,3%, đây là tín hiệu tốt cho Sở giao dịch I.

Còn nợ quá hạn của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thì lên cao trong năm 2003 nhưng đã có dấu hiệu giảm xuống trong năm 2004. Đến đầu năm 2004, tỷ trọng nợ quá hạn của chỉ tiêu này là 9,8%. Để đạt được kết quả này, đó là cố gắng rất lớn của Sở giao dịch I, cần tiếp tục giải quyết bằng nhiều biện pháp tích cực nhưng không phải lấy việc thu hẹp tín dụng ngoài quốc doanh làm cơ sở để giải quyết.

Bảng 2.7: Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế và loại cho vay.

Đơn vị: tỷ đồng, %.

Chỉ tiêu

Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004

Dư nợ Trong đó quá hạn Dư nợ Trong đó quá hạn Dư nợ Trong đó quá hạn

Dư % Dư % Dư %

Tổng số 1107 73 6,6 1246 61 4,8 1497 59 3,9 A.TP kinh tế

-Kinh tế quốc doanh 983 59 6 1140 47 4,1 1355 45 3,3

-Kinh tế ngoài quốc doanh 124 14 11,2 106 14 13,2 142 14 9,8 B. Loại cho vay

- Ngắn hạn 348 19 5,4 355 9 2,5 420 8 1,9 - Trung và dài hạn 695 54 7,7 891 52 5,8 1077 51 4,7

(Nguồn: Phòng kinh doanh – Sở giao dịch I)

Như vậy có thể thấy trong những năm qua Sở giao dịch I đã hoạt động rất có hiệu quả. Tuy nhiên sở giao dịch I cũng cần phải quan tâm hơn nữa tới việc thẩm định, kiểm tra chặt chẽ, luôn theo dõi bám sát tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng. Hàng hoá chưa tiêu thụ cần phải đôn đốc bán, mặt khác cần xem lại việc quy định kỳ hạn đã sát thực tế chưa để giữ vững sự phát triển đi lên của Sở giao dịch I nhằm đem lại lợi nhuận không chỉ cho Sở giao dịch I nói riêng mà còn cho cả nền kinh tế quốc dân nói chung.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN Hoàn thiện nghiệp vụ cho vay của Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)