0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

NHỮNG NHẬN XÉT RÚT RA TỪ THỰC TRẠNG SOẠN THẢO BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TẠI NXB GIÁO DỤC

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC SOẠN THẢO BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT (Trang 46 -50 )

BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TẠI NXB GIÁO DỤC

III.1 – Ưu điểm của báo cáo tài chính hợp nhất của NXB Giáo dục

_ Hệ thống tài khoản được xây dựng có sự hỗ trợ về mặt chuyên môn của một số chuyên viên có kinh nghiệm nên phần nào đã đạt được tính hợp lý và hợp pháp theo quy định. Bên cạnh đó, việc thống nhất hệ thống tài khoản, chính sách kế toán và phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ cơ bản đối với tất cả các đơn vị thành viên trong tập đoàn đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản trị cũng như cho quá trình lập báo cáo tài chính hợp nhất.

_ Trước đây, các đơn vị thường không sử dụng tài khoản 151 – Hàng đi trên

đường. Việc xác định và ghi nhận công nợ chỉ được thực hiện khi hàng đã

thực sự nhập kho. Do vậy, số dư công nợ thường không khớp nhau, đồng thời việc theo dõi công nợ thường là thủ công, nhất là trong những ngày cuối tháng khi bên bán đã xuất hàng nhưng bên mua chưa nhập kho. Tuy nhiên, hiện nay, do yêu cầu cao về tính chính xác cũng như sự trùng khớp số liệu công nợ nên nhất thiết phải sử dụng tài khoản 151. Điều này đã

làm cho việc theo dõi công nợ thuận tiện hơn, đồng thời luôn đảm bảo sự chính xác về công nợ giữa 2 đối tượng.

_ Báo cáo tài chính hợp nhất đã triệt tiêu được một số các nghiệp vụ giao dịch trùng lắp giữa các đơn vị trong cùng tập đoàn.

_ Việc lập báo cáo tài chính theo từng khối đã cung cấp thêm nhiều thông tin cũng như giúp cho nhà quản trị có cái nhìn so sánh và tổng quát về tình hình sản xuất kinh doanh của từng khối, từ đó có được những quyết định đúng đắn trong quá trình hoạt động.

_ Báo cáo tài chính hợp nhất đã cung cấp được những thông tin hữu ích quan trọng thông qua việc thể hiện tình hình chung về các mặt, các lĩnh vực hoạt động của tất cả các đơn vị trong cùng tập đoàn, để từ đó đưa ra các quyết định kinh tế, các chính sách đúng đắn về tình hình tài chính, giúp đơn vị có những thành tựu khả quan.

III.2 – Nhược điểm của báo cáo tài chính hợp nhất của NXB Giáo dục

Việc lập báo cáo tài chính hợp nhất đối với NXB Giáo dục hiện còn quá mới mẻ, do vậy, bên cạnh những ưu điểm đã được đề cập, trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những nhược điểm, thiếu sót. Trong số đó, có một số điểm có thể khắc phục ngay nhưng cũng có những tồn tại cần phải có sự đầu tư, nghiên cứu mới có thể đi đến sự hoàn thiện.

III.2.a –Nhược điểm do kỹ thuật xử lý nghiệp vụ

_ Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chưa được hạch toán hợp lý đã phần nào làm suy giảm độ tin cậy của một số thông tin trình bày trên báo cáo tài chính của từng khối và của báo cáo tài chính hợp nhất công ty mẹ. _ Một số giao dịch nội bộ chưa được phản ánh chính xác, như việc sử dụng

tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác khi nhận tiền ký quỹ của các đơn vị trong nội bộ, mà không thông qua tài khoản công nợ nội bộ theo quy định. Điều này dẫn đến thiếu sót trong quá trình loại trừ, do vậy việc tồn tại một số chỉ tiêu trùng lắp trên báo cáo tài chính là không tránh khỏi. _ Báo cáo tài chính hợp nhất chưa phản ánh được khoản đầu tư vào công ty

liên kết theo phương pháp vốn chủ sở hữu.

_ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất được lập chưa căn cứ vào Bảng cân đối kế toán hợp nhất. Do đó, vẫn tồn tại sự trùng lặp các giao dịch nội bộ

như các khoản công nợ phải thu, phải trả………mà không được loại trừ dẫn đến một số chỉ tiêu đưa ra thiếu chính xác, tin cậy.

_ Các mẫu biểu cũng như hệ thống tài khoản kế toán, phương pháp hạch toán áp dụng thống nhất chưa được bổ sung, sửa đổi theo thông tư 23/2005/QĐ – BTC ngày 30/03/2005 của Bộ Tài chính.

III.2.b. –Nhược điểm do cơ chế tài chính

_ Do việc tập trung vào sản phẩm Sách giáo khoa – một mặt hàng độc quyền – nên các mặt hàng khác của NXB Giáo dục như băng hình, đĩa tiếng, sách tham khảo khác vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Từ đó dẫn đến sự chệnh lệch khá lớn về tình hình tài chính giữa các đơn vị trong nội bộ. Trong khi đó, nội dung của báo cáo tài chính hợp nhất chỉ phản ánh sự lớn mạnh về tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của cả tập đoàn nhưng chưa thể hiện được sự so sánh giữa các đơn vị, dẫn tới tình trạng cào bằng, chưa có tác dụng khuyến khích, động viên các đơn vị nỗ lực phấn đấu.

_ Việc bù trừ công nợ là cần thiết tuy nhiên điều này tạo ra tâm lý chủ quan, các đơn vị trong nội bộ không thanh toán với nhau, dẫn đến tình trạng nợ nần dây dưa năm này qua năm khác.

III.2.c –Nhược điểm do một số điều kiện khác

_ Việc lập báo cáo tài chính hợp nhất tuy không quá phức tạp nhưng đòi hỏi phải trải qua nhiều công đoạn đan chéo nhau, trong khi chưa phát huy được sự hỗ trợ của phần mềm kế toán, việc theo dõi, thực hiện vẫn còn thủ công, do vậy quá trình thao tác còn mất nhiều thời gian và công sức. _ Việc quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp ở khối các đơn vị hạch toán

phụ thuộc thực sự khó khăn vì 4 đơn vị lại ở 3 nơi (Hà Nội, Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh), số liệu, chứng từ, sổ sách phân tán nên việc thực hiện gặp nhiều trở ngại, mất nhiều thời gian.

_ Trình độ đội ngũ kế toán viên cũng như tiến độ lập báo cáo của các đơn vị không đồng đều. Điều này cũng đã gây trở ngại không nhỏ trong quá trình hợp nhất báo cáo tài chính của cả tập đoàn.

CHƯƠNG BA

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC SOẠN THẢO BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT

THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ – CÔNG TY CON I – MỤC TIÊU I – MỤC TIÊU

Thực tế đã chứng minh rằng việc thành lập các Tổng công ty trước đây không hoàn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện mà do mục tiêu tách vai trò chủ quản doanh nghiệp Nhà nước của các Sở ngành, quận huyện. Mối quan hệ giữa Tổng công ty với các doanh nghiệp thành viên thực chất chỉ là mối quan hệ gượng ép, thể hiện sự liên hệ về mặt hành chính, hoàn toàn không có sự ràng buộc về trách nhiệm và quyền lợi. Cơ chế tài chính giữa Tổng công ty Nhà nước với các đơn vị thành viên là cơ chế đóng, trong đó, các mặt hoạt động của doanh nghiệp thành viên đều phải thông qua Tổng công ty, hoàn toàn không được tự chủ động về chính sách kinh doanh, về chiến lược đầu tư của mình.

Trong khi đó, trên thế giới, nhiều doanh nghiệp đơn lẻ đã tự chủ động liên kết lại với nhau, khai thác thế mạnh của nhau cũng như lợi dụng sự phát triển của nền kinh tế thị trường để hình thành những tập đoàn kinh tế mạnh, có quy mô lớn, đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, phạm vi hoạt động rộng. Mối liên hệ giữa các đơn vị trong tập đoàn chủ yếu là mối quan hệ về tài chính, thông qua việc đầu tư, góp vốn và chi phối về mặt tài chính. Nhờ vậy, mối liên hệ này, một cách khách quan, đã gắn lợi ích kinh tế và quyền lợi giữa tất cả các đơn vị trong cùng tập đoàn.

Chính vì vậy, trong chiến lược chuyển đổi, tổ chức lại các Tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước, mô hình “tập đoàn hoá” mà cụ thể là mô hình công ty mẹ – công ty con đã được xây dựng và áp dụng. Với mô hình này, các tập đoàn sẽ bành trướng được thế lực của mình không những trong phạm vi quốc gia mà còn cả trên quốc tế. Trong xu thế hội nhập trên thế giới như hiện nay, đây chính là mô hình mà chúng ta cần đạt tới. Với mô hình mới này, song song với việc xây dựng phương phức hoạt động sao cho không đi chệch hướng với sự phát triển xã hội là việc thiết lập cơ chế tài chính thông qua các quy định, chế tài trong lĩnh vực tài chính kế toán nhằm kiểm soát có hiệu quả, khẳng định tính trung thực, chính xác của tình hình hoạt

động sản xuất kinh doanh và nâng cao độ tin cậy đối với bên ngoài. Một trong những biện pháp để giải quyết điều đó là hoàn thiện hơn nữa hệ thống báo cáo tài chính, mà cụ thể ở đây là báo cáo tài chính hợp nhất là việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vấn đề là phải xây dựng cho được một báo cáo tài chính hợp nhất vừa phù hợp với đặc điểm hoạt động của tập đoàn, vừa phục vụ thiết thực cho việc phân tích và đề ra quyết định kinh tế của người sử dụng thông tin nhưng vẫn phải dựa trên cơ sở luật pháp, chế độ kế toán Việt nam và thông lệ kế toán quốc tế. Với mục tiêu như vậy, chương này nêu ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc soạn thảo báo cáo tài chính hợp nhất theo mô hình công ty mẹ – công ty con.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC SOẠN THẢO BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT (Trang 46 -50 )

×