CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO SỰ HÌNH THÀNH HOẠT ĐỘNG CTTC Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Phat_trien_thi_truong_cho_thue_tai_chính_o_VN (Trang 33)

Ở VIỆT NAM

2.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO SỰ HÌNH THÀNH HOẠT ĐỘNG CTTC Ở VIỆT NAM

So với bề dày hoạt động của ngành CTTC trên thế giới thì sự xuất hiện của CTTC tại thị trường Việt Nam khá muộn mà dấu mốc cho sự ra đời là năm 1993.

Với sự giúp đỡ, tư vấn của cơng ty Tài chính Quốc tế (IFC), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã bắt tay vào việc nghiên cứu và soạn thảo quy chế về CTTC nhằm xúc tiến đưa ngành CTTC vào Việt Nam. Cho đến tháng 5/1995, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chính thức ban hành “Thể lệ tín dụng thuê mua” (quyết định 148/QĐ-NH5). Đến tháng 10/1995, Chính phủ đã ban hành Nghị Định 64/CP về “quy chế tạm thời và hoạt động của cơng ty CTTC tại Việt Nam. Tháng 5/2001 Chính phủ ban hành Nghị định 16/CP về “tổ chức và hoạt động của cơng ty CTTC”. Tháng 5/2005, Chính phủ ban hành nghị đinh 65/2005 NĐ-CP quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 16/2001 NĐ-CP về “Tổ chức và hoạt động của cơng ty CTTC”

Như vậy, tính đến thời điểm này, hai văn bản pháp luật cao nhất tạo hành lang cho hoạt động CTTC vẫn là hai Nghị định 16 và 65. Dưới hai nghị định này là một số Thơng tư hướng dẫn thực hiện như: Thơng tư 04 về Hợp đồng CTTC, Thơng tư 06 Hướng dẫn thực hiện NĐ 65, Thơng tư 07 Hướng dẫn về hoạt động mua và cho thuê lại theo NĐ 16, Thơng tư 09 về Hướng dẫn bán khoản phải thu… Như vậy, với 2 Nghịđịnh nền tảng và các thơng tư hướng dẫn đã nêu, hoạt động CTTC của Việt Nam đã dần đi vào ổn định và tạo đường hướng cho các cơng ty CTTC hoạt động và phát triển.

Một phần của tài liệu Phat_trien_thi_truong_cho_thue_tai_chính_o_VN (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)