Nhận xét chung về công tác đào tạo phát triển công nhân kỹ thuật tại tập đoàn công

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác đào tạo và phát triển công nhân kĩ thuật (Trang 39)

tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam

Qua nghiên cứu về công tác đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật của tập đoàn chúng ta thấy rằng về cơ ản tập đoàn đã nhận thức đươcị vai trò và tầm quan trọng của công nhân kỹ thuật. Từ đó có những chính sách biện pháp nhằm nâng cao trình độ, tay nghề của đội ngũ này. Trong những năm qua công tác đào tạo phát triển công nhân kỹ thuật của tập đoàn đã đạt được nhiều thàn qủa to lớn góp phần đưa ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn. Tuy nhiên qua nghiên cứu ta thấy còn một số vấn đề hạn chế như:

- Tập đoàn chưa chủ động có kế hoạch cụ thể theo từng giai đoạn để thực hiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân ưljc mà hoàn toàn bị động

chạy theo yêu cầu cấp bách của sản xuất trước mắt đòi hỏi nên có về số lượng nhưng chất lượng không cao.

- Việc đào tạo phát triển công hân kỹ thuật chủ yếu vẫn không chờ vào các trường đào tạo công nhân kỹ thuật của Nhà nước

- Các hình thức đào tạo của tập đoàn còn chắp vá manh mún, nặng về hình thức, số lượng quan tâm sâu sắc đến chất lượng đào tạo.

- Tuy số lượng công nhana kỹ thuật đã đáp ứng được một phần yêu cầu đặt ra song chất lượng chuyên môn từng ngành, nghề chưa đồng đều.

- Công nhân kỹ thuật ở một số nghề chưa được đào tạo tại các trường nghề và không được cung ứng kịp hời như; phóng dạng, dàn giáo tàu thuỷ, lái cẩu…

- Số lượng công nhân kỹ thuật đào tạo ra không đủ co nhu cầu, lượng thiếu hụt tương đối lớn. Do đó phải tuyển bổ sung ngoài cả những công nhân kỹ thuật không đúng chuyên ngành, làm giảm chất lượng của đội ngũ công nhân kỹ thuật .

- Cơ cấu lao động đào tạo của các trường chưa đáp ứng được sự mở rộng các ngành nghề kinh doanh của tập đoàn.

Nguyên nhân của những tồn tại trên:

- Tập đoàn còn gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư cho công tác đào tạo.

- Nguồn kinh phí hạn hẹp trong khi nhu cầu về công nhân của các ngành nghề lại quá lớn.

- Sự thống nhất và gắn kết giữa các đơn vị thàn viên trong việc đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật là chưa cao.

- Sự ủng hộ, giúp đỡ từ bên ngoài để phục vụ cho đào tạo còn thấp

- Việc xây dựng cơ sở đào tạo còn gặp nhiều khó khăn, nên tiến độ hoàn thành và đưa ra các trường vào hoạt động còn chậm.

- Sự biến động về công nhan kỹ thuật trong tập đoàn là quá lớn, mang tính đột biến cao.

- Nhiều ngành nghề mới ra đời với quy trình công nghệ hiện đại mà công nhân kỹ thuật chưa kịp nắm bắt được.

- Số lượng tuyển sinh hàng năm vào các trường của tập đoàn còn thấp. - Các môn học liên quan đến chuyên ngành đóng tàu còn ít, đào tạo chưa được chuyên sâu.

PHẦN III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NHÂN KỸ THUẬT CỦA TẬP ĐOÀN

CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM 3.1. Các khái niệm cơ bản

3.1.1 Công nhân kĩ thuật

Như chúng ta đã biết trong một tổ chức gồm nhiều loại lao động khác nhau, thường thì những người thực hiện các hoạt động gián tiếp trong sản xuất kinh doanh như nghiên cứu ,lãnh đạo ,chỉ đạo,...được gọi là lao động quản lí còn người thực hiện trực tiếp các hoạt động trong sản xuất kinh doanh gọi là công nhân ,nhân viên ,đó chính là các hoạt động thừa hành .Hoạt động thừa hành là những hoạt động trực tiếp quá trình tạo ra sản phẩm,dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của xã hội .Các hoạt động này có mức độ phức tạp là khác nhau.Thông thường có 3 loại:

-Hoạt động thừa hành kĩ thuật :Đòi hỏi mức độ ,kĩ năng ,kĩ xảo cao,thời gian đào tạo thường từ 1đến 3 năm

-Hoạt động thừa hành giản đơn :Mức độ đòi hỏi kĩ năng kĩ xảo thấp, thời gian đào tạo ngắn,thường dưới 1 năm.

-Hoạt động thừa hành không đòi hỏi trình độ ,kĩ năng .Đó là các hoạt động chỉ cần sức khoẻ,là thực hiện được công việc,ví dụ như:dọn dẹp ,vệ sinh, bảo vệ, bốc vác..

Vậy “công nhân kĩ thuật là những người thực hiện các hoạt động thừa hành, kĩ thuật đã trải qua giáo dục nghề nghiệp từ 1 đến 3 năm và phải có văn bằng tốt nghiệp giáo dục nghề nghiệp đó”.

3.1.2 Đào tạo và phát triển công nhân kĩ thuật

Đào tạo công nhân kĩ thuật là”quá trình giáo dục kĩ năng ,kĩ xảo lao động và nhân cách cho người học nhằm tạo ra năng lực làm việc của họ ở một nghề hoặc chuyên môn kĩ thuật nào đó”

Thực chất của việc đào tạo công nhân kĩ thuật là tạo ra cho họ một nghề nào đó để họ lao động tạo ra sản phẩm,dịch vụ phục vụ bản thân và xã hội.Quá trình học tập sẽ được diễn ra tuần tự từ kiến thức cơ bản nhất đến kiến thức liên quan đến nghề họ học,đảm bảo khi học xong họ sẽ có một nghề nhất định để tham gia vào lực lượng lao động xã hội .Việc đào tạo chỉ tạo ra cho họ những kĩ năng ở mức độ nhất định nào đó ,mà xu thế của con người là không ngừng vươn lên trong công việc .Vì thế đào tạo công nhân kĩ thuật thường đi đôi với hoạt động phát triển.Phát triển chính là các hoạt động giúp cho công nhân kĩ thuật nâng cao năng lực trình độ ,từ đó họ có thể thành công trong việc ,đảm nhiệm được các công việc có mức độ phức tạp cao hơn.Vì thế lao động là hoạt động giúp con người thăng tiến ,phát huy tiềm năng của mình .Để quá trình đào tạo công nhân kĩ thuật đạt hiệu quả cao thì tổ chức cần đảm bảo một số điều kiện sau:

-Trước khi lựa chọn đối tượng đào tạo phải có chương trình hướng nghiệp ,để người lao động chọn nghề thích hợp với đặc tính tâm lí và khả năng của mình.

-Lập kế hoạch đào tạo một cách cụ thể,rõ ràng ,nội dung đào tạo phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai,tức là đào tạo những nghề có triển vọng.

-Bảo đảm đầy đủ các trang thiết bị ,cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học .Đội ngũ giảng viên phải là người có kiến thức cao,nhiều kinh nghiệm, có khả năng sư phạm ,nhiệt tình trong công tác giảng dạy.

3.2. Sự cần thiết của công tác đào tạo và phát triển công nhân kĩ thuật

Đầu tư cho chất lượng lao động là chiến lược phát triển của mọi tổ chức. Vì vậy công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nói chung và công nhân kĩ thuật nói riêng phảI được tiến hành thường xuyên .Lí do để các doanh nghiệp cần hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là:

- Đào tạo mang lại nhiều lợi ích cho cả người lao động và người sử dụng lao động

- Vì đối thủ cạnh tranh ,doanh nghiệp muốn tạo ra ưu thế hơn thì phảI cảI tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.Nếu không sẽ trở nên lạc hậu và bị đào thảI khỏi cuộc canh tranh gay gắt trên thị trường.

-Chất lượng của lao động quyết định trực tiếp năng xuất lao động nên đào tạo và phát triển người lao động là biện pháp hữu hiệu để tăng năng suet lao động, giảm chi phí sản xuất.

-Tiến bộ của khoa học kĩ thuật hiên đại đòi hỏi ngưòi lao động phảI có năng lực trình độ cao mới đáp ứng được yêu cầu công việc , yêu cầu của sự phát triển .

Đào tạo với các vai trò to lớn như thế ,đã trở thành hoạt động không thể thiếu trong mọi tổ chức .Do đó mà doanh nghiệp ngày nay luôn cố gắng tập trung nguồn lực để hoàn thiện công tác đào tạo ,phát triển nguồn nhân lực của tổ chức mình.

3.3. Vai trò của công tác đào tạo công nhân kĩ thuật

Mục tiêu của công tác đào tạo công nhân kĩ thuật là đào tạo người lao động có kiến thức ,có kĩ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau,có đạo đức,tác phong công nghiệp ,có sức khoẻ,nhằm tạo cho người lao động có khả năng tìm được việc làm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

*Đối với các doanh nghiệp :công nhân kĩ thuật có vai trò đặc biệt quan trọng, là ngườ trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh,nên họ chính là người sẽ góp phần tạo ra thắng lợi cho doanh nghiệp ,đào tạo công nhân kĩ thuật sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.Cụ thể là:

-Đào tạo là biện pháp hữu hiệu nhất để đáp ứng yêu cầu công việc của tổ chức hay chính là đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của tổ chức

-Đào tạo thường xuyên sẽ duy trì được sự ổn định của tổ chức tạo ra đội ngũ lao động lành nghề ,năng động và đây cũng là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp .

-Người lao động được đào tạo là người có khả năng tự giám sát vì thế các doanh nghiệp sẽ giảm bớt được khâu giám sát ý thức kỉ luật tốt ,góp phần giảm bớt chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh

-Khi công nhân kĩ thuật được đào tạo thì trình độ kĩ năng của họ sẽ được nâng cao do đó mà họ làm việc với năng suất lao động cao hơn ,hiệu quả thực hiện công viêc sẽ tốt hơn .Các sản phẩm ,dịch vụ làm ra sẽ tăng về cả số lượng lẫn chất lượng

-Trình độ của công nhân được nâng cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các quy trình công nghệ hiện đại vào sản xuất ,phát huy tính sáng tạo trong lao động .

-Tạo ra sự gắn kết đồng lòng giữa người lao động và doanh nghiệp vì qua đào tạo họ hiểu biết hơn về mục tiêu ,văn hoá của doanh nghiệp .Mặt khác khi khả năng phân tích ,giải quyết vấn đề và trình độ chuyên môn kĩ thuật được tăng lên thì họ sẽ ít mắc sai lầm ,sự cố trong công việc ,từ đó nâng cao chất lượng thực hiện công việc.

* Đối với người lao động (công nhân kĩ thuật)

-Đào tạo sẽ giúp người lao động có khả năng thăng tiến trong công việc, có cách nhìn và tư duy mới ,các tiềm năng của họ được phát huy giúp họ

thoả mãn trong công việc,tạo ra tính chuyên nghiệp trong nghề từ đó có thu nhập cao hơn để cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần .

-Đào tạo sẽ đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng phát triển của người lao động.Tri thức của con người là vô hạn ,vì thế con người luôn có xu hướng vươn lên để hoàn thiện mình .

-Ngày nay khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển mạnh mẽ ,vì thế người lao động phải được đào tạo thì mới thích nghi được với công việc và môi trường,nếu không họ sẽ trở nên lạc hậu và bị đào thải khỏi lực lượng lao động xã hội.

*Đối với xã hội

Mỗi con người là một phần tử tạo nên xã hội .Sự phát triển của xã hội là do con người quyết định .Việc đào tạo và phát triển đội ngũ công nhân kĩ thuật góp phần tạo nghề nghiệp cho người lao động ,ổn định cơ cấu lao động đặc biệt là tạo ra đội ngũ lao động có chất lượng cao cho xã hội đáp ứng yêu cầu của công việc ,cung cấp các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao cho xã hội góp phần thực hiện thắng lợi trong sự nghiệp công nghiệp hoá ,hiên đại hoá đất nước ,Trong bối cảnh hiện nay thì vấn đề tri thức luôn đặt lên hàng đầu ,do đó đào tạo và phát triển là công việc rất quan trọng đối với mọi đối tượng .

3.4- Phương hướng phát triển của tập đoàn

3.4.1- Mục tiêu và chiến lược phát triển của tập đoàn

Mục tiêu tổng quát của Tập đoàn là: Sau năm 2010, Việt nam sẽ trở thành Quốc gai có ngành công nghiệp đóng tàu phát triển trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương với tỷ lệ giá trị phần chế tạo sản xuất nội địa các phụ kiện của các sản phẩm đóng mới trong nước đạt 60% - 70% toàn giá trị con tàu, đáp ứng về cơ bản nhu cầu phát triển đội tàu các loại trong nước và xuất khẩu đạt 500 triệu USD hàng năm.

Nhiệm vụ trọng tâm đến 2010:

- Xây dựng và phát triển tập đoàn công nghệ Tàu thuỷ Việt Nam thành một tập đoàn. Kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực để trở thành tập đoàn kinh tế mạnh của đất nước.

- Phát triển công nghiệp tàu thuỷ một chuyên ngành kinh tế kỹ thuật đồng bộ từ đào tạo, nghiên cứu thiết kế đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá và hội nhập ngành công nghiệp tàu thuỷ.

- Chú trọng tận dụng những cơ sở vật chất hiện có, kết hợp vơí đầu tư công nghệ chiều sâu và từng bước đầu tư mở rộng, xây dựng mới các cơ sở đóng tàu, thông qua các dự án sản phẩm mục tiêu mà hoàn thiện chất lươnựg công nghệ.

* Về sản xuất kinh doanh:

Tập trung cao sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng bộ, phấn đấu hoàn thành toàn diện và vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao cho.

- Hoàn thành hợp đồng 32 tàu vận tải biển và triển khai thực hiện tiếp hợp đồng đóng mới cho Tổng công ty Hàng hải Việt nam, 40 tàu vận tải biển giai đoạn 2007 – 2010 gồm: các tàu hàng khô từ 6500 tấn đến 40 000 tấn, con tàu Container từ 1000 đến 2000 TEU, tàu dầu từ 10 000 tấn đến 100 000 tấn.

- Triển khai đóng mới phát triển đội tàu của Tập đoàn công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam gồm 18 tàu chở hàng trọng tải lớn, 4 tàu Lash mẹ 10 900 tấn, 500 sà lan Lash 200 tấn, 75 tàu đẩy…

- Triển khai chương trình đóng mới các tàu cho tập đoàn dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Xi măng Việt Nam và các Công ty vận tải biển khác.

- Triển khai thực hiện các Hợp đồng đóng mới tàu xuất khẩu cho các chủ tàu: Nhật Bản, Đan Mạch, Anh, Ba Lan, Thuỵ Điển… đồng thời chú trọng các mặt hàng xuất khẩu khác, đảm bảo tiến độ chất lượng và uy tín,

phấn đấu đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu 2006 – 2010 là 1 tỷ USD, sau năm 2010 đạt 1 tỷ USD/năm.

Để thực hiện được mục tiêu, chiến lược phát triển của mình Tập đoàn đã đề ra kế hoạch, phấn đấu đạt những chỉ tiêu thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.1: Kế hoạch sản xuất kinh doanh đến năm 2010

Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính 2007 2008 2009 2010 1- Tổng sản lượng Tỉ đồng 17 500 23 000 30 000 40 000 2- Doanh thu Tỉ đồng 14 500 19 500 26 500 37 000 3- Giá trị xuất khẩu Triệu USD 450 600 850 10 000

Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp - Tập đoàn

* Về đầu tư phát triển

Kế hoạch đầu tư phát triển giai đoạn 2006 – 2007 với tổng mức đầu tư là 43 328 tỉ đồng, gồm các dự án trọng điểm sau:

- Dự án khu công nghiệp Tàu thuỷ Dung Quất: Năng lực đóng tàu đến 300000tấn, sửa chữa tàu đến 400 000 tấn…

- Dự án nhà máy đóng tàu Hạ Long: Đóng mới tàu đến 70 000 tấn

- Dự án Nhà máy đóng tàu Vũng Áng (Hà Tĩnh): đóng mới, sửa chữa tàu đến 100 000 tấn, luyện, cán thép tàu.

- Dự án khu công nghiệp Tàu thuỷ Cái Lân: sản xuất thép tấm cán nóng đóng tàu công suất 500 000 tấn/năm, nhà máy Điện Diezel 60 MW, sản xuất nội thất tàu thuỷ…

- Dự án khu công nghiệp tàu thuỷ Sông Chanh: Đóng và sửa chữa tàu đến 50000 tấn sản xuất trang thiết bị nội thất tàu thuỷ.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác đào tạo và phát triển công nhân kĩ thuật (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w