Phân tích thực trạng KCHTGTĐB của KVTĐ vùng KTTĐ Bắc Bộ

Một phần của tài liệu Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của khu vực đô thị (Trang 29 - 33)

Bắc Bộ

1. Mạng lưới giao thông đường bộ

Hiện tại, cơ sở hạ tầng mạng lưới giao thông đường bộ toàn vùng phát triển và bố trí khá hợp lý. Đặc điểm của hệ thống giao thông đường bộ toàn vùng là đều tập trung vào đầu mối trung tâm kinh tế - chính trị là Thủ đô Hà Nội, tạo nên sự liên kết chặt chẽ là cơ sở cho động lực phát triển bền vững toàn vùng.

Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu phát triển của một vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ từ nay đến 2010 và tầm nhìn 2020 có thể nhận thấy, hệ thống giao thông toàn vùng hiện tại chưa đáp ứng đòi hỏi và đang dần bộc lộ những bất cập. Thể hiện ở quy hoạch chung hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ toàn vùng cũng như quy hoạch giao thông tại các đô thị, giữa các đô thị với nhau, cấp kỹ thuật của các công trình còn thấp, hiệu quả đầu tư và sử dụng công trình là chưa cao... Về quy mô, tốc độ bao phủ của mạng lưới như hiện nay còn rất chậm so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Nguyên nhân là do tốc độ đô thị hóa diễn ra quá nhanh, việc phân định danh giới giữa khu vực đô thị và nông thôn là tương đối. Điều đó ảnh hưởng tới quy hoạch chung mạng lưới và quy hoạch của các đô thị, làm cho mục tiêu của quy hoạch đã không bám sát được thực tế phát triển đô thị của vùng. Về mặt chất lượng thì mạng lưới giao thông đường bộ của vùng vẫn không đảm bảo hiệu quả hoạt động như mong muốn. Nguyên nhân chủ yếu là do tiêu chuẩn kỹ thuật còn thấp, việc tổ chức không gian và tổ chức luồng tuyến chưa hiệu quả làm giảm tốc độ lưu thông của các phương tiện vận tải, tai nạn giao thông thường xuyên xảy ra gây tổn thất về kinh tế.

2. Thực trạng các bộ phận

2.1. KCHTGT giữa các đô thị

Hệ thống quốc lộ, phần lớn là đường nâng cấp, cải tạo, nhiều tuyến vừa cải tạo xong đã bão hoà. Hiện tại, toàn vùng mới chỉ có 60 km đường cao tốc, 200 km đường quốc lộ đạt tiêu chuẩn cấp 1 đồng bằng, tỷ lệ đường quốc lộ chỉ chiếm 6,7% và tới 78% quốc lộ là đường cấp 3 (2 làn xe), còn lại hầu hết là đường cấp 4, cấp 5 quy mô nhỏ, kỹ thuật thấp, năng lực hạn chế, hiện tượng đô thị hoá các quốc lộ khiến tai nạn giao thông gia tăng.

Trong những năm qua mặc dù đã đầu tư nâng cấp các nút giao thông, các điểm giao cắt quan trọng trên các tuyến quốc lộ, nhưng nhìn chung vẫn chưa đạt hiệu quả mong muốn. Tình trạng ùn tắc giao thông cục bộ, tai nạn vẫn thường xuyên xảy ra, nhất là tại các nút giao thông ra vào cửa ngõ Thủ đô.

Để giảm tải cho Hà Nội, một trong những giải pháp là đầu tư nâng cấp, xây mới các tuyến giao thông giữa các đô thị trong vùng mà không cần phải qua Thủ đô, hoặc chỉ qua vùng ngoại thành. Thực tế cho thấy các công trình này được đầu tư lớn, hiệu quả mang lại là rõ rệt, tuy nhiên tốc độ triển khai xây dựng còn chậm, làm giảm hiệu quả lưu thông và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong thời gian xây dựng công trình. Có lẽ trong thời gian tới các cấp quản lý cần quan tâm hơn đến các dự án này, thay vì chỉ tập trung giải quyết các vấn đề trên các tuyến giao thông trọng điểm.

2.2. Các tuyến giao thông trọng yếu trong vùng

Trục cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Nội Bài - Hạ Long có vai trò kết nối tam giác kinh tế này với nhau, làm hạt nhân cho sự phát triển chung của cả vùng. Ngoài ra còn một số tuyến giao thông đóng vai trò

liên kết vùng như: trục liên kết Đông - Tây (cao tốc Hà Nội - Việt Trì), trục liên kết Bắc - Nam (Móng Cái - Hạ Long - Hà Nội, Lạng Sơn - Hà Nội với tuyến cao tốc Hà Nội - Ninh Bình; tuyến Hải Phòng - Ninh Bình)

Một trong những tuyến giao thông quan trọng nhất vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là trục đường 5. Đây là tuyến đường lâu đời, và cùng với nó là những bất cập đã kéo dài trong nhiều năm qua. Cùng với tốc độ phát triển kinh tế của vùng thì mật độ dân cư hai bên đường cũng tăng theo rất nhanh dẫn đến mất an toàn giao thông, hiệu quả lưu thông không cao. Để giải quyết vấn đề này, đề án xây dưng tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đang được triển khai. Tuy nhiên, để tránh tình trạng như hiện nay, cần phải có một quy hoạch chi tiết, mang tính hiệu quả lâu dài. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong quá trình thi công công trình. Tránh tình trạng như tuyến cao tốc Hà Nội - Cầu Giẽ. Đây được gọi là tuyến cao tốc đầu tiên trong vùng, song thiết nghĩ thì hiện nay có lẽ nó không còn là một tuyến cao tốc thực sự, bởi chất lượng công trình đã xuống cấp rất nhanh sau nửa thập kỷ đưa vào khai thác. Tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến đường này là không đạt yêu cầu, không đảm bảo an toàn cho phương tiện vận tải khi chạy “đúng” quy định về tốc độ. Không biết liệu tuyến “cao tốc” Hà Nội - Bắc Ninh (30 km cao tốc còn lại của vùng hiện nay) có lâm vào tình trạng tương tự hay không.

Ngoài ra, tuyến giao thông trọng điểm Nội Bài - Hạ Long cũng đang trong giai đoạn hoàn thiện. Đây sẽ là trục giao thông quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng chung của tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Mặc dù đã có sự đầu tư lớn, đã có bước phát triển về tổ chức không gian và kỹ thuật thi công nhưng tốc độ thi công còn hơi chậm đã tác động tới hiệu quả kinh tế của tam giác tăng trưởng này. Nối liền với tuyến Nội Bài - Hạ Long là tuyến Quốc lộ 2 cũng đang lâm vào tình trạng

thi công “rùa bò”, thậm chí còn gây ô nhiễm nghiêm trọng, trực tiếp tác động xấu tới đời sống và việc đi lại của người dân.

2.3. KCHTGT trong các đô thị

Thực tế mạng lưới đường phố trong các đô thị hiện nay đang có nhiều vấn đề bất cập: Về mặt số lượng không đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật như mật độ mạng lưới đường phố km/km2 thấp; Tỷ lệ đất giao thông chỉ đạt 6-8%, so với tiêu chuẩn 20-25%, chỉ tiêu chiều dài đường cho 1 người chỉ đạt 0,1-0,2m/người trong khi đó chỉ tiêu trung bình của các nước từ 0,4-0,8m/người đối với thành phố lớn và từ 0,9-1,5m/người đối với các đô thị nhỏ. Các tuyến đường đô thị vẫn còn nhiều đường phố chưa bảo đảm chất lượng, mặt đường kém, độ êm thuận không cao, hệ thống thoát nước mặt và hạ tầng kỹ thuật chưa được xây dựng đồng bộ, hiện tượng dân lấn lòng đường vỉa hè thường xuyên đã gây mất an toàn giao thông và ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, hiện tựơng cao độ mặt đường đô thị cứ nâng cao dần sau mỗi lần cải tạo, không giữ nguyên cao độ thiết kế để đảm bảo thoát nước mưa, đang diễn ra ở hầu hết các đô thị.

Tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường giao thông ngày càng gia tăng; quy hoạch chi tiết chưa đáp ứng được công tác quy hoạch xây dựng. Quản lý đô thị nói chung và quản lý đường phố đô thị nói riêng trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực. Song nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển đô thị, đặc biệt là vấn đề quản lý đầu tư xây dựng và khai thác sử dụng mạng lưới đường phố đô thị theo quy hoạch đã và đang là vấn đề thời sự của các chính quyền đô thị.

Một hình ảnh được được lấy làm minh hoạ về sự yếu kém của cơ sở hạ tầng khu vực là: Thủ đô Hà Nội - trung tâm kinh tế - văn hoá - chính trị của cả nước có sáu trục giao thông xuyên tâm thì không có trục nào là

đường cao tốc, các cửa ngõ ra vào thành phố liên tục bị ùn tắc. Các tuyến giao thông vẫn chủ yếu tập trung tại Hà Nội, mặc dù như vậy sẽ tạo điều kiện tập trung các nguồn lực cho phát triển Thủ đô, tuy nhiên điều đó đã và đang tạo áp lực lớn về giao thông cho đô thị này. Để khắc phục tình trạng đó, các dự án phát triển tuyến giao thông vành đai Thủ đô đã được triển khai, nhưng sau nhiều năm thì nó vẫn chỉ đang giậm chân tại chỗ. Điều đáng nói ở đây là nó không chỉ giảm hiệu quả lưu thông trong vùng, mà đang còn cản trở lưu thông hàng hóa của một số tỉnh phía Bắc với khu vực phía Nam, giao thông giữa các tỉnh phía Nam với Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng đáng kể, nhất là đến mùa xuất khẩu nông sản sang nước này hàng năm.

Một phần của tài liệu Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của khu vực đô thị (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w