HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
Để phương án quy hoạch được thực hiện đạt hiệu quả, việc tổ chức thực hiện cần có các giải pháp như sau:
6.1. Giải pháp về chính sách
- Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, tuyên truyền luật đất đai đến từng làng, hộ dân và các đối tượng sử dụng đất, công khai các phương án quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn xã.
- Xây dựng và thực hiện đồng bộ các chính sách đất đai cho phù hợp với tình hình mới, thực hiện đồng bộ các phương án quy hoạch sử dụng đất để tránh chồng chéo và đảm bảo tính bền vững.
- Thực hiện các chính sách thỏa đáng khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khai thác - sử dụng đất có hiệu quả và chấp hành tốt các luật định đã ban hành.
- Bên cạnh các giải pháp về chính sách quản lý đất đai cần có chính sách và biện pháp cụ thể để hạn chế sự gia tăng dân số; khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho các hộ gia đình phát triển các ngành nghề, đặc biệt là các ngành nghề tiểu thủ công, thương mại dịch vụ để vừa nâng cao chất lượng cuộc sống, vừa giảm áp lực lên tài nguyên đất.
- Cần có chính sách đền bù thỏa đáng, kịp thời, đúng luật định cho người dân khi bị thu hồi đất để thực hiện quy hoạch.
6.2. Giải pháp về nguồn lực và nguồn vốn đầu tư
Phương án quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn xã được thực hiện không chỉ dựa vào nội lực, chỉ có người dân, địa phương tự thân đơn phương thực hiện mà cần có sự đầu tư, hỗ trợ từ nhiều phía.
- Để người dân có thể canh tác có hiệu quả trên phần diện tích đất cần có sự hướng dẫn kỹ thuật của các cán bộ kỹ thuật của các ngành trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chọn giống cây canh tác phù hợp, tập huấn các kỹ thuật mới để ứng dụng vào sản xuất.
- Việc thực hiện các công trình quy hoạch không chỉ có do đại diện chính quyền quyết định mà còn cần có sự đồng lòng, hỗ trợ tích cực và tạo mọi điều kiện để thực hiện từ phía cộng đồng người dân để cùng nhau xây dựng bộ mặt nông thôn mới của xã nhà.
- Cơ quan chính quyền, các ban ngành địa phương cần tạo mọi điều kiện cho các nhà đầu tư chọn địa bàn làm nơi đầu tư vốn cho các ngành nghề.
- Để thực hiện xây dựng các công trình công cộng cấp thôn cần có sự hỗ trợ kinh phí từ phía UBND xã. Còn các công trình công cộng chung cho toàn xã (thủy lợi, giáo dục,…) ngoài kinh phí huy động từ người dân, UBND, còn cần có sự hỗ trợ của cấp cao hơn để thực hiện các công trình đúng như kế hoạch đã đề ra.
- Và một điều không thể thiếu đó là cần đào tạo đội ngũ cán bộ địa chính cơ sở vững về chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai của địa phương.
6.3. Giải pháp về khoa học và công nghệ
- Cần có sự ứng dụng kịp thời các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ vào trong quản lý đất đai, nhất là các phần mềm để xử lý bản đồ và số liệu liên quan đến đất đai.
- Tin học hóa hệ thống quản lý đất đai nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đất đai, hoàn chỉnh hệ thống bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính chính quy, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã.
- Thường xuyên cập nhật để đưa vào ứng dụng các tiến bộ khoa học vào phát triển kinh tế xã hội, nhất là các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, các giống cây trồng đạt năng suất cao để nâng cao sản lượng trên diện tích đất.
Bảo vệ môi trường là vấn đề có tính chất cấp thiết hiện nay trên toàn cầu, mọi hoạt động cả về kinh tế lẫn xã hội đều phải gắn liền với các giải pháp bảo vệ môi trường bền vững.
- Trước hết, địa phương cần có các chính sách khuyến khích phát triển đa ngành nghề kinh tế trên toàn xã, tạo công ăn việc làm để vừa tăng nguồn thu nhập cho người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống vừa hạn chế được tình trạng phá rừng, bảo vệ được diện tích rừng hiện có trên toàn xã.
- Song song với các biện pháp bảo vệ rừng cần thực hiện các biện pháp bảo vệ cải tạo đất. Thực hiện việc xen canh hợp lý nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên đất. Đối với diện tích đất canh tác cây hàng năm, cần tạo thời gian cho đất “nghỉ ngơi” giữa các mùa vụ, đối với đất canh tác cây lâu năm mới trồng (diện tích đất trống còn nhiều) cần trồng xen các loại cây họ đậu để cải tạo đất, tăng độ phì cho đất, đối với đất trồng cây lâu năm khuyến khích người dân trồng xen thêm tiêu, cây ăn quả để làm cây chắn gió. Bên cạnh đó, khi sử dụng đất cần bổ sung chất dinh dưỡng cho đất bằng việc bón các loại phân, đặc biệt chú ý đến phân hữu cơ. Khuyến khích các hộ dân phát triển sản xuất theo các mô hình nông lâm kết hợp.
- Việc bón phân vừa bổ sung nguồn dinh dưỡng cho đất nhằm tăng cao năng suất cây trồng trên đất nhưng cũng có mặt hại của nó là gây ảnh hưởng đến môi trường, vì vậy, cần bón với lưu lượng phù hợp. Bên cạnh đó, cần quản lý tốt việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để không tác động đến môi trường xung quanh.
6.5. Giải pháp về tổ chức thực hiện
- Để thực hiện được phương án quy hoạch cần đề ra các giải pháp quản lý và sử dụng các loại đất theo mục đích sử dụng, theo đó:
Ưu tiên thực hiện xây dựng các công trình có tính chất cấp thiết như: trụ sở, nhà trẻ mẫu giáo, đất thể thao,…để làm nơi sinh hoạt chung cho mọi lứa tuổi, thành phần.
Với đất khu dân cư, khi tiến hành mở rộng cần dựa theo các tuyến giao thông, chọn nơi có địa hình bằng phẳng và gần nguồn nước, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, xây dựng cơ sở hạ tầng và ổn định cuộc sống.
- Tiến hành cắm mốc ngoài thực địa các khoanh đất, các tuyến đường cũng như các khu vực đã được quy hoạch. Đặc biệt, cần chú ý đến việc khoanh định ranh giới cho diện tích đất lúa nước của địa phương.
- Tăng cường công tác kiểm tra về quản lý sử dụng đất, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm luật đất đai.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊI. KẾT LUẬN I. KẾT LUẬN
Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011- 2015) của xã Ia Pếch, huyện Ia Grai được xác định trên cơ sở phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng sử dụng đất của xã trong thời gian qua, các nguồn lực và định hướng phát triển của các ngành trên địa bàn xã.
Quy hoạch sử dụng đất đai xã Ia Pếch được xác định trên cơ sở xử lý tổng hợp các dự án đã và đang được trình duyệt của các ngành, các lĩnh vực, có tính kế thừa, có căn cứ khoa học và tính khả thi cao, đảm bảo sự phát triển hài hoà giữa kinh tế - xã hội và quốc phòng – an ninh.
Các số liệu quy hoạch của các loại đất trong báo cáo là chi tiết, đảm bảo đúng định mức và nhu cầu của nhân dân địa phương cũng như các ngành nghề phát triển trên địa bàn, được thể hiện cụ thể đến từng loại đất, từng công trình trong giai đoạn thực hiện và dựa trên số liệu được cung cấp từ các ban ngành liên quan và số liệu điều tra thu thập được qua quá trình đi thực địa của trung tâm kỹ thuật nên phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương.
Báo cáo quy hoạch sử dụng đất là cơ sở pháp lý để thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai, là căn cứ giao đất theo quy định của pháp lý, là căn cứ để điều chỉnh, phân bố lại dân cư, lao động nhằm khai thác sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên đất đai, lao động trên từng khu vực địa bàn xã nhà, nâng cao đời sống vật chất - tinh thần và chất lượng cuộc sống của người dân địa phương.
II. KIẾN NGHỊ
Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011- 2015) của xã Ia Pếch, huyện Ia Grai sau khi được phê duyệt cần được công bố công khai và UBND xã Ia Pếch sẽ xem đó là cơ sở để thực hiện các công tác quản lý nhà nước về đất đai và xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ngoài ra, việc thực hiện các công trình cần được thực hiện theo đúng như kế hoạch đã xây dựng, cần xác định các công trình có tính chất cấp thiết, ưu tiên xây dựng để phục vụ cho nhu cầu chung của sự phát triển.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHYT Bảo hiểm y tế
CP Chính phủ
CHN Đất trồng cây hàng năm
CLN Đất trồng cây lâu năm
GĐVH Gia đình văn hóa
HĐND Hội đồng nhân dân
NĐ Nghị định
NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
ONT Đất ở nông thôn
QSDĐ Quyền sử dụng đất
QĐ Quyết định
TNMT Tài nguyên môi trường
THCS Trung học cơ sở
TH Tiểu học
TDTT Thể dục thể thao
TT Thông tư
UBND Ủy ban nhân dân