Nhiệm vụ:
Tìm hiểu nguyên tắc sử dụng vi mạch 555 để hình thành xung vuông góc.
Nguyên lý hoạt động
Về cấu trúc IC555 phải mắc thêm hai yếu tố bên ngoài là Cx và Rx. Sơđồ của IC555 gồm 4 phần cơ bản là: Hai bộ so sánh, một Trigơ nhớ và một Tranzitor khoá VT14. Bộ
chia thế R3-5 xác lập ngưỡng cho hai bộ so sánh. Ở trạng thái bình thường VT14 mở bão hoà. Khi lối vào còn lại của bộ so sánh dưới có xung khởi phát âm đủ để thế lối này thấp hơn thế ngưỡng bằng Ek/3 thì bộ so sánh lật trạng thái dẫn đến Q của trigơ chuyển sang thế âm làm cấm VT14. Lúc này tụ Cx bắt đầu tích điện từ nguồn EK qua Rx. thế trên tụ Cx
tăng dần đến khi nào vượt 2EK/3 thì bộ so sánh trên chuyển trạng thái lối ra làm cho Trigơ chuyển về trạng thái ban đầu.
Sơ đồ mạch thí nghiệm H 9-4.a là sơđồ phát xung trên IC555. Chân số 2, tức là lối vào của bộ so sánh dưới được nối với điểm giữa của mạch RxCx để khởi tạo tần số phát. Tần số phát được thay đổi nhờ chốt cắm J1 và chiết áp P1.
Hình A 9-4b là sơđồ đơn hài trên IC-555. Lối vào của bộ so sánh dưới, tức chân số
2 được treo trên thế dương. Vì vậy hệ số có một trạng thái bền ứng với VT14 dẫn và lối ra ở mức thấp. Khi có tín hiệu vào, nhờ có mạch vi phân tạo ra nhảy bậc âm làm chuyển trạng thái của hệ, lúc này làm VT14 cấm và hệ RxCx bên ngoài nạp điện hình thành độ
Các bước thực hiện
1. Cấp nguồn +5V cho mảng sơđồ A9 - 4.
2. Máy phát xung - sử dụng sơđồ trên IC1 hình A9 - 4a:
2.1 Dùng dao động kí để quan sát tín hiệu tại tối ra OUT/C và tín hiệu tại các điểm E, F.
2.2 Vặn biến trở P1 ở vị trí cực tiểu quan sát tín hiệu tại E, F. Đo biên độ tín hiệu ra và thời gian kéo dài của xung ra tx. chu kì xung T, tần số máy phát f = 1/T. Ghi kết quả
vào bảng A9 - 3.
2.3 Vặn biến trở P1 ở vị trí cực đại quan sát tín hiệu tại E, F. Đo biên độ tín hiệu ra, thời gian kéo dài xung ra tx. chu kì xung T, tần số máy phát f = 1/T. Ghi kết quả vào bảng A9 - 3.
2.4 Nối J1 để tăng tụ C = Cl + C2. Giữ nguyên P1 cực đại quan sát tín hiệu tại E, F.
Đo biên độ tín hiệu ra, thời gian kéo dài của xung ra tx chu kì xung T, tần số máy phát f = 1/T. Ghi kết quả vào bảng A9 - 3.
Hình A9-4a: Sơđồ phát xung trên IC 555. Bảng A9 - 3 V(C) tx T f P1 Min, C2 P1 Max, C2 P1 Max, C2 + C3 2.5 Vẽ giản đồ hình thành xung của mạch trong đó biểu diễn: - Dạng tín hiệu tại E. - Dạng tín hiệu tại F.
- Dạng xung ra tại C tương ứng với xung ra tại F.
2.6 So sánh các giá trịđo với giá trị tính toán: T: T1 + T2.
Trong đó T1 (thời gian nạp của tự C1), T2 thời gian phóng của tụ C1. T1 = 0.693 (R1 + P1 + R2).C1
T2 = 0.693.R2.C1
3. Đơn hài - Sử dụng sơđồ trên IC2 hình A9 - 4b.
3.1 Nối máy phát xung FUNCTION GENERATOR ở Chếđộ phát xung vuông góc,
Hình A9-4b: Sơđồ đơn hài trên IC555.
3.2 Nối kênh 1 dao động kí tới tới ra OUT/C, kênh 2 của dao động kí nối tới A, G hoặc H.
3.3 Vặn biến trở P2 ở vị trí cực tiểu. Quan sát tín hiệu tại A, G, H. Đo biên độ tín hiệu ra, thời gian kéo dài của xung ra tx. Ghi kết quả vào bảng A9 - 4.
Bảng A9 - 4 V(C) tx P1 Min, C5 P1 Max, C5 P1 Max, C5 + C6 3.4 Vặn biến trở P2 ở vị trí cực đại. Quan sát tín hiệu tại A, G, H. Đo biên độ tín hiệu ra, thời gian kéo dài của xung ra tx. Ghi kết quả vào bảng A9 - 4.
4. Nối J2 để tăng tụ C = C5//C6. Giữ P1 cực đại quan sát tín hiệu tại A, G, H. Đo biên độ tín hiệu ra, thời gian kéo dài của xung ra tx. Ghi kết quả vào bảng A9 - 4.
5. Vẽ giản đồ hình thành xung của mạch trong đó biểu diễn: - Dạng xung vào tại A.
- Dạng xung tại G, H.
BÀI 11. SƠ ĐỒ ỔN THẾ
A. THIẾT BỊ SỦ DỤNG
1. Thiết bị chính cho thực tập điện tử tương tự ATS - 11 N. 2. Khối thí nghiệm AE - 11 N cho bài thực tập vềổn thế. 3. Dao động kí hai tia
4. Dây nối hai chốt cắm, đồng hồđo.
B. CÁC BÀI THỰC TẬP
Trong các bài thí nghiệm có sử dụng nguồn chuẩn của thiết bị ATS – 11N và bộ
chỉnh lưu lọc nguồn A11 - 6 trên khối AE - 1 là để so sánh đặc trưng ổn áp...
Hình A11-0: Bộ chỉnh lưu lọc nguồn PS – 1/A11-6