II. MỤC TIÊU:
Bài học giúp cho người học hiểu rỏ đặc điểm, phương pháp sử dụng phương trình thiết kế để thiết kế cho những thiết bị phản ứng đơn giản và thiết bị phản ứng phức tạp.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN GIẢNG DẠY:
- Giáo trình kỹ thuật phản ứng.
- Tài liệu tham khảo: kỹ thuật phản ứng – Ngô Thị Nga. - Máy chiếu overhead hoặc projector
IV. NỘI DUNG BÀI GIẢNG
1. So sánh kích thước thiết bị phản ứng đơn (60 phút)
• Thiết bị phản ứng khuấy trộn hoạt động ổn định và thiết bị phản ứng dạng ống cho phản ứng bậc 1 và bậc 2.
- Thiết lập biểu thức quan hệ giữa thể tích thiết bị khuấy trộn hoạt động ổn định và thiết bị dạng ống cho phản ứng bậc 1 và 2
- Phương pháp sử dụng giản đồ thực ngiệm xác định quan hệ: đặc điểm giản đồ, thông số trên giản đồ, yêu cầu sử dụng và cách tiến hành xác định thông số.
• Sự biến đổi tỉ lệ nồng độ ban đầu của tác chất trong phản ứng bậc 2
- Bình khuấy hoạt động gián đoạn hay bình ống chịu ảnh hưởng bởi tỉ số M trong nhập liệu cho phản ứng bậc 2 (sử dụng giản đồ thực ngiệm xác định quan hệ: đặc
điểm giản đồ, thông số trên giản đồ, yêu cầu sử dụng và cách tiến hành xác định thông số).
- Bình khuấy hoạt động liên tục chịu ảnh hưởng bởi tỉ số M trong nhập liệu cho phản ứng bậc 2 (sử dụng giản đồ thực ngiệm xác định quan hệ: đặc điểm giản đồ, thông số trên giản đồ, yêu cầu sử dụng và cách tiến hành xác định thông số).
2. Thiết kế thiết bị cho hệ nhiều bình phản ứng (30 phút)
• Xét j thiết bị phản ứng dạng ống mắc nối tiếp. Cân bằng vật chất cho thiết bị phản ứng thứ i theo suất lượng A vào thiết bị đầu tiên
Với j thiết bị mắc nối tiếp thì tổng thế tích V sẽ cho độ chuyển hóa bằng độ chuyển hóa của một thiết bị dạng ống có thể tích V
• Với thiết bị phản ứng song song sự phân phối nhập liệu sao cho các thành phần tại mỗi nhánh giống nhau hay thời gian lưu bằng nhau
3. Bài tập thiết kế thiết bị phản ứng các dạng khuấy, dạng ống thông qua đồ thị thực nghiệm (45 phút) thực nghiệm (45 phút)
• Các bước tiến hành bài toán.
• Công thức sử dụng.
• Kết quả xử lý.
• Yêu cầu chung khi tiến hành bài toán cho chính xác.
• Cách sử dụng đồ thị thực nghiệm.
• Cách xác định thể tích thiết bị thiết bị thông thông số thiết bị đã biết trước.
V. TỔNG KẾT BÀI
Phương pháp sử dụng đồ thị thực nghiệm và quá trình tính toán và thiết kế thiết bị là rất nhanh tuy độ chính xác không cao nhưng giúp ta đánh giá được số liệu tính toán.
VI. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VỀ NHÀ
1./ Cách xác định kết quả trên đồ thị thực nghiệm? 2./ Đặc điểm và cấu trúc của hệ nhiều bình phản ứng?
3./Phương pháp so sánh kích thước của thiết bị phản ứng cho phản ứng đơn là gì? 4./Đặc điểm của hệ nhiều bình khuấy mắc song song?
VII. RÚT KINH NGHIỆM (Về thời gian, nội dung,phương pháp, chuẩn bị...)
... ... ...
Ngày 01 tháng 09 năm 2007
Tổ bộ môn duyệt Giáo viên
BÀI GIẢNG SỐ 11 SỐ TIẾT: 03