Giải pháp về vốn

Một phần của tài liệu Các giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa (Trang 70 - 77)

Để giải quyết nhu cầu đầu tư, đảm bảo sự phát triển ngành du lịch tỉnh nhà cần xem xét một số giải pháp về vốn như sau:

Huy động vốn từ dân và các doanh nghiệp: Đây là nguồn vốn còn tiềm tàng lớn trong dân và các doanh nghiệp. Nguồn vốn này có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình huy động vốn đầu tư phát triển du lịch. Do đó cần phải cải tiến định chế tài chính theo hướng khuyến khích nhân dân bỏ vốn vào đầu tư, hợp tác cùng các doanh nghiệp để đầu tư phát triển các điểm du lịch đã được quy hoạch.

Phát triển mạnh hệ thống tài chính, tín dụng trên địa bàn như các ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng nhân dân… thông qua đó huy động vốn nhàn rỗi

trong dân cư với nhiều hình thức phong phú thích hợp như kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu…

Không ngừng cải tiến thủ tục hành chính trong các khâu xét duyệt thành lập doanh nghiệp, cấp quyền sử dụng đất… để nhằm đơn giản các thủ tục, đồng thời thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh về tín dụng nhằm thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư của nhân dân và doanh nghiệp vào phát triển du lịch.

Thông qua việc tăng cường hợp tác liên doanh trong nước trên cơ sở luật đầu tư trong nước để xây dựng khách sạn, nhà hàng, mua sắm các phương tiện vận chuyển… thực sự coi việc thu hút vốn đầu tư trong nước là hướng ưu tiên.

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài: Cần hướng đầu tư nước ngoài vào các dự án lớn như xây dựng khách sạn cao cấp, trung tâm vui chơi giải trí, mua sắm hiện đại, phát triển các khu du lịch có ý nghĩa vùng, quốc gia và quốc tế… Trong đó cần chú trọng mời các tập đoàn du lịch, vui chơi giải trí, thể thao lớn đến đầu tư để tận dụng nguồn khách và hệ thống tiếp thị sẵn có của họ vào chương trình phát triển du lịch chung của cả Tỉnh.

Tạo nguồn vốn thông qua việc cổ phần hóa một số khách sạn, các cơ sở dịch vụ của nhà nước: Đây là một giải pháp thu hút vốn đầu tư có ý nghĩa thiết thực trong hoàn cảnh nước ta hiện nay còn hạn chế các nguồn vốn cơ bản.

Vay ngân hàng: Từ năm 2001 Chính phủ đã xem xét chủ trương để các doanh nghiệp du lịch được vay tín dụng ưu đãi nhằm khuyến khích các doanh nghiệp du lịch sử dụng nguồn vốn này vào việc đầu tư tạo ra các sản phẩm du lịch có chất lượng. Để thực hiện chủ trương này ngành Ngân hàng cần nhanh chóng có các hướng dẫn cụ thể cùng với việc cải tiến các thủ tục cho vay. Đồng thời cũng cần xem xét phương án thành lập Ngân hàng cổ phần đầu tư phát

triển du lịch nhằm thu hút vốn nhàn rỗi trong dân thông qua hệ thống ngân hàng…

Vốn ngân sách nhà nước: Tập trung dành vốn ngân sách Nhà nước cho phát triển du lịch vào các công tác cơ bản sau:

- Đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng các khu du lịch trọng điểm của tỉnh nhằm tạo môi trường thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tạo các sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế.

- Bảo vệ và tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá, các di tích cách mạng đã được xếp hạng. Trước mắt cần tập trung ưu tiên đầu tư đối với các di tích đặc biệt quan trọng có ý nghĩa vùng và quốc gia như phát triển tuyến du lịch sông Đồng Nai gắn với các làng nghề truyền thống, khu di tích cách mạng Chiến khu Đ.

3.5.3.Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch:

Đồng Nai cần khai thác sản phẩm du lịch đặïc trưng, phù hợp với định hướng phát triển du lịch của Tỉnh và khả năng đầu tư của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Xác định ba yếu tố nền tảng của du lịch Đồng Nai:

−Thế mạnh môi trường tự nhiên: Núi, rừng, sông và hồ.

−Vị trí địa lý:Khu tam giác kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu.

−Du khách: Chuyên gia, lao động tại các khu công nghiệp và du khách từ thành phố Hồ Chí Minh.

Từ đó xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng:

- Du lịch tham quan, vui chơi giải trí, công viên chuyên đề (Theme Park): tập trung tại Thành phố Biên Hòa và tại các Huyện Long Thành, Nhơn Trạch,

Trảng Bom, Thống Nhất… là loại hình phát triển phù hợp để thu hút khách từ các khu công nghiệp và từ Tp. HCM. Loại hình này thu hút du khách tại chỗ và các vùng lân cận bằng các trò chơi náo nhiệt, vận động, có thể phát triển trên diện tích nhỏ.

- Du lịch sinh thái rừng, nghiên cứu hệ động thực vật quý hiếm: Tập trung ở rừng quốc gia Nam Cát Tiên với một phần nằm trên địa phận huyện Vĩnh Cửu tiếp giáp Bình Dương, Bình Phước và Lâm Đồng. Điểm mạnh là có thể kết hợp du lịch bằng đường bộ và đường sông (theo mùa nước). Hiện nay, tuyến du lịch đường thủy trên hồ Trị An và xuyên rừng Nam Cát Tiên đang được Sở Thương Mại - Du lịch Đồng Nai phối hợp với Công ty Vietravel nghiên cứu phát triển trở thành sản phẩm du lịch độc đáo cho vùng.

- Du lịch khám phá, nghiên cứu các di tích lịch sử tại khu di tích lịch sử Chiến Khu Đ, Nhà Xanh, Nhà lao Tân Hiệp, Địa đạo Nhơn Trạch, khu căn cứ rừng Sác; Nghiên cứu di tích văn hóa khảo cổ tại Mộ Cổ Hàng Gòn, Đá Ba Chồng; Nghiên cứu các nghề truyền thống tại các làng nghề: Làng bưởi Tân Triều, Làng gốm Hóa An, Làng cá bè Tân Mai…

- Du lịch mua sắm và dịch vụ:Khai thác thế mạnh tuyến quốc lộ Hà Nội và đường Xuyên Á đi qua địa phận Tỉnh. Trong tương lai còn là sự hình thành sân bay quốc tế Long Thành, tuyến du lịch hành hương và giải trí dọc theo QL 51. Đây là cơ hội hình thành các cụm dịch vụ cho khách bộ hành: Lưu trú, dịch vụ sức khỏe và ăn uống.

- Đẩy mạnh phát triển du lịch nghỉ ngơi, kết hợp điều dưỡng chữa bệnh: tại khu du lịch Thác Mai - bàu nước nóng với dòng suối khoáng thiên nhiên giúp phục hồi sức khỏe.

Ngành du lịch Tỉnh cần đầu tư xây dựng các chương trình du lịch kết hợp nhiều điểm du lịch tổng hợp hấp dẫn phù hợp thị hiếu du khách; Nâng cao chất

lượng sản phẩm du lịch phải trở thành nhiệm vụ trọng tâm, phối hợp đồng bộ với các cơ sở kinh doanh các loại hình dịch vụ khác như lưu trú, vui chơi giải trí, mua sắm, lữ hành… Cần đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật như nơi vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển, nhà hàng, khách sạn cũng như các thiết bị tiện nghi phục vụ các hoạt động dịch vụ.

3.5.4.Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch:

Trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì áp lực cạnh tranh lên các doanh nghiệp càng gay gắt. Các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tồn tại và phát triển. Đa số các doanh nghiệp kinh doanh du lịch Việt Nam còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm trong kinh doanh du lịch, thiếu vốn đầu tư phát triển sản phẩm, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế… nên việc nâng cao năng lực cạnh tranh là hết sức cần thiết.

Xác định nhu cầu khách hàng và lựa chọn thị trường mục tiêu:

Thị trường các nước Hồng Kông, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc chủ yếu sang Việt Nam với mục đích thương mại, tìm cơ hội đầu tư kết hợp tham quan, vui chơi giải trí thể thao… khả năng chi tiêu khá cao.

Trong khi đó, thị trường các nước Anh, Pháp, Đức, Thụy Sỹ, Đan Mạch, Mỹ, Canada, Úc lại chủ yếu đến với mục đích tham quan thắng cảnh, thương mại, thăm thân nhân. Họ thích tìm hiểu văn hóa lịch sử, quan tâm du lịch sinh thái, miệt vườn. Thị trường này có khả năng chi trả cao nhưng đòi hỏi những sản phẩm du lịch chất lượng cao.

Từ khi áp dụng chế độ miễn visa cho một số nước trong khu vực Asean thì lượng khách đến từ các thị trường này tăng đáng kể. Mục đích chủ yếu của họ là thương mại, sau đó là tham quan du lịch, thăm thân nhân. Họ đòi hỏi sản

phẩm du lịch chất lượng cao, giá rẻ, không trùng lắp với sản phẩm du lịch của nước họ.

Tỉnh cần tập trung khai thác các thị trường quốc tế trọng điểm là các chuyên gia nước ngoài làm việc tại các khu công nghiệp với nhu cầu chính là vui chơi giải trí, thể thao; khách quốc tế từ thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu du lịch sinh thái, tham quan di tích văn hoá lịch sử, làng nghề truyền thống…

Đẩy mạnh phát triển các hoạt động vui chơi giải trí phục vụ đối tượng khách nội địa chủ yếu của Tỉnh là người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, sinh viên, học sinh, gia đình, khách đến từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận có nhu cầu cắm trại dã ngoại, vui chơi giải trí cuối tuần.

Xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch phù hợp trên cơ sở năng cao chất lượng sản phẩm, tăng khác biệt hoá:

Thường xuyên thu thập thông tin phản hồi của khách hàng, thông tin mới về du lịch, xây dựng, bổ sung, đổi mới các sản phẩm du lịch nhằm đem lại sự hứng thú cho du khách, tránh nhàm chán. Ngoài tour nghỉ dưỡng, tham quan, cần tập trung thiết kế, xây dựng hoàn chỉnh các sản phẩm du lịch độc đáo, gắn với đặc trưng của Đồng Nai như:

Tour du lịch khám phá và văn hoá: khách Châu Aâu và Châu Mỹ đang hướng tới loại hình du lịch khám phá và văn hoá nghệ thuật, tìm hiểu các ngày lễ hội lớn, cuộc sống, phong tục của người dân địa phương.

Tour du lịch gắn với di tích văn hoá lịch sử: mục đích của tour là tái hiện lịch sử vì vậy nội dung tour không chỉ tham quan di tích lịch sử mà phải kết hợp các nhân chứng lịch sử.

Tour du lịch sinh thái, du lịch xanh: khách Aâu, Mỹ đặc biệt ưu thích loại hình du lịch này.

Tour tìm hiểu làng nghề truyền thống: đối tượng là khách quốc tế và khách nội địa muốn nghiên cứu, tìm hiểu các làng nghề truyền thống độc đáo của Đồng Nai.

Đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, tiếp thị, mở rộng thị trường, tăng cường liên kết với các nhà cung cấp dịch vụ và các hãng lữ hành::

Quảng bá thương hiệu dưới nhiều hình thức như tham gia các hội chợ du lịch quốc tế, quảng bá thông qua website của công ty, các chương trình khuyến mãi, tham gia các hoạt động từ thiện, họp báo để giới thiệu các sản phẩm du lịch mới. Mở rộng khai thác các thị trường tiềm năng thông qua các đại lý du lịch, đại sứ quán Việt Nam tại các nước…

Sản phẩm du lịch thường được hình thành từ dịch vụ của nhiều doanh nghiệïp khác nhau, việc tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp này sẽ tạo điều kiện phát huy lợi thế của từng đơn vị, giảm giá thành sản phẩm du lịch, tăng khả năng cạnh tranh.

Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, quản lý doanh nghiệp:

Đánh giá lại trình độ quản lý, nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp. Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng quản lý của đội ngũ quản lý, nâng cao ý thức giao tiếp, nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên hướng dẫn tại các điểm du lịch, nhân viên bán hàng, phục vụ khách sạn, bảo vệ… Xem xét, tinh giảm bộ máy quản lý nhằm giảm sự cồng kềnh, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Xây dựng, triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng: cần tập trung vào các nội dung sau:

Hình thành qui trình xây dựng chương trình tour du lịch: định kỳ khảo sát tuyến điểm, nhà cung cấp dịch vụ để chọn lọc dịch vụ đạt chuẩn, bổ sung tuyến điểm mới; hợp lý hoá lộ trình, thời gian cho sản phẩm tour.

Xây dựng qui trình bán và tổ chức tour chặt chẽ từ khâu cung cấp thông tin, tư vấn cho khách hàng, thông báo thông tin cần thiết về chuyến đi, kiểm tra chất lượng từng dịch vụ (xe, phòng, thực đơn, hướng dẫn viên…), tính an toàn, đến thu thập thông tin phản hồi của khách hàng.

Một phần của tài liệu Các giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)