I. Dự báo nhu cầu tiêu thụ đường của Việt Nam:
3. Khả năng cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam trong bối cảnh đã hội nhập quốc tế:
3.4.2. Lộ trình giảm thuế đường theo AFTA:
Đường được nhiều nước ASEAN đưa vào danh mục hàng nông sản nhạy cảm và nhạy cảm cao. Riêng đối với Việt Nam, mặt hàng đường sẽ bắt đầu giảm thuế từ năm 2006 và sẽ có thuế suất là 0 - 5% vào năm 2010.
Theo Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp & PTNT, lịch trình cắt giảm thuế đường như sau: Bảng 2.1.Lộ trình cắt giảm thuế đường theo AFTA
Mặt hàng Thuế hiện tại Lịch trình giảm thuế theo AFTA
2006 2007 2008 2009 2010
Đường thô 30 30 30 20 10 5
Đường T.luyện 40 40 30 20 10 5
Tuy nhiên, theo quy định của AFTA, các hạn chế về định lượng nhập khẩu sẽ được bãi bỏ ngay năm đầu tiên khi mặt hàng đó đưa vào chương trình cắt giảm, các biện pháp phi thuế khác sẽ loại bỏ dần trong vòng 5 năm.
Giai đoạn 2006 - 2010, dự báo với mức giá thành sản phẩm đường của Việt Nam còn cao hơn khá nhiều so với mức chung của khu vực và thế giói, cùng tác động của quá trình gia nhập WTO, do đó trong thời kì này chỉ có những doanh nghiệp sản xuất đường đạt hiệu quả kinh tế cao, giảm được giá thành và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm tương đương với đường của các nước trong khu vực mới có thể trụ vững để tiếp tục duy trì, mở rộng sản xuấ và có thể xuất khẩu. Ngược lại các doanh nghiệp nếu không đáp ứng được yêu cầu trên thì phải thu hẹp sản xuất hoặc ngừng hoạt động.
Giai đoạn sau 2010 đến 2020, dự báo sức cạnh tranh của sản phẩm đường trong nước dần được tăng lên và thị trường tiêu thụ đường cũng mở rộng hơn, Việt Nam có cơ hội thực sự để xuất khẩu một lượng đường nhất định.
Như vây, AFTA sẽ là thách thức lớn nhất và gần nhất đối với ngành mía đường. Nếu ngành đường nói chung hoặc doanh nghiệp đường nào có khả năng đứng vững và phát triển trong AFTA thì hoàn toàn có khả năng phát triển trong các cam kết tự do hoá thương mại khác, kể cả WTO.