Khu vực kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu quy hoach su dung dat cap xa ia pech (Trang 26 - 28)

I. CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TRONG THỜI KỲ QUY HOẠCH

1.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Từng bước chuyển biến nền sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn theo hướng công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tăng hiệu quả, tăng giá trị trên một diện đất nông nghiệp, tăng thu nhập cho người nông dân, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và chế biến. Đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, phát triển hài hoà giữa trồng trọt và

chăn nuôi. Nâng cao giá trị nông sản xuất khẩu, tập trung vào những sản phẩm truyền thống và có năng lực cạnh tranh như cà phê, cao su, điều và các sản phẩm chăn nuôi.

Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn như giao thông, điện, thủy lợi,… mở rộng các loại hình dịch vụ, phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống, bao tiêu sản phẩm và tăng thu nhập cho người nông dân, góp phần xoá đói giảm nghèo.

a. Trồng trọt

Trong thời gian tới, trồng trọt vẫn được xác định là ngành sản xuất then chốt, tỷ trọng vẫn chiếm phần lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp. Định hướng chủ yếu là tập trung vào chuyển đổi cây trồng, mùa vụ, tăng hệ số gieo trồng, tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Đầu tư vào thâm canh, sử dụng giống mới, kỹ thuật công nghệ tiên tiến để tăng năng suất, sản lượng và giá trị sản phẩm, đa dạng hóa cây trồng đưa các giống mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất.

Các cây trồng nông nghiệp chủ yếu của xã vẫn là cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su, điều, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày có tiềm năng như ngô, khoai, sắn và các loại đậu.

- Đối với cây lúa: Tăng cường đầu tư, nâng cấp các công trình thuỷ lợi, kiên cố hóa kênh mương để tăng diện tích gieo trồng lúa, chủ động được nước tưới nhằm giảm bớt khả năng mất mùa cho người dân. Đầu tư thâm canh các giống lúa lai năng suất cao. Quản lý khai thác điều tiết nước hợp lý phục vụ sản xuất ở các đập, suối.

- Đối với cây công nghiệp lâu năm

+ Đối với cà phê: Tăng diện tích cà phê trên đất đồi núi chưa sử dụng. Tập trung nâng cao chất lượng vườn cà phê trên cơ sở loại bỏ vườn già, vườn xấu, không đủ nguồn nước tưới, đồng thời tăng cường xây dựng các công trình tưới, trẻ hoá vườn cây, ổn định diện tích kinh doanh. Khuyến khích nhân dân trồng xen tiêu, cây ăn quả trong các vườn cà phê vừa làm cây che nắng, gió, vừa đem lại hiệu quả kinh tế, tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích, trồng xen trong các vườn cây cà phê phục hóa, các loại đậu, đỗ, ngô lai có năng suất cao, vừa tạo độ che phủ, cải tạo đất, vừa có lợi về kinh tế.

+ Đối với cao su: Tiếp tục chăm sóc và khai thác diện tích cao su đã có và mở rộng diện tích trồng mới trên những diện tích mà các loại cây trồng khác đem lại hiệu quả kinh tế thấp, đất đồi núi chưa sử dụng.

Bên cạnh đó, có thể khai thác diện tích đất trong vườn để trồng xen thêm các loại cây ăn quả và cây ngắn ngày nhằm tăng hiệu quả kinh tế từ việc sử dụng đất.

+ Đối với các cây trồng hàng năm khác

Phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo nguyên liệu cho công nghiệp, trong đó chú trọng cây công nghiệp ngắn ngày như ngô, đậu các loại... Khả năng mở rộng diện tích cây công nghiệp ngắn ngày trên cơ sở chuyển từ một số diện tích đất chưa sử dụng và trên cơ sở tăng mùa vụ, trồng xen canh,…

b. Chăn nuôi

Đầu tư phát triển ngành chăn nuôi để trở thành ngành kinh tế hàng hóa. Tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp - nông thôn, phát triển theo hướng thâm canh, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho các hộ nông dân.

Mục tiêu phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2020 chủ yếu đầu tư phát triển chăn nuôi trâu, bò, heo. Thành lập trang trại chăn nuôi tập trung tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu chăn nuôi, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, xoá bỏ tập quán nuôi heo thả rong. Hàng năm phát triển thêm khoảng 930 con gia súc, gia cầm/năm (heo khoảng tăng 100 con, trâu khoảng tăng 10 con, bò khoảng tăng 400 con, dê tăng khoảng 20 con, gia cầm khoảng tăng trên 400 con).

Bên cạnh đó, cần quan tâm củng cố mạng lưới khuyến nông, công tác thú y, phòng trừ dịch bệnh cho đàn nuôi, không để dịch bệnh phát sinh.

Một phần của tài liệu quy hoach su dung dat cap xa ia pech (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)