0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

KIỂM TRA, GIÁM SÁT SAU CHỨNG NHẬN, ĐÌNH CHỈ VÀ THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NĂNG LỰC KIỂM TRA THỬ NGHIỆM THIẾT BỊ ĐIỆN GIA DỤNG ĐIỂN HÌNH TẠI VIỆT NAM (Trang 67 -71 )

HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG

1. Giám sát sau chứng nhận, báo cáo và kiểm tra

a) Định kỳ sáu tháng một lần các doanh nghiệp đã được cấp chứng nhận và dán nhãn sản phẩm tiết kiệm năng lượng có trách nhiệm lập báo cáo về số

lượng, chủng loại sản phẩm đã được xuất xưởng và dán nhãn tiết kiệm năng lượng gửi về Bộ Công Thương;

--

65

với các Bộ, ngành liên quan tiến hành kiểm tra mẫu điển hình sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp. Trừ trường hợp có khiếu nại hoặc có biểu hiện nghi vấn về các chỉ tiêu tiêu thụ năng lượng của sản phẩm, việc kiểm tra mẫu sản phẩm hàng hoá được tiến hành không quá một lần trong một năm. Kinh phí thử

nghiệm mẫu điển hình chỉ tiêu tiêu thụ năng lượng của sản phẩm do doanh nghiệp chi trả;

c) Bộ Công Thương tổ chức hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện kiểm tra, thử nghiệm hiệu suất năng lượng tại các phòng thử nghiệm được chỉđịnh;

d) Bộ Công Thương tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động in, cung cấp nhãn tiết kiệm năng lượng tại các đơn vị in ấn được chỉđịnh.

đ) Việc kiểm tra tại chỗ phải thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật về thanh tra và kiểm tra.

2. Đình chỉ giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng

Bộ Công Thương ra quyết định đình chỉ giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng khi doanh nghiệp có một trong các hành vi sau:

a) Dán nhãn năng lượng giả hoặc tiến hành dán nhãn năng lượng khi chưa

được cấp giấy chứng nhận;

b) In sai mẫu và sử dụng sai mục đích nhãn năng lượng với mục đích khác có thể gây nhầm lẫn cho khách hàng;

c) Thể hiện trên nhãn so sánh năng lượng sai mức hiệu suất được Bộ

Công Thương cấp trong giấy chứng nhận;

d) Sử dụng nhãn năng lượng cho đối tượng sản phẩm khác không phải là sản phẩm đã được đăng ký và cấp giấy chứng nhận dán nhãn;

đ) Tiếp tục dán nhãn năng lượng cho sản phẩm khi giấy chứng nhận đã hết hạn thời hạn;

--

66

e) Có các thay đổi về thiết kế và chế tạo sản phẩm làm giảm chỉ tiêu hiệu suất năng lượng nhưng không đăng ký lại với Bộ Công Thương;

g) Không thực hiện việc báo cáo Bộ Công Thương về số lượng, chủng loại nhãn (hiệu suất) năng lượng đã được dán cho các sản phẩm xuất xưởng;

Doanh nghiệp bị đình chỉ giấy chứng nhận dán nhãn (hiệu suất) năng lượng không được tiếp tục dán nhãn (hiệu suất) năng lượng cho đến khi thực hiện xong các biện pháp sửa chữa, khắc phục vi phạm.

Quyết định đình chỉđược đồng thời gửi đến doanh nghiệp vi phạm và Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam.

3. Thu hồi giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng

Bộ Công Thương ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng khi doanh nghiệp có một trong các hành vi sau:

Gian dối trong việc gửi kết quả thử nghiệm và hồ sơ đăng ký sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng để đăng ký chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng;

Trong trường hợp Bộ Công Thương ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng, doanh nghiệp phải thực hiện ngay việc thu hồi hoặc có biện pháp phong tỏa các sản phẩm đã được dán nhãn năng lượng đang lưu hành trên thị trường đồng thời ngừng ngay việc dán nhãn năng lượng cho sản phẩm, gửi báo cáo về Bộ Công Thương và đề xuất giải pháp khắc phục.

Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng được đồng thời gửi đến doanh nghiệp vi phạm, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam và được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.

2. Trách nhiệm của doanh nghiệp

--

67

đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn tiêu thụ năng lượng như đã đăng ký và được xác nhận trong giấy chứng nhận dán nhãn;

b) Khi có các thay đổi về thiết kế về vật liệu, công nghệ làm ảnh hưởng tới mức tiêu thụ năng lượng, doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương các chỉ tiêu công nghệ thay đổi, các tác động tăng hoặc giảm các chỉ

tiêu tiêu thụ năng lượng của sản phẩm, thực hiện đăng ký chứng nhận lại theo quy định tại phần Đ, Mục II của Thông tư này;

c) Khi phát hiện hàng hoá của mình có biểu hiện không phù hợp với tiêu chuẩn đánh giá tương ứng, doanh nghiệp phải chủ động báo cáo về Bộ Công Thương đồng thời tiến hành các biện pháp khắc phục đối với hàng hoá đang sản xuất hoặc nhập khẩu, hàng hoá đang lưu thông trên thị trường cũng như hàng hoá đang trong quá trình sử dụng.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu của đề tài có thể thấy rõ sự cần thiết của việc từng bước nâng cao năng lực thử nghiệm, kiểm tra thiết bị điện gia dụng ở Việt Nam. Việc gia nhập WTO đòi hỏi sự cạnh tranh quyết liệt về chất lượng sản phẩm hàng hóa nói chung và thiết bị điện gia dụng nói riêng. Các nhãn sản phẩm được các cơ

quan chất lượng chứng nhận sẽ có sức thuyết phục cao với người tiêu dùng. Việc các sản phẩm có thêm các chứng nhận chất lượng vềđộ an toàn, tiết kiệm năng lượng... sẽ có tăng chi phí nhưng bù lại sẽ có sức cạnh tranh cao hơn. Điều đó sẽ

giúp các doanh nghiệp có năng lực đứng vững trên thị trường nội địa cũng như

quốc tế. Mặt khác đây cũng là việc làm bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng. Các chuẩn mực cho việc kiểm định và chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá ở Việt nam đã được xây dựng phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và hiệp định TBT. Đây là điều kiện để mở rộng xuất nhập khẩu sản phẩm, hàng hoá. Mặt khác nó cũng là cơ sở để các nhà đầu tư nước ngoài ở Việt nam sử

dụng sản phẩm, hàng hoá trong nước

--

68

Việt Nam chưa đầy đủ kể cả về các văn bản pháp lý cụ thể và các cơ sở phòng thí nghiệm chuyên ngành. Việc dán nhãn phù hợp tiêu chuẩn cho các thiết bị điện dân dụng chủ yếu do các cơ sở sản xuất tự làm, chưa qua các cơ quan hay phòng thí nghiệm chuyên ngành có uy tín thực hiện. Vì vậy yêu cầu phải xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và tiêu chuẩn liên quan đầy đủ, phù hợp với các loại thiết bị thiết yếu và xây dựng các cơ quan, phòng thí nghiệm có uy tín trong nước và phù hợp với các chuẩn mực của các nước trên thế giới và đặc biệt với các nước trong khu vực là rất cần thiết. Việc thực hiện cần thiết có những lộ trình cụ thể, tiến hành đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan phòng thí nghiệm có sự tham gia của các doanh nghiệp liên quan. Cần thiết có lộ trình bắt buộc các doanh nghiệp đăng ký kiểm tra dán nhãn sản phẩm với các cơ quan nhà nước và thực hiện đầy đủ các thủ tục để được cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NĂNG LỰC KIỂM TRA THỬ NGHIỆM THIẾT BỊ ĐIỆN GIA DỤNG ĐIỂN HÌNH TẠI VIỆT NAM (Trang 67 -71 )

×