SINH VIÊN TRONG RÈN LUYỆN
NGHIỆP VỤ THƯỜNG XUYÊN
1. Vấn đề rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên trong quá trình đào tạo
Từ đầu những năm 90, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã có "Chương trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên" trong các trường đại học sư phạm. Chương trình do Bộ soạn thảo bao gồm một hệ thống các kỹ năng sư phạm từ cơ bản đến chuyên biệt (Bảng V - l).
Bảng V – 1 Số giờ / tuần Tt Nội dung Tổng số giờ Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm thứ 3 Năm thứ 4 1 Tổ chức khoa học hoạt động học tập ở đại học 16 16 - - - 2 Giao tiếp ứng xử 12 12 - - - 3 Hoạt động chủ nhiệm lớp 24 - 24 - - 4 Viết, vẽ trang trí 14 - - 14 - 5 sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy
học
16 - - 16 -
6 Hoạt động dạy học 80 - - 36 - 7 Hát. nhạc (nếu có) - - - - 44
Tổng cộng 162 28 24 66 44 Thực tế triển khai thực hiện chương trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên do Bộ quy định trong những năm qua tại các trường đại học sư phạm cho chúng ta thấy mỗi trường đã xây dựng được một kế hoạch cụ thể, do Phòng Đào tạo phối hợp với các Khoa tổ chức thực hiện và được trình bày thể hiện ở những nội dung, biện pháp sau.
a) Mục đích rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên
- Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên là một trong những hoạt động đào tạo, một trong những hoạt động của trường đại học sư phạm, có mối quan hệ mật thiết với việc dạy và học các bộ môn Tâm lí học, Giáo dục học Phương pháp dạy học bộ
môn, với thực tập sư phạm cũng như với các bộ môn và các hoạt động đào tạo khác, nhằm phối hợp bồi dưỡng cho sinh viên sư phạm trình độ thực hành nghề ban đầu.
- Hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên có nhiệm vụ giúp sinh viên rèn luyện một cách thường xuyên, có hệ thống suốt khóa học những kỹ năng sư
phạm ban đầu, qua đó tập vận dụng vào thực tiễn sư phạm những tri thức khoa học giáo dục nói riêng; trên cơ sở đó tích cực bồi dưỡng hứng thú, nhu cầu, thói quen tự
rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên: gắn liền quá trình đào tạo và quá trình tự đào tạo; đồng thời bồi dưỡng tình cảm và lý tưởng nghề nghiệp.
b) Các thành phần của hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên
- Hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên gắn liền với các hoạt
Hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên gắn với các hoạt động dạy học lý luận dạy học bộ môn: rèn luyện các kỹ năng giảng dạy bộ môn.
- Thực hành tổng hợp các kỹ năng giảng dạy bộ môn.
c) Nội dung thực hiện
Rèn luyện một số kỹ năng nền tảng.
Mục đích yêu cầu: Sinh viên nắm được một số kỹ năng nền tảng ứng dụng vào quá trình học tập ở đại học và phục vụ cho hoạt động dạy học (nói chung) và dạy học bộ môn.
Nội dung:
- Các kỹ năng nền tảng chung: kỹ năng viết, viết bảng, trang trí đơn giản, kỹ
năng sử dụng ngôn ngữ.
- Kỹ năng chuyên biệt của từng khoa. Tổ chức thực hiện:
- Chương trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên giai đoạn I tiến hành
ở khoa. Các khoa tự xây dựng chương trình và rèn luyện các kỹ năng nền tảng riêng của khoa.
- Kế hoạch thực hiện trong thời gian từ học kỳ 1 đến học kỳ 4 khoa tự xây dựng, quy định ngay trong quá trình dạy học bô môn.
• Rèn luyện các kỹ năng giảng dạy bộ môn. . Mục đích yêu cầu:
- Bước đầu sinh viên nắm được và hình thành kỹ năng giảng dạy cơ bản của người giáo viên.
- Vận dụng được những kiến thức lý luận dạy học bộ môn, tâm lí giáo dục đã học vào thực tiễn sư phạm, quen dần với các công việc của người giáo viên, chủđộng sáng tạo tiếp thu phương pháp giảng dạy mang tính tích cực.
- Giúp sinh viên ngay từ đầu tiếp thu được phương pháp giảng dạy mới, có hiệu quảở phổ thông.
Nội dung:
- Các nội dung chính:
+ Phân tích chương trình.
+ Dự giờ xem lớp, kiến tập các giờ dạy mẫu của giáo viên phương pháp giảng dạy hoặc giáo viên phổ thông giỏi.
+ Xemina về chương trình.
+ Mỗi sinh viên phải được tham gia kiến tập 3 giờ dạy mẫu ở tất cả các khâu.
+ Soạn giáo án theo hướng dẫn của giáo viên phương pháp giảng dạy (biết phân tích được các đơn vị kiến thức, xác định kiến thức cơ bản, chuẩn bị phương tiện dạy học).
+ Tham gia xemina bài soạn của giáo viên lên lớp.
+ Dự giờ dạy mẫu của giáo viên phương pháp giảng dạy hoặc giáo viên phổ
thông (khi dự giờ phải có giáo án đã
soạn, rút ra bài học, cái được, cái chưa được. trong công tác soạn giảng của mình).
Tổ chức thực hiện:
- Rèn luyện các kinh nghiệm giảng dạy bộ môn giai đoạn 2 thực hiện trong quá trình thực hiện các học phần lý luận dạy học bộ môn.
- Các khoa lên kế hoạch cụ thể từ đầu năm học gửi cho Phòng Đào tạo, tổ
Phương pháp giảng dạy: kế hoạch phân công nhóm, cử giáo viên hướng dẫn, thời gian thực hiện, địa điểm, lịch hoặc thời khóa biểu tiến hành; chia nhóm sinh viên, cử giáo viên phụ trách (mỗi nhóm 15 - 20 sinh viên; 1 giáo viên không phụ trách quá 2 nhóm).
- Giáo viên tổ Phương pháp giáo dục hướng dẫn sinh viên xemina, phân tích chương trình, soạn giáo án theo phương pháp mới, quy trình thống nhất, chọn các bài mẫu trong chương trình phổ thông.
Tổ chức xemina giáo án mẫu, dạy mẫu, hoặc mời giáo viên phổ thông dạy mẫu. Tổ chức rút kinh nghiệm bài dạy (cho từng sinh viên nhận xét, so sánh với bài soạn của mình). Cuối đợt thu bản tổng kết giáo án của sinh viên, đánh giá cho điểm từng sinh viên, làm báo cáo tổng kết nộp cho Phòng Đào tạo.
• Thực hành tổng hợp các kỹ năng giảng dạy (tập giảng). Mục đích yêu cầu:
Sinh viên bước đầu hình thành và thực hành những kỹ năng giảng dạy trên lớp, tiến hành một số hoạt động dạy học có liên quan đến chuyên môn từng khoa.
- Chuẩn bị tết cho đợt thực tập sư phạm cuối khóa. Nội dung:
- Tiến hành trong học kỳ 7 (hệđại học) và học ký 5 (hệ cao đẳng).
- Nội khóa: Mỗi sinh viên tham gia soạn 5 giáo án, tập giảng ít nhất 3 giáo án theo hướng dẫn của giáo viên (thực hiện đầy đủ quy trình nhưđã nêu ở giai đoạn 2).
chức các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ khác cho phù hợp. Tổ chức thực hiện:
- Cuối đợt, tổ chức hội giảng cấp khoa, cấp trưởng.
- Khoa lấy tổ Phương pháp giảng dạy làm nòng cốt, chia sinh viên thành các nhóm soạn và tập giảng, phân công giáo viên có kinh nghiệm (nhất là kinh nghiệm giảng dạy phổ thông) phụ trách, mỗi nhóm 10 - 15 sinh viên, mỗi giáo viên phụ trách không quá 2 nhóm.
Thời gian tiến hành trong 12 tuần.
- Đầu năm học các khoa lập kế hoạch cụ thể về thời gian, số nhóm sinh viên, các bài dạy, danh sách cán bộ hướng dẫn và đăng ký địa điểm tập giảng nộp lên cho Phòng
Đào tạo. Cuối đợt tập giảng, thu toàn bộ hồ sơ soạn giảng của sinh viên, bảng điểm của nhóm lớn nộp cho Phòng Đào tạo.
Đánh giá:
- Học phần thực hành tổng hợp các kỹ năng giảng dạy tính 2 đơn vị học trình.
Điểm toàn đợt bằng trung bình cộng của điểm soạn giáo án và điểm tập giảng có giáo án (theo thang điểm lo) và là điểm điều kiện đểđi thực tập sư phạm cuối khóa.
- Giáo viên hướng dẫn được tính 45 giờ tiêu chuẩn\nhóm.
- Kinh phí cho các hoạt động ngoại khóa, hội giảng cấp khoa do các khoa dự trù
đưa Phòng Đào tạo và Ban giám hiệu duyệt.
• Thời gian tổ chức rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên được bố trí vào 10 tuần liên tục (2 buổi/tuần, trước khi đi thực tập sư phạm).
• Các nội dung 1, 2, 4, 7 trong quy định của Bộ được tiến hành chủ yếu thông qua các hoạt động ngoại khóa: các hội thảo về rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên do trường, khoa, hoặc phối hợp với các trường sư phạm trong khu vực tổ chức. Các nội dung 5 -6 được triển khai trong thời điểm chuẩn bị cho các
đợt kiến tập và thực tập sư phạm. Nội dung giao tiếp và ứng xử sư phạm được lồng vào trong tất cả các phần việc có trong chương trình rèn luyện nghiệp vụ sư
phạm thường xuyên, kể cả trong quá trình giảng dạy các bộ môn tâm lí học, giáo dục học và phương pháp giảng dạy bộ môn. Hệ thống các tình huống ứng xử được chúng tôi chắt lọc từ kinh nghiệm tổ chức công tác rèn luyện nghiệp vụ sư
phạm thường xuyên của các khoa và cùng với nó là hệ thống các phương án giải quyết tình huống. Việc đánh giá khả năng ứng xử của sinh viên được kết hợp với các mặt hoạt động khác trong rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên, nó chỉ được tách thành một phần riêng rẽ trong các hội thi và giao lưu nghiệp vụ sư
phạm giữa các đoàn thực tập trong trường hoặc giữa các đơn vịđào tạo trong khu vực.
Hoạt động ứng xử sư phạm là hoạt động đòi hỏi không chỉ sự nhạy cảm, tinh tế
của mỗi sinh viên trong quá trình giao tiếp và giải quyết các tình huống, mà còn đòi hỏi kinh nghiệm trong thực tế giáo dục. Quá trình đào tạo ở trường sư phạm với giới hạn về thời gian và kinh nghiệm nghề nghiệp của sinh viên, mục đích của hoạt động thích ứng này chỉ dừng lại ở việc chuẩn bị về mặt nhận thức tầm quan trọng của vấn đề
và hình thành ở mỗi sinh viên ý thức về vị thế của mình trong vai trò chủ thể giao tiếp khi tiến hành công tác giáo dục. Tất nhiên, cũng qua hoạt động rèn luyện khả năng ứng xử, sinh viên có được những kỹ năng ban đầu trong việc nhận biết đối tượng, điều chỉnh hành vi của bản thân trước một tình huống, quen dần với trạng thái ứng xửđể có
được cơ sở về mặt tâm lý và giáo dục trong công tác giảng dạy và chủ nhiệm lớp. Rất tiếc rằng nội dung hoạt động ứng xử, kể cả chương trình rèn luyện nghiệp vụ
sư phạm thường xuyên của Bộ cũng như của trường, chưa được chú trọng cả về cấu trúc chương trình, nội dung và phân bổ thời gian mà mới chỉ được coi như phần thêm vào trong các nội dung khác. Nếu hoạt động giáo dục là hoạt động giao tiếp đặc thù của con người với con người theo một kế hoạch được định hướng nhằm đạt tới mục
đích hình thành nhân cách thì trong kế hoạch đào tạo nghề cần có một hoạt động mang tính khoa học và hệ thống để giúp cho người sinh viên có điều kiện tập luyện các kỹ
năng ứng xử như rèn luyện một nội dung tay nghề trong lao động nghề nghiệp. Với ý nghĩa đó, phần nội dung chương IV chúng tôi đã đề xuất một hệ thống lý luận và quy trình ứng xử sư phạm được đúc kết từ kinh nghiệm của nhiều thế hệ thầy cô giáo của trường đại học sư phạm và nhà trường phổ thông trung học.
2. Luyện tập xử lý một số tình huống sư phạm
Tình huống 1: Bước vào lớp, bạn nhận thấy tổ trực nhật chưa làm vệ sinh, lớp rất bẩn, bàn ghế không ngay ngắn. Bạn xử lý thế nào?
a) Giáo viên phê bình tổ trực nhật, sau đó tiến hành giảng dạy bình thường.
b) Giáo viên yêu cầu học sinh ra ngoài và yêu cầu tổ trực nhật vào làm vệ sinh lớp sạch sẽ rồi mới cho học sinh vào học.
c) Giáo viên yêu cầu các em ở từng bàn tự xếp bàn ghế cho ngay ngắn, sau đó tiến hành giảng dạy, hết giờ dạy yêu cấu tổ trực nhật làm ngay việc vệ sinh lớp trong giờ ra chơi để giờ sau có lớp học gọn gàng, "sạch sẽ.
Tình huống 2: Trong giờ giảng bài vật lí, có một học sinh giơ tay xin phát biểu và
đề nghị thầy giải thích một vấn đề có liên quan đến bài giảng, đó là một vấn đề được
ứng dụng trong thực tiễn mà bạn chưa nắm vững. Nếu là giáo viên đó, bạn xử lý thế
nào.
a) Giáo viên cho học sinh đó ngồi xuống và tuyên bố vấn đề này không có trong nội dung sách giáo khoa nên không đề cập ở giờ dạy. .
(nhưng do chưa chủđộng và nắm vững nên giải thích lúng túng, mất thời gian).
c) Khen học sinh có sự tìm tòi liên hệ bài giảng với thực tế và hẹn học sinh: " Tôi sẽ tìm hiểu thêm để giải thích hiện tượng em nêu vào đầu giờ sau".
Tình huống 3: Trong giờ trả bài kiểm tra viết, một học sinh thắc mắc cho rằng thầy giáo đã chấm nhầm cho em. Nếu là thầy giáo thì ngay lúc ấy bạn xử lý như thế
nào?
a) Thầy trả lời là đã chấm chính xác, yêu cầu học sinh đó phải xem kỹ lại bài làm của mình.
b) Thầy để học sinh trình bày luôn tại lớp chỗ em đó cho là thầy chấm nhầm. c) Thầy yêu cầu em học sinh đó xem lại bài một lần nữa và cuối giờđến gặp thầy
đề thầy trò cùng trao đổi xem lại bài chấm cho thoảđáng.
Tình huống 4: Trong giờ làm bài kiểm tra môn toán.
Mới hết nửa thời gian, trong khi cả lớp còn đang làm bài thì đã thấy em A (một học sinh giỏi toán của lớp) dã làm xong. Nếu là giáo viên bộ môn toán đó, bạn se xử lý thế nào?
a) Cho học sinh đó nộp bài và yêu cầu học sinh đó ra ngoài lớp.
b) Yêu cầu học sinh đó cần xem lại bài cho kỹ và ngồi nghiêm chỉnh tại chỗđến hết giờ.
c) Giáo viên xuống lớp xem kết quả bài làm của học sinh đó, nếu thấy bài làm hoàn hảo, có thể khen và tuyên bố với lớp: "Tôi cho bạn A làm thêm một đề khác để
bạn có dịp thể hiện được khả năng của mình".
Tình huống 5: Bước vào giờ dạy, bạn thấy lớp vắng đến nửa số học sinh, hỏi nguyên nhân thì các em cho biết là các bạn bỏđi đưa đám mẹ của một bạn trong lớp bị
mất. Trước tình huống đó bạn sẽ xử lý thế nào?
a) Vì học sinh nghỉ nhiều, giáo viên bộ môn cho học sinh nghỉ luôn, không tiến hành giờ dạy đó (đề giờ trống).
b) Giáo viên vẫn tiến hành giảng dạy bình thường.
c) Giáo viện ghi danh sách học sinh vắng mặt, tuyên bố sẽ lùi việc giảng bài mới sang buổi sau, sau đó tổ chức cho học sinh làm bài tập tại lớp, tránh việc để trống giờ.
Tình huống 6: Trong lớp, học sinh phải ngồi theo chỗ quy định, nhưng vào giờ
dạy của bạn, có một học sinh lại tựđộng đảo chỗ ngồi lên bàn đầu. Khi bạn hỏi lý do, học sinh đó nói rằng:
- Thưa thầy, em thích học môn của thầy và em thích xem thí nghiệm của thầy làm.
a) Kiên quyết buộc học sinh ngồi về chỗ quy định. b) Vui vẻđể cho học sinh ngồi bàn đầu luôn.
c) Hoan nghênh học sinh có tinh thần ham học hỏi và yêu cầu học sinh vẫn trở về
vị trí chỗ ngồi mà giáo viên chủ nhiệm đã quy định. Khuyến khích em cố gắng học tập và quan sát những thí nghiệm chứng minh được làm tại lớp
Tình huống 7: Bạn có tật nói ngọng, lẫn l và n. Khi giảng bài học sinh trong lớp
đã cười. Nghe thấy tiếng cười đó bạn xử lý thế nào? a) Giáo viên tảng lờ như không biết.
b) Giáo viên nghiêm khắc yêu cầu các em trật tự, nghiêm chỉnh học tập.