Xu hướng biến động giá đường:

Một phần của tài liệu thuc_trang_va_giai_phap_dau_tu_phat_trien_nghanh_mia_duong_o_viet_nam_trong_thoi_Ulgdo_20121102080708_3x (Trang 50 - 51)

I. Dự báo nhu cầu tiêu thụ đường của Việt Nam:

3. Khả năng cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam trong bối cảnh đã hội nhập quốc tế:

3.2. Xu hướng biến động giá đường:

Giá đường trên thị trường quốc tế thay đổi với biên độ giao động lớn. Sự dao động này xảy ra vì thị trường đường thế giới là thị trường dư thừa, phần lớn đường bán ra do trong nước không tiêu thụ hết, chứ không như các hàng hoá khác được quy hoạch để xuất khẩu. Chỉ có xấp xỉ 30% tổng lượng đường sản xuất, được buôn bán trên thị trường quốc tế, và chỉ 80% sản lượng đường mậu dịch được bán ở mức giá phổ biến trên thế giới.

Theo các chuyên gia của cơ quan kiểm toán nước ngoài COWI, chỉ có 20% sản lượng đường (sản xuất ở Bra-xin, Australia và Cu Ba) bán theo giá thị trường thế giới, còn lại 80% sản lượng có giá cao hơn giá thị trường thế giới.

Theo các chuyên gia kinh tế của Anh, biến động về giá đường thế giới có tính chu kỳ, bình thường có chu kỳ bình quân khoảng 6 năm. Nhưng cũng có thời kỳ kéo dài tới 11 năm, như thời kỳ 1962 - 1972, hoặc kéo dài 9 năm như thời kỳ 1977 - 1987. Như vậy trong mỗi chu kỳ, giá đường đạt tới giá trị cao nhất rồi giảm dần tới cuối thời kỳ lại đạt giá trị cao nhất, và cứ như vậy lập lại chu kỳ mới... đã tạo ra sự biến động thường xuyên thị trường tiêu thụ đường.

Hơn 10 năm qua, giá đường thế giới ổn định hơn, đạt trung bình khoảng 240 USD/tấn. Trong khi đó giá đường trong nước của Việt Nam luôn cao hơn nhiều so với giá đường nhập khẩu tương đương, nhất là giá đường thế giới, trung bình giá trị trên 300 USD/tấn, khi đó Bra-xin khoảng 120 USD/tấn, Ôxtrâylia và South Africa cao hơn 200 USD/tấn. Qua đó cho thấy sản xuất đường ở Việt Nam rất khó khăn để cạnh tranh được với các nước sản xuất đường lớn trên thế giới, đặc biệt là với Thái Lan.

Theo dự án MISPA, phần lớn các nước sản xuất đường cố gắng hỗ trợ giá đường nội tiêu thông qua đánh thuế nhập khẩu ở mức cao. Chính phủ nhiều nước cũng áp dụng hệ thống hạn ngạch thuế quan để hạn chế đường nhập khẩu.

Do vậy, giá đường thế giới không thực sự phản ánh quan hệ cân bằng cung cầu về đường, mà do bị ảnh hưởng mạnh chính sách trợ cấp sản xuất trong nước của nhiều nước, nhất là các nước EU. Vì lẽ đó, thực tế chỉ có một số rất ít các nước có khả năng sản xuất đường với giá thành thấp hơn giá đường quốc tế, như Bra-xin, Ôxtrâylia... trong tổng số hơn 60 nước sản xuất đường trên toàn thế giới.

Ở Thái Lan thuế nhập khẩu đường là 65% trong hạn ngạch, 95% ngoài hạn ngạch; ở Philippin là 50% trong hạn ngạch, 65% ngoài hạn ngạch; ở Nam Phi là 125 USD/tấn, các nước khối EU là 419 Euro/tấn. Bằng chính sách này, ngoài việc tiêu thụ trong nước, họ còn xuất khẩu được một lượng lớn đường ra thị trường thế giới với giá thấp, nhưng vẫn đảm bảo ngành sản xuất mía đưòng của họ phát triển ổn định.

Nước ta hiện đang thực hiện thuế nhập khẩu đường là 32,4% và áp dụng giấy phép để hạn chế nhập khẩu.

Một phần của tài liệu thuc_trang_va_giai_phap_dau_tu_phat_trien_nghanh_mia_duong_o_viet_nam_trong_thoi_Ulgdo_20121102080708_3x (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w