Những thách thức

Một phần của tài liệu Các giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa (Trang 51)

− Ngành du lịch Việt Nam nói chung và ngành du lịch Tỉnh Đồng Nai nói riêng đang trong giai đoạn đầu phát triển. Kinh nghiệm và khả năng quản lý còn yếu, khả năng cạnh tranh với các nước có ngành du lịch phát triển thấp, du lịch nước ta mới chỉ dựa vào khai thác tài nguyên tự nhiên là chính.

− Tình hình thế giới biến động xấu trong những năm gần đây như khủng bố, thiên tai, lũ lụt… đã làm cho lượng khách du lịch giảm mạnh. Ngành du lịch cả thế giới và cả Việt Nam cũng bị ảnh hưởng rất lớn.

− Các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong khu vực đều có chiến lược phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Thông qua việc quảng bá mạnh mẽ cho du lịch, đầu tư xây dựng các trung tâm du lịch lớn, tiến hành đa dạng hóa sản phẩm du lịch, liên kết các ngành nhằm giảm giá tour du lịch … đã nâng cao lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm du lịch của họ so với chúng ta.

− Khả năng phối hợp, liên kết các ngành của Việt Nam còn yếu, chưa vì mục tiêu chung của Đất nước, làm giảm khả năng cạnh tranh của du lịch nước ta.

− Khả năng đa dạng hóa sản phẩm du lịch của Việt Nam cũng như của Tỉnh Đồng Nai còn nhiều hạn chế.

− Môi trường tự nhiên của Việt Nam nói chung và của Đồng Nai nói riêng đang đứng trước nguy cơ bị khai thác cạn kiệt, ô nhiễm do tốc độ phát triển du lịch quá nhanh cộng với sự quản lý yếu kém và việc thiếu ý thức của người dân.

Muốn phát triển du lịch bền vững phải có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền, sự hợp tác của người dân nhằm tôn tạo, bảo tồn tài nguyên phục vụ du lịch.

Kết luận:

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai gần các trung tâm dịch vụ, du lịch lớn của cả nước như Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lâm Đồng, Bình Thuận. Vị trí này mang lại cho Đồng Nai lợi thế rất lớn vì gần Tp.HCM –trung tâm dịch vụ và là một trong những cửa ngõ đón khách quốc tế của cả nước, khách từ Tp.HCM tham quan Vũng Tàu, Bình Thuận, Lâm Đồng đều phải đi ngang qua địa phận Đồng Nai. Tỉnh Đồng Nai cần tổ chức tốt các tuyến điểm du lịch dọc theo các tuyến đường này thành các điểm dừng chân thu hút khách du lịch nghỉ ngơi, ăn uống, tham quan thắng cảnh, mua quà lưu niệm …

Đồng Nai có tài nguyên tự nhiên đa dạng với đầy đủ các loại địa hình rừng, núi, sông, hồ, đảo, cù lao; tài nguyên du lịch nhân văn phong phú với các di tích văn hóa, lịch sử, di tích khảo cổ, các lễ hội, các làng nghề truyền thống, Tỉnh có thế mạnh phát triển một số loại hình du lịch sau:

− Du lịch sinh thái kết hợp vui chơi giải trí, thư giãn cuối tuần: tại khu du lịch Thác Giang Điền, Câu Lạc Bộ Xanh, Bửu Long, thác Mai–Bàu nước nóng…

− Du lịch nghiên cứu hệ động thực vật: nổi bật là rừng quốc gia Nam Cát Tiên với nhiều hệ động thực vật quý hiếm, bên cạnh đó là rừng Sác với hệ động thực vật đặc trưng của rừng ngập mặn.

− Du lịch nghiên cứu khảo cổ: khu mộ cổ Hàng Gòn với những chứng tích của người Việt cổ, danh thắng Đá Chồng hiện vẫn còn lưu giữ nhiều di tích của cuộc sống người tiền sử.

− Du lịch hành hương: chùa Gia Lào – núi Chứa Chan, chùa Bửu Phong – núi Bửu Long, các ngôi chùa cổ như chùa Long Thiền, Đại Giác, chùa Ông…

− Du lịch văn hoá, lịch sử, kết hợp tìm hiểu về các lễ hội, nghề truyền thống: Văn Miếu Trấn Biên, Đình Tân Lân, Đền Thờ Nguyễn Hữu Cảnh, Nhà Xanh, Nhà Lao Tân Hiệp, Chiến khu Đ, làng bưởi Tân Triều, làng gốm Hoá An, Lễ Kỳ Yên, Lễ Vía Bà…

− Du lịch sông: dọc theo sông Đồng Nai với các điểm đến như Cù Lao Tân Vạn, Cù Lao Giấy, khu du lịch đập Ông Kèo, các làng nghề ven sông… hứa hẹn hình thành các sản phẩm du lịch sông, vui chơi giải trí dưới nước độc đáo.

− Du lịch thể thao: sân Golf Long Thành, sân golf Sông Mây là những khu vui chơi giải trí cao cấp tiêu biểu, phục vụ nhu cầu thể thao của các chuyên gia trong các khu công nghiệp và khách du lịch quốc tế đến Tp.HCM.

Trong thời gian qua du lịch Đồng Nai đã có những chuyển biến tích cực thể hiện ở tốc độ tăng doanh thu và lượt khách đến Tỉnh qua các năm. Tuy nhiên, những kết quả đạt được của ngành du lịch Tỉnh vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch hiện có. Hoạt động du lịch hiện nay chỉ chủ yếu tập trung khai thác các dịch vụ ăn uống, khách sạn và một số dịch vụ vui chơi giải trí tại các khu vui chơi giải trí sẵn có, việc khai thác khách lữ hành đi tour còn nhiều hạn chế do các điểm du lịch chưa đầu tư đúng mức để hấp dẫn và thu hút khách du lịch. Sản phẩm du lịch của Tỉnh còn chưa hoàn chỉnh, chưa mang tính đặc thù cao, hệ thống dịch vụ kém, chất lượng phục vụ chưa cao, sản phẩm chủ yếu phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của tầng lớp lao động, học sinh, sinh viên, chưa đủ sức hấp dẫn khách đi tour du lịch. Việc mời gọi đầu tư của Tỉnh vẫn chưa phát huy hiệu quả. Tỉnh cần có một chiến lược phát triển du lịch phù hợp để cùng với ngành công nghiệp, ngành du lịch nơi đây phải tận dụng thế mạnh của mình, trở thành trung tâm du lịch lớn của khu vực và cả nước.

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH ĐỒNG NAI (TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020)

3.1. Mục tiêu, định hướng phát triển ngành du lịch Đồng Nai đến năm 2010 (tầm nhìn đến năm 2020):

3.1.1. Mục tiêu:

Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO) – tầm nhìn du lịch năm 2020 – đến năm 2008 du khách toàn thế giới sẽ vượt mức 900 triệu khách và sẽ vượt mức 1 tỷ khách vào năm 2010, Đông Á – Thái Bình Dương trở thành thị trường inbound lớn thứ 2 trên thế giới (sau Châu Aâu). Tổ chức này cũng dự báo xu hướng thay đổi về du lịch trong thế kỷ 21: ảnh hưởng mạnh mẽ của công nghệ thông tin vào việc chọn tuyến điểm du lịch và mạng lưới kinh doanh du lịch, thủ tục nhanh chóng và thuận lợi hơn, mở ra thời đại du lịch toàn cầu, phổ biến ngày càng rộng rãi các sản phẩm du lịch kết hợp. Du lịch bền vững sẽ tiếp tục phát triển cùng với việc bảo vệ môi trường thiên nhiên và văn hoá. Một số loại hình tour có thế mạnh trong tương lai là tour mạo hiểm, tour du lịch đường thuỷ, tour nghiên cứu thiên nhiên, tour tìm hiểu văn hoá, tour kết hợp hội nghị… Việt Nam nằm trong khu vực Đông Á, với tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn phong phú nên triển vọng phát triển du lịch là rất lớn.

Mục tiêu tổng quát:

− Mục tiêu phát triển kinh tế: cải thiện và từng bước nâng cao đời sống vật chất của nhân dân địa phương, đóng góp đáng kể vào GDP của tỉnh Đồng Nai, phấn đấu đến năm 2010 đưa ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng 31-33% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

− Mục tiêu phát triển văn hóa xã hội: thỏa mãn đời sống tinh thần, đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí của người dân trong và ngoài

tỉnh. Góp phần nâng cao trình độ nhận thức của nhân dân địa phương, cộng đồng về việc phát huy, giữ gìn và bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống. Giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, từng bước tạo điều kiện ổn định và phát triển xã hội theo định hướng công bằng và văn minh.

− Mục tiêu về bảo vệ môi trường: nâng cao ý thức của người dân trong việc tham gia khai thác và giữ gìn, bảo vệ tài nguyên, môi trường. Tạo mối liên hệ và gắn bó hơn giữa con người, thiên nhiên và môi trường sống.

− Mục tiêu hỗ trợ thúc đẩy các ngành khác phát triển: tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành dịch vụ, các ngành hỗ trợ có liên quan đến du lịch phát triển. Phấn đấu chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng ngày càng tăng tỷ trọng khu vực thương mại dịch vụ.

Mục tiêu cụ thể:

− Hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, tạo tiền đề cho các thành phần kinh tế phát triển các loại hình du lịch theo định hướng chung.

− Lượt khách quốc tế cần phải thu hút năm 2010 là 18 ngàn lượt, khách nội địa sẽ đón năm 2010 là 772 ngàn lượt.

− Tốc độ tăng trưởng GDP du lịch bình quân giai đoạn 2006-2010 là 12% / năm.

− Tốc độ tăng trưởng của khu vực thương mại - dịch vụ - du lịch bình quân là 14-15%/năm.

− Tốc độ tăng bình quân doanh thu du lịch là 14,5%/năm.

− Tốc độ tăng bình quân lượt khách du lịch là 18,5%/năm.

− Nhu cầu đầu tư vào kết cấu hạ tầng giai đoạn 2006-2010 từ nguồn vốn ngân sách là 156 triệu đồng.

3.1.2. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 (tầm nhìn đến năm 2020): nhìn đến năm 2020):

Tỉnh Đồng Nai có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn nhờ có tài nguyên phong phú, đa dạng trong đó nổi bật hơn cả là tài nguyên núi - rừng - sông, các di tích lịch sử văn hoá, cách mạng. Ngành du lịch tỉnh đã định hướng phát triển du lịch đến năm 2020 nhằm khai thác hợp lý nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường, phát triển du lịch sinh thái bền vững.

3.1.2.1. Định hướng chung về phát triển ngành du lịch:

Xác định đặc trưng của Tỉnh là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng kết hợp tham quan các di tích văn hóa lịch sử, làng nghề truyền thống, trung tâm là thành phố Biên Hòa và bốn cụm du lịch là Long Thành – Nhơn Trạch, Tân Phú – Vĩnh Cửu – Thống Nhất, Định Quán, Xuân Lộc – Long Khánh.

Tỉnh cần đẩy mạnh thu hút khách Quốc tế bằng các hoạt động tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài và xây dựng các cơ sở dịch vụ du lịch như cơ sở vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, lưu trú để phục vụ khách Quốc tế.

Bên cạnh đó, Tỉnh cần đẩy mạnh thu hút khách nội địa bằng cách tăng cường các dịch vụ giải trí, tham quan, văn hóa, hành hương, xây dựng các cụm du lịch lớn, phát triển các cơ sở du lịch cuối tuần, kỳ nghỉ và hội nhóm nhằm thu hút khách du lịch từ các tỉnh lân cận và kéo dài thời gian lưu trú của du khách.

Các thị trường du lịch chính của Tỉnh Đồng Nai :

- Tập trung khai thác thị trường khách nội tỉnh và các tỉnh thành lân cận, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh.

- Phát triển thị trường khách Quốc tế, chú trọng đến các đối tượng khách là các chuyên gia, nhà đầu tư, hợp tác mua bán kinh doanh.

- Khai thác thị trường khách tiềm năng là thanh thiếu niên, công nhân khu công nghiệp, học sinh, sinh viên.

Các loại hình và sản phẩm du lịch chính:

- Du lịch tham quan, vui chơi giải trí: Công viên chuyên đề là loại hình phát triển phù hợp nhất để thu hút khách từ các khu công nghiệp và thành phố Hồ Chí Minh.

- Du lịch sinh thái rừng: Điểm mạnh là có thể kết hợp du lịch đường bộ và đường sông (theo mùa nước).

- Du lịch mua sắm và dịch vụ: Có thể hình thành các cụm dịch vụ cho khách bộ hành dọc theo tuyến quốc lộ Hà Nội và tuyến đường xuyên Á đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai.

3.1.2.2. Định hướng phát triển du lịch theo không gian lãnh thổ:

Định hướng tổ chức không gian lãnh thổ sẽ dựa vào hai hướng chính: Phát triển cụm tuyến du lịch thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Vũng Tàu và cụm du lịch liên hoàn trong nội bộ tỉnh. Trong đó không gian du lịch số 1 sẽ hình thành dọc sông Đồng Nai từ Cát Lái đến Bửu Long, từ Nhà Bè gắn với Cù lao Ông Cồn đến Cần Giờ và khu du lịch đập Ông Kèo; không gian du lịch thứ 2 sẽ là khu đồi, núi, thác, suối, rừng tự nhiên tại các huyện; ngoài ra Tỉnh cần định hướng phát triển diện tích không gian các làng nghề truyền thống.

3.1.2.3. Định hướng tổ chức các tuyến điểm du lịch: theo 5 tuyến chính : - Tuyến du lịch sông Đồng Nai: Khai thác du lịch sông theo hướng kết hợp tham quan vui chơi giải trí (Cù lao Hiệp Hòa, Cù lao Ba Xê, Cù lao Cỏ, Cù lao Tân Vạn, Vườn bưởi Tân Triều, Trung tâm văn hóa Bửu Long) với du lịch văn hóa (Văn miếu Trấn Biên, Chùa Ông, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh) và các làng nghề. Mở rộng địa bàn tuyến du lịch sông tới các huyện Vĩnh Cửu, Định Quán (Cù lao ấp 7, các đồi trên lòng hồ Trị An, xã Phú Ngọc), Long Thành (5 xã ven sông Đồng Nai), Nhơn Trạch (khu du lịch Ông Kèo), thành phố Biên Hòa, tiến tới nối tuyến với Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh.

- Tuyến Vĩnh Cửu - Thống Nhất - Trảng Bom: Hình thành và phát triển khu du lịch làng bưởi Tân Triều, khai thác điểm du lịch suối Đá, suối Nước Trong, suối Reo, khu du lịch Thác Giang Điền, khu du lịch động vật hoang dã Bắc Sơn.

- Tuyến Long Thành - Nhơn Trạch gồm: Khu du lịch xã Vĩnh Thanh - Phước Khánh, khu du lịch Cù lao Ông Cồn, sân Golf Long Thành, lâm trại Sơn Tiên, khu du lịch Câu lạc bộ xanh, thác An Viễn, khu du lịch Long Tân - Phú Hội, rừng đước Phước Thái, khu du lịch rừng Sác...

- Tuyến Tân Phú - Định Quán gồm: Vườn Quốc gia Cát Tiên, Thác Trời, khu du lịch Thác Mai - Hồ nước nóng, hồ Đa Tôn, thác Hòa Bình, chùa Linh Phú, cụm văn hóa xã Tà Lài, khu du lịch thác Ba Giọt, khu du lịch Đá Ba Chồng.

- Tuyến Xuân Lộc - Long Khánh - Cẩm Mỹ gồm: Núi Chứa Chan - chùa Gia Lào, khu du lịch núi Le, khu giải trí đồi Sơn Thủy, di tích văn hóa Mộ cổ Hàng Gòn, điểm du lịch Suối Cả.

3.1.2.4. Định hướng đầu tư

Định hướng của Tỉnh trong thời gian tới là đẩy mạnh phát triển hệ thống các cơ sở lưu trú và công trình phục vụ du lịch theo tiêu chuẩn Quốc tế như khách sạn cao cấp, hệ thống nhà hàng tập trung ở các khu đô thị, các khu công nghiệp Long Thành, Nhơn Trạch; Phát triển hệ thống các công trình vui chơi giải trí tại các khu du lịch; Tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa phục vụ du lịch; Đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực … nhằm gia tăng thời gian lưu trú của khách quốc tế và khách từ các địa phương khác đến tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng tại Đồng Nai.

3.2. Định hướng phát triển du lịch đến năm 2020 trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai:

Hệ thống cơ sở hạ tầng: sân bay quốc tế Long Thành được thiết kế xây dựng với công suất 100 triệu khách / năm (trong khi đó sân bay Tân Sơn Nhất 15 triệu khách / năm, sân bay Nội Bài 10 triệu khách / năm).

Khuynh hướng mở rộng công nghiệp ra vùng biên của TP.HCM và đô thị hóa của Bình Dương.

Xu hướng hướng về thiên nhiên, chú trọng đời sống văn hoá.

Hiệp lực của Hiệp định về bảo vệ môi trường Kyoto khuyến khích bảo vệ môi trường của các nước có môi trường tự nhiên phong phú. Đồng thời quy định trách nhiệm cho các quốc gia phát triển công nghiệp đối với bảo vệ môi trường. Nói cách khác, khi Đồng Nai phát triển càng nhiều các ngành công nghiệp thì cũng phải đẩy mạnh trách nhiệm bảo tồn môi trường.

Tốc độ đô thị hóa của Tỉnh cao sẽ tạo ra nhu cầu vui chơi giải trí cao, trong

Một phần của tài liệu Các giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)