MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC SOẠN THẢO BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc soạn thảo báo cáo tài chính hợp nhất (Trang 50 - 62)

BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ – CÔNG TY CON

II.1 – Một số giải pháp trước mắt nhằm khắc phục những tồn tại của báo cáo tài chính hợp nhất tại NXB Giáo dục

Báo cáo tài chính hợp nhất của NXB Giáo dục được xây dựng dựa trên hệ thống và những nguyên tắc cơ bản, có sự tham khảo các chuẩn mực, quy định, nghị định, cũng như các thông tư hướng dẫn hiện hành. Do vậy, báo cáo tài chính hợp nhất của đơn vị đã thể hiện và phản ánh khá chính xác tình hình tài chính sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên vì một số lý do khách quan và do đặc thù riêng của đơn vị nên báo cáo tài chính hợp nhất chắc chắn không thể không thiếu sót. Một số giải pháp sau đây chỉ nhằm khắc phục phần nào những thiếu sót đó.

Một trong những phương pháp để đảm bảo số dư công nợ giữa các đơn vị khớp nhau là sử dụng tài khoản trung gian 138, 338. Điều này đã tạo thêm gánh nặng trong việc quản lý, theo dõi 2 tài khoản này, mặc dù số liệu đưa vào thường không lớn lắm. Tuy nhiên, thực chất có một số trường hợp không thể xử lý được ví dụ: mất mát, thất lạc trong quá trình vận chuyển (các thủ tục bồi thường về phía bưu điện rất phức tạp) hay chênh lệch do làm tròn số….. Chính vì vậy, khi có phát sinh chênh lệch nhỏ và gần như không thể thu hồi được hay chi phí cho việc thu hồi quá lớn thì đề nghị đưa thẳng vào chi phí.

Việc đóng và nhận tiền ký quỹ giữa các công ty in và các đơn vị hạch toán phụ thuộc không sử dụng tài khoản công nợ mà sử dụng tài khoản

144 – Ký cược, ký quỹ ngắn hạn (đóng tiền ký quỹ) và 338 – Phải trả, phải nộp

khác (nhận tiền ký quỹ). Do vậy, khoản tiền ký quỹ này không được loại trừ,

chính vì vậy đã phần nào giảm tính chính xác của số liệu thể hiện trên báo cáo tài chính hợp nhất. Do đó, để giải quyết vấn đề này cần chú ý:

_ Theo dõi, xác định và loại trừ khoản ký quỹ này khi lập báo cáo tài chính hợp nhất tương tự như loại trừ công nợ nội bộ giữa các đơn vị có phát sinh.

_ Hoặc là bỏ quy định ký quỹ đối với các công ty trong cùng tập đoàn. Vì thực chất, khoản ký quỹ này chủ yếu chỉ để đảm bảo năng lực và ràng buộc việc thực hiện hợp đồng giữa các đơn vị đối tác bên ngoài với nhau. Còn đối với các công ty trong cùng tập đoàn, năng lực và khả năng thực hiện hợp đồng đã thực sự được đảm bảo. Khoản ký quỹ đối với các đơn vị này chỉ còn là hình thức và không cần thiết.

Hạch toán khoản đầu tư vào công ty liên kết theo phương pháp vốn chủ sở hữu. Nghĩa là khoản đầu tư được ghi nhận ban đầu theo giá gốc, sau đó, giá trị ghi sổ của khoản đầu tư được điều chỉnh tăng hoặc giảm tương ứng với phần sở hữu của NXB Giáo dục trong lãi hoặc lỗ của công ty liên kết. Khoản được phân chia từ công ty liên kết phải hạch toán giảm giá trị ghi sổ của khoản đầu tư.

Khoản thưởng thanh toán nhanh cho khách hàng là điều khuyến khích, tuy nhiên NXB Giáo dục cần cân nhắc xem quy định này có nên áp dụng cho các khách hàng là công ty con của mình hay không vì thực chất tất cả đều trong cùng một tập đoàn, thu nhập của đơn vị này sẽ lại là chi phí của đơn vị kia, xét trong tổng thể cả tập đoàn thì khoản thưởng này là vô nghĩa, vừa không phải là động cơ để thu hồi công nợ vừa phải theo dõi, loại trừ khi tiến hành lập báo cáo tài chính hợp nhất.

Cần quy định lại phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất để có thể loại trừ được các giao dịch nội bộ. Căn cứ để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ là bảng cân đối kế toán của khối công ty mẹ (đối với báo cáo lưu chuyển tiền tệ của khối công ty mẹ) và bảng cân đối kế toán hợp nhất (đối với báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất). Không cộng dồn các báo cáo lưu chuyển tiền tệ

độc lập vì các báo cáo này có tồn tại những nghiệp vụ phát sinh trong nội bộ tập đoàn.

Đối với NXB Giáo dục, nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh hàng năm là rất lớn. Tuy nhiên, tự bản thân NXB Giáo dục đã tạo ra cho chính mình nhiều khó khăn xoay quanh vần đề vay và bảo lãnh vay. Theo quy chế về vay và cho vay đối với các tổ chức tín dụng là tiền vay phải được chuyển trực tiếp đến đối tượng mà người đứng ra vay có nhu cầu vay để trả, không được chuyển qua trung gian. Như vậy, hiện nay, NXB Giáo dục đã vi phạm quy chế này vì khi các đơn vị hạch toán phụ thuộc có nhu cầu vay vốn thì vẫn phải qua Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội vay và sau đó khoản tiền

vay này mới chuyển về cho từng đơn vị, rồi từng đơn vị mới thanh toán cho nhà cung cấp. Do vậy, NXB Giáo dục cần đứng ra bảo lãnh cho các đơn vị tự chủ động vay vốn tại các tổ chức tín dụng, tránh việc tập trung 1 nơi vừa vi phạm quy chế vừa tăng chi phí do phải trả 2 lần chi phí chuyển tiền cho cùng 1 món tiền. Việc bảo lãnh có thể dựa vào số dư tài khoản 33611 – Phải trả về vốn kinh doanh cho công ty mẹ. Đồng thời việc vay vốn tại từng đơn vị cũng sẽ làm giảm chi phí lãi vay tại NXB Giáo dục Hà Nội, và phân bổ đều dựa trên tổng số tiền vay của từng đơn vị tránh tình trạng như hiện nay, do việc tập trung vay vốn tại 1 nơi nên việc hạch toán chi phí lãi vay cũng được tập trung tại một nơi duy nhất, trong khi đối tượng sử dụng số tiền vay lại là cả 4 đơn vị hạch toán phụ thuộc.

Việc tập trung hạch toán cổ tức tại một nơi duy nhất thuận lợi cho việc theo dõi tình hình kết quả đầu tư tuy nhiên vẫn dẫn đến không phù hợp khi việc đầu tư lại được từng đơn vị hạch toán. Do vậy, có thể giải quyết theo 1 trong 2 cách:

_ Thứ nhất: các đơn vị hạch toán khoản đầu tư thì sẽ theo dõi và hạch toán luôn cổ tức, lợi nhuận được chia, và có trách nhiệm báo cáo về văn phòng công ty mẹ để có cơ sở tiến hành lập báo cáo tài chính hợp nhất.

_ Thứ hai: khoản đầu tư cũng như lợi nhuận, cổ tức được chia tập trung về 1 nơi duy nhất để thuận tiện cho việc theo dõi, quản lý.

Đối với khối các công ty con, việc không xác định được nguồn gốc của hàng tồn kho để loại trừ lãi lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh là vấn đề cần giải quyết. Mặc dù có những khó khăn khi thực hiện, nhưng để đảm bảo tính chính xác cũng như nâng cao độ tin cậy của báo cáo tài chính hợp nhất, NXB Giáo dục cần có những biện pháp để giải quyết tồn tại này. Có thể quy định thêm một phương pháp nữa song song với phương pháp bình quân gia quyền khi tính giá xuất kho. Phương pháp bổ sung này chỉ nhằm mục đích xác định số hàng hóa, vật tư còn tồn kho cuối kỳ. Dựa vào tình hình và đặc thù của NXB Giáo dục có thể sử dụng phương pháp nhập trước xuất trước. Phương pháp này chỉ được thực hiện để xác định lãi (lỗ) nội bộ chưa thực sự phát sinh nhằm phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính hợp nhất chứ không ảnh hưởng đến phương pháp tính giá hàng xuất kho đơn vị vẫn sử dụng.

Hệ thống tài khoản NXB Giáo dục áp dụng hiện nay được xây dựng khi chuẩn mực về báo cáo tài chính hợp nhất và thông tư 23/2005/TT – BTC chưa ban hành, do vậy không thể tránh khỏi những bất cập và khó khăn khi thực hiện. Chính vì vậy, NXB Giáo dục cần sớm sửa đổi, bổ sung hệ thống tài khoản theo các quy định và chuẩn mực mới, thống nhất để trình Bộ Tài chính ra quyết định phê duyệt áp dụng cho toàn NXB Giáo dục, nhằm tạo cơ sở và điều kiện thuận lợi cho đội ngũ kế toán trong quá trình thực hiện nghiệp vụ.

NXB Giáo dục cần sớm tham khảo về quy chế báo cáo thống kê để tránh trùng lắp việc báo cáo không cần thiết. Vì hiện nay, các đơn vị thuộc khối công ty mẹ vẫn phải nộp báo cáo tài chính cho Cục Thống kê địa phương, trong khi báo cáo tài chính của khối công ty mẹ (đã bao gồm tình hình tài chính của 4 đơn vị trong khối) lại vẫn được nộp lên Tổng cục Thống kê. Như vậy, số liệu của riêng NXB Giáo dục sẽ bị trùng lặp, tạo ra sự thiếu chính xác trong thống kê của cả nước.

NXB Giáo dục cần sửa đổi một số nội dung cho phù hợp với quy định của thông tư 23/2005/TT – BTC ngày 30/03/2005 của Bộ Tài chính. Cụ thể:

_ Sử dụng tài khoản 223 – Đầu tư vào công ty liên kết để hạch toán khoản đầu tư vào công ty liên kết. Với giá trị khoản đầu tư cổ phiếu

trước kia là khoản đầu tư vào công ty liên kết đã hạch toán vào tài khoản 2211 – Chi tiết cổ phiếu thường, kế toán tiến hành điều chỉnh:

Nợ 223 – Đầu tư vào công ty liên kết

Có 2211 – Đầu tư chứng khoán dài hạn –cổ phiếu _ Đổi tên tài khoản 221 - Đầu tư chứng khoán dài hạn thành Đầu tư vào

công ty con.

_ Đổi tên tài khoản 222 - Góp vốn liên doanh thành Vốn góp liên

doanh.

_ Thể hiện rõ khoản lợi nhuận (hoặc lỗ) trong công ty liên kết (liên doanh – nếu có) thành một chỉ tiêu riêng biệt, không cộng dồn vào lợi nhuận sau thuế của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.

_ Sửa đổi, bổ sung nội dung một số chỉ tiêu theo đúng quy định của thông tư được đề cập.

_ Lập và mở sổ ghi nhận các bút toán điều chỉnh khi tiến hành hợp nhất báo cáo tài chính đúng quy định.

II.2 – Một số giải pháp mang tính định hướng nhằm hoàn thiện việc soạn thảo báo cáo tài chính hợp nhất theo mô hình công ty mẹ – công ty con

II.2.a –Những giải pháp về phạm vi hợp nhất

Theo thông tư 23/2005/TT – BTC ngày 30/03/2005 của Bộ Tài chính, khi xác định doanh thu hợp nhất và giá vốn hợp nhất thì phải tiến hành loại trừ hoàn toàn doanh thu nội bộ và giá vốn nội bộ. Như vậy, hai khoản mục liên quan tới các giao dịch nội bộ này phải được loại trừ hoàn toàn bất kể hàng hóa, sản phẩm đó đã được bán hết ra bên ngoài tập đoàn hay chưa. Tuy nhiên, phần hướng dẫn (phần ví dụ) trong thông tư liên quan tới việc loại trừ này thì chỉ tiến hành loại trừ phần doanh thu nội bộ và giá vốn hàng bán nội bộ tương ứng với số hàng hóa nội bộ chưa bán ra bên ngoài. Với cách xác định này, doanh thu hàng bán nội bộ và giá vốn hàng bán nội bộ cần được nghiên cứu để

xác định lại cho phù hợp với bản chất nghiệp vụ và đảm bảo tính khoa học của kế toán.

Việc loại trừ các giao dịch nội bộ khi tiến hành lập báo cáo tài chính hợp nhất là một việc làm cần thiết để đảm bảo loại trừ được sự trùng lặp giữa các hoạt động của tập đoàn. Tuy nhiên, hiện nay, việc loại trừ này chưa được thực hiện đồng bộ. Cụ thể, doanh thu nội bộ và giá vốn hàng bán nội bộ là các chỉ tiêu cần được loại trừ, nhưng một chỉ tiêu liên quan, có ảnh hưởng trực tiếp tới hai chỉ tiêu này là thuế thu nhập doanh nghiệp thì lại không được loại trừ. Như vậy, đã có sự mâu thuẫn khi tiến hành lập báo cáo tài chính hợp nhất. Bởi vì trên thực tế, sau khi đã được loại trừ, khoản mục doanh thu, giá vốn hàng bán hợp nhất được xác định là các chỉ tiêu phản ánh tất cả các nghiệp vụ của tập đoàn với các đối tác bên ngoài, nhưng chỉ tiêu thuế thu nhập doanh nghiệp lại phản ánh dựa trên kết quả thu nhập của tất cả các nghiệp vụ có phát sinh thu nhập của tập đoàn bất kể nghiệp vụ đó được thực hiện với đối tác bên ngoài hay với các đơn vị trong cùng tập đoàn. Do vậy, Bộ Tài chính cần nghiên cứu giải quyết vấn đề này, có thể thực hiện theo hai hướng.

_ Một là xem khoản thuế thu nhập doanh nghiệp tương tự như các khoản mục khác, cũng loại trừ dựa trên các giao dịch nội bộ. Như vậy, trên báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất sẽ thể hiện khoản thuế thu nhập doanh nghiệp mà tập đoàn phải nộp cho thu nhập nhận được từ các giao dịch phát sinh với các đơn vị bên ngoài tập đoàn.

_ Hai là tách riêng khoản thuế thu nhập doanh nghiệp từ các nghiệp vụ phát sinh thu nhập của các giao dịch giữa các đơn vị trong cùng tập đoàn thành một chỉ tiêu riêng biệt. Lúc này, trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất, phần thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ bao gồm hai phần: phần phải nộp cho các thu nhập nhận được từ các hoạt động với đối tác bên ngoài và phần phải nộp cho các thu nhập nhận được từ các hoạt động nội bộ với các đơn vị trong cùng một tập đoàn.

Việc hạch toán giữa các đơn vị trong cùng tập đoàn không phải lúc nào cũng được thực hiện qua các tài khoản công nợ, do vậy, việc loại trừ các giao dịch nội bộ không thể tránh khỏi thiếu sót. Điều này làm giảm độ

tin cậy của báo cáo tài chính hợp nhất. Chưa kể có thể xảy ra trường hợp ghi trùng lặp, mua bán lòng vòng, kê khai doanh thu giả tạo, sử dụng tài khoản trung gian……… để phô trương sự lớn mạnh của tập đoàn. Do vậy, cần sớm có biện pháp kiểm soát và quy định chung cho một số hoạt động giữa các đơn vị trong cùng tập đoàn, để từ đó, xây dựng một phương pháp hạch toán phù hợp nhằm thuận lợi và kiểm soát được tính chính xác của số liệu trong việc loại trừ các giao dịch nội bộ khi tiến hành lập báo cáo tài chính hợp nhất tập đoàn.

Đối với một số doanh nghiệp, do đặc thù hoạt động của ngành nên không thể xác định được nguồn nhập của hàng tồn kho cuối kỳ. Như vậy, việc loại trừ các khoản lãi/lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh cũng bị ảnh hưởng. Hiện nay, một số doanh nghiệp bỏ qua khoản loại trừ này, coi như hàng hóa giao dịch nội bộ đã bán hết ra ngoài tập đoàn, lợi nhuận thu được từ việc bán hàng là thực sự và chắc chắn. Nhưng một số doanh nghiệp lại chọn một cách khác, đó là áp dụng một phương pháp nữa song song với phương pháp đã chọn lựa khi tính giá xuất kho. Phương pháp bổ sung này chỉ nhằm mục đích xác định số hàng hóa, vật tư còn tồn kho cuối kỳ. Việc lựa chọn phương án nào để thuận lợi khi loại trừ trong báo cáo tài chính chỉ do ý muốn chủ quan của doanh nghiệp, do vậy, không có sự thống nhất chung. Xuất phát từ thực tế đó, Bộ Tài chính cần có văn bản hướng dẫn các doanh nghiệp lựa chọn một phương pháp tối ưu nhất, hợp lý nhất để có sự thống nhất chung giữa các doanh nghiệp.

II.2.b –Những giải pháp về hệ thống tài khoản, phương pháp hạch toán và xử lý nghiệp vụ

Hoạt động kế toán cũng tương tự như các hoạt động khác chỉ có thể phát huy tác dụng khi được xây dựng dựa trên những quy định mang tính pháp lý, giúp người thực hiện có thể áp dụng và phản ánh một cách chính xác tình hình phát sinh của mỗi nghiệp vụ kế toán. Tuy nhiên, điều căn bản nhất nhưng vẫn chưa được chú ý đến đó là hệ thống tài khoản kế toán.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc soạn thảo báo cáo tài chính hợp nhất (Trang 50 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)