MÁY PHÁT XUNG TỔNG HỢP Nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Giáo trình thực tập điện tử & kỹ thuật số 2 (Trang 26 - 27)

Nhiệm vụ

Tìm hiểu nguyên tắc sử dụng bộ khuếch đại thuật toán đẻ phát xung tam giác và xung vuông góc.

Nguyên lý hoạt động

Sơ đồ mạch thí nghiệm là sơ đồ máy phát xung tổng hợp: Xung ra là xung vuông góc và xung tam giác.

Máy phát này gồm 3 phần chính:

- IC1 chính là máy phát xung vuông góc mà ta đã khảo sát bên trên. - IC2 là bộ khuếch đại đảo.

- IC3 là bộ tích phân đảo để tạo xung tam giác.

Từ xung tam giác ở đầu ra của IC3 ta đưa vào đầu đảo của IC1. Vai trò của bộ tích phân đảo này giống như mạch RC trong máy phát xung vuông góc mà ta đã khảo sát

Sơ đồ này còn có hệ số phân áp và các chiết áp P1, P2 để thay đổi biên độ xung và tần số xung ra.

Các bước thực hiện

1. Cấp nguồn +12V cho mảng sơđồ A9-3. chú ý cắm đúng phân cực cho nguồn. 2. Dùng dao động kí để quan sát tín hiệu tại lối ra O1 và O2 hoặc điểm E.

3. Vặn biến trở P1, P2 ở vị trí giữa. Quan sát tín hiệu tại E, O1, O2, đo biên độ tín hiệu ra, thời gian kéo dài xung ra tx. tính tần số máy phát f = 1/2tx. Ghi kết quả vào bảng A9-2

4. Đặt các giá trị biến trở P1, P2 như trong bảng A9-2 lặp lại bước 3 cho từng giá trị

P1, P2. Ghi kết quả vào bảng A9-2. Từ kết quảđo, xác định khoảng tần số của máy phát. 5. Vẽ giản đồ hình thành xung của mạch trong đó biểu diễn:

- Dạng xung tại E.

- Dạng xung ra tại O1, tương ứng với xung tại E. - Dạng xung ra tại O2, tương ứng với xung tại E.

6. Giải thích nguyên tắc hoạt động dựa trên phân tích các sơ đồ trên IC1, IC2 và IC3.

Hình A9-3: Sơđồ máy phát xung tổng hợp. Bảng A9-2 V(O1) V(O2) tx f P1 giữa P2 Giữa P1 Min P2 Giữa P1 Max P2 Giữa P1 Giữa P2 Min P1 Giữa P2 Max

Một phần của tài liệu Giáo trình thực tập điện tử & kỹ thuật số 2 (Trang 26 - 27)