Mục tiêu và chiến lược phát triển của tập đoàn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác đào tạo và phát triển công nhân kĩ thuật (Trang 46 - 49)

Mục tiêu tổng quát của Tập đoàn là: Sau năm 2010, Việt nam sẽ trở thành Quốc gai có ngành công nghiệp đóng tàu phát triển trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương với tỷ lệ giá trị phần chế tạo sản xuất nội địa các phụ kiện của các sản phẩm đóng mới trong nước đạt 60% - 70% toàn giá trị con tàu, đáp ứng về cơ bản nhu cầu phát triển đội tàu các loại trong nước và xuất khẩu đạt 500 triệu USD hàng năm.

Nhiệm vụ trọng tâm đến 2010:

- Xây dựng và phát triển tập đoàn công nghệ Tàu thuỷ Việt Nam thành một tập đoàn. Kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực để trở thành tập đoàn kinh tế mạnh của đất nước.

- Phát triển công nghiệp tàu thuỷ một chuyên ngành kinh tế kỹ thuật đồng bộ từ đào tạo, nghiên cứu thiết kế đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá và hội nhập ngành công nghiệp tàu thuỷ.

- Chú trọng tận dụng những cơ sở vật chất hiện có, kết hợp vơí đầu tư công nghệ chiều sâu và từng bước đầu tư mở rộng, xây dựng mới các cơ sở đóng tàu, thông qua các dự án sản phẩm mục tiêu mà hoàn thiện chất lươnựg công nghệ.

* Về sản xuất kinh doanh:

Tập trung cao sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng bộ, phấn đấu hoàn thành toàn diện và vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao cho.

- Hoàn thành hợp đồng 32 tàu vận tải biển và triển khai thực hiện tiếp hợp đồng đóng mới cho Tổng công ty Hàng hải Việt nam, 40 tàu vận tải biển giai đoạn 2007 – 2010 gồm: các tàu hàng khô từ 6500 tấn đến 40 000 tấn, con tàu Container từ 1000 đến 2000 TEU, tàu dầu từ 10 000 tấn đến 100 000 tấn.

- Triển khai đóng mới phát triển đội tàu của Tập đoàn công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam gồm 18 tàu chở hàng trọng tải lớn, 4 tàu Lash mẹ 10 900 tấn, 500 sà lan Lash 200 tấn, 75 tàu đẩy…

- Triển khai chương trình đóng mới các tàu cho tập đoàn dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Xi măng Việt Nam và các Công ty vận tải biển khác.

- Triển khai thực hiện các Hợp đồng đóng mới tàu xuất khẩu cho các chủ tàu: Nhật Bản, Đan Mạch, Anh, Ba Lan, Thuỵ Điển… đồng thời chú trọng các mặt hàng xuất khẩu khác, đảm bảo tiến độ chất lượng và uy tín,

phấn đấu đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu 2006 – 2010 là 1 tỷ USD, sau năm 2010 đạt 1 tỷ USD/năm.

Để thực hiện được mục tiêu, chiến lược phát triển của mình Tập đoàn đã đề ra kế hoạch, phấn đấu đạt những chỉ tiêu thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.1: Kế hoạch sản xuất kinh doanh đến năm 2010

Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính 2007 2008 2009 2010 1- Tổng sản lượng Tỉ đồng 17 500 23 000 30 000 40 000 2- Doanh thu Tỉ đồng 14 500 19 500 26 500 37 000 3- Giá trị xuất khẩu Triệu USD 450 600 850 10 000

Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp - Tập đoàn

* Về đầu tư phát triển

Kế hoạch đầu tư phát triển giai đoạn 2006 – 2007 với tổng mức đầu tư là 43 328 tỉ đồng, gồm các dự án trọng điểm sau:

- Dự án khu công nghiệp Tàu thuỷ Dung Quất: Năng lực đóng tàu đến 300000tấn, sửa chữa tàu đến 400 000 tấn…

- Dự án nhà máy đóng tàu Hạ Long: Đóng mới tàu đến 70 000 tấn

- Dự án Nhà máy đóng tàu Vũng Áng (Hà Tĩnh): đóng mới, sửa chữa tàu đến 100 000 tấn, luyện, cán thép tàu.

- Dự án khu công nghiệp Tàu thuỷ Cái Lân: sản xuất thép tấm cán nóng đóng tàu công suất 500 000 tấn/năm, nhà máy Điện Diezel 60 MW, sản xuất nội thất tàu thuỷ…

- Dự án khu công nghiệp tàu thuỷ Sông Chanh: Đóng và sửa chữa tàu đến 50000 tấn sản xuất trang thiết bị nội thất tàu thuỷ.

- Dự án khu công nghiệp tàu thuỷ An Hồng: Lắp ráp động cơ Diezel đến 3000 HP, sản xuất xích neo, lắp ráp nồi hơi và nghi khi hàng hải và nhiều dự án khác trong toàn Tập đoàn.

- Xây dựng trung tâm điều hành sản xuất thương mại kỹ thuật cao công nghiệp tàu thuỷ tại Thành phố Hà Nội, với các trang thiết bị tiên tiến nhằm phục vụ cho việc quản lý điều hành sản xuất tới các đơn vị thành viên.

- Xây dựng hệ thống Trường đào tạo kỹ thuật và nghiệp vụ để đào tạo Cán bộ, kỹ sư và công nhân lành nghề phục vụ cho ngành đóng tàu với số lượng 4000 người/năm gồm 2 Trường tập trung tại phía Bắc và phía Nam, 4 trường cho các nhà máy lớn.

Như vậy, Tập đoàn công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam sẽ trở thành nơi tập trung chủ yếu những năng lực về đóng mới và sửa chữa Tàu thuỷ, hình thành cơ cấu đồng bộ từ đào tạo, nghiên cứu thiết kế đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay ( bình quân 30%/năm) chúng ta tin rằng công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam sẽ trở thành Tập đoàn kinh tế vững mạnh trên con đường hội nhập và phát triển.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác đào tạo và phát triển công nhân kĩ thuật (Trang 46 - 49)