ĐẶC TÍNH TÂM LÝ CỦAVIỆC GIÁO DỤC VÀ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Một phần của tài liệu Thực trạng quan hệ phân phối và những giải pháp cơ bản góp phần hoàn thiện quan hệ phân phối ở nưóc ta trong thời gian tới (Trang 31 - 47)

ĐẠI HỌC

C.Mác, F.Anghen và V.I.Lênin là những người đầu tiên đã xây dựng phương pháp luận cho cách tiếp cận đúng đắn khi xem xét vấn đề giáo dục và dạy học, chỉ ra bản chất, tính chất, nguồn gốc của giáo dục và dạy học cũng như những quy định có tính xã hội về mặt nội dung và phát triển của dạy học và giáo dục. Những nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác đã xác định: bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội và coi con người là sản phẩm của hoàn cảnh và giáo dục.

Tuy nhiên, theo C.Mác, muốn làm tất công tác giáo dục thì "nhà giáo dục trước tiên phải được giáo dục" và cho rằng lịch sử phát triển thể chất và tinh thần của loài người được xác định bởi lịch sử phát triển của lực lượng sản xuất.

Giáo dục và dạy học ở các trường đại học nhằm hình thành và phát triển nhân cách người chuyên gia có trình độ cao, đáp ứng những đòi hỏi thực tiễn của xã hội. Chính vì vậy, đòi hỏi trước tiên đối với công tác giáo dục và dạy học là tính hiệu quả

triển cao nhất cho người sinh viên trên cơ sở hiểu biết sâu sắc về đối tượng đào tạo, nắm được những đặc điểm tâm lí của công tác giáo dục và dạy học trong quá trình đào tạo.

1. Những đặc điểm tâm lí của công tác giáo dục sinh viên

Giáo dục sinh viên chính là sự tác động có phương hướng, có mục đích vào tâm lý và hoạt động của họ nhằm mục đích hình thành những phẩm chất đạo đức, năng lực chung và năng lực nghề nghiệp, những tình cảm, nghĩa vụ và tinh thần trách nhiệm, kỹ

năng làm việc với mọi người v.v... của người chuyên gia tương lai.

Sự hình thành và phát triển nhân cách nói chung và các phẩm chất đạo đức nghề

nghiệp chỉ có thểđược diễn ra trong chính các hoạt động của sinh viên, đặc biệt là hoạt

động học tập. Vì thế để công tác giáo dục có hiệu quả, vấn đề tổ chức và điều khiển hoạt động đối với nhà giáo dục có ý nghĩa quyết định.

Công tác giáo dục sinh viên là một công việc khó khăn và phức tạp bởi lẽ họ là những người đã trưởng thành về mọi mặt. Đểđảm bảo hiệu quả công tác giáo dục, nhà giáo dục cần hiểu rõ bản chất và cấu trúc tâm lý của những phẩm chất nhân cách cân hình thành cho sinh viên. Mặt khác phải tận dụng mọi khả năng có tính chất giáo dục của những đối tượng và điều kiện khác nhau ở nhà trường đại học.

Ví dụ trong các trường đại học, việc giáo dục hứng thú và lòng yêu nghề cho sinh viên là một nhiệm vụ quan trọng. Để giải quyết nhiệm vụ này, nhà giáo dục phải hiểu rõ quy luật hình thành tình cảm nghề nghiệp, phải giúp sinh viên hiểu được ý nghĩa xã hội của nghề, có ý thức học tập tốt, chịu khó tìm hiểu các mặt của hoạt động nghề cùng như học hỏi của các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực của mình. Đặc biệt phải giúp đỡ và dạy sinh viên biết độc lập tìm tòi, sáng tạo trong nghề nghiệp.

Sinh viên thực sự là những người có tầm hiểu biết cao và được coi là người lớn. Vì thế nhà giáo dục một mặt phải điều khiển được quá trình giáo dục, mặt khác cần giúp sinh viên biết tự rèn luyện, giáo dục bản thân, biến những yêu cầu của xã hội đối với nghề thành yêu cầu của bản thân.

Nhân cách nhà giáo dục cũng có ảnh hưởng tới hiệu quả công tác giáo dục. Do

đó cần xây dựng mối quan hệ một cách đúng đắn giữa nhà giáo dục và người được giáo dục trong trường đại học.

Cuối cùng cần phải thấy rằng, công tác giáo dục sinh viên là công tác khó khăn, phức tạp. Vì vậy cần phải tôn trọng và yêu cầu cao đối với họ, tận dụng mọi điều kiện, mọi tổ chức để kết hợp giáo dục sinh viên.

2. Những đặc điểm tâm lý của việc giảng dạy sinh viên

Dạy học ở đại học là quá trình tác động đến tâm lý và hoạt động nhằm mục đích vũ trang những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo cho sinh viên.

có ý nghĩa trực tiếp đối với việc hoàn thiện thế giới quan, đối với sự phát triển những phẩm chất trí tuệ và các phẩm chất khác của nhân cách.

Mối quan hệ giữa dạy học và phát triển được coi là vấn đề trung tâm trong tâm lý dạy học và lý luận dạy học. Các nhà tâm lý học Xô viết mà tiêu biểu là Vưgốtxki đã cho rằng dạy học phải luôn đảm bảo sự phát triển của trẻ, dạy học không được theo

đuổi sự phát triển mà phải đi trước, thúc đẩy sự phát triển tâm lý của học sinh từ nấc thang này lên nấc thang khác cao hơn.

Đ.B.Eucơlin cũng đưa ra những luận điểm xác đáng về mối liên hệ giữa dạy học và phát triển. Ông khẳng định rằng: dạy học và phát triển không có tính chất phân chia và mâu thuẫn mà là sự thống nhất giũa dạy học và phát triển. Sự phát triển trí tuệ chỉ

có được nhờ dạy học ; và dạy học là điều kiện có tính chất chủđạo, quan trọng nhất và cũng là nguồn gốc của sự phát triển[8].

Quan điểm nêu trên về vấn đề dạy học và phát triển xã hội của các tác giả Xô viết có tính chất quy luật và xác đáng. Nếu như chúng ta coi mục đích cơ bản của dạy học là sự nắm vững hệ thống những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của học sinh, thì sự phát triển

ở đây được hiểu là sự phát triển trí tuệ và được coi là kết quả trực tiếp của dạy học. Tuy nhiên, trong những điều kiện và yêu cầu của xã hội hiện đại, mục đích của dạy học và giáo dục không chỉ là sự phát triển trí tuệ mà là hình thành nhân cách hài hòa cho người học. Vì vậy khái niệm phát triển cần được hiểu là sự phát triển nhân cách của người học.

So với các bậc học khác, ở các trường đại học, đặc tính và số lượng các tri thức

được xác định bởi những đòi hỏi của xã hội và nền sản xuất hiện đại. Trong điều kiện phát triển với tốc độ nhanh của khoa học - kĩ thuật, của thông tin đã đặt ra những đòi hỏi cấp thiết phải bổ sung, đổi mới nội dung dạy học ở các trường đại học. Có 2 xu hướng cải cách nội dung dạy học:

- Rút ngắn chương trình bắt buộc đối với sinh viên.

- Đưa thêm tri thức mới vào nội dung chương trình dạy học. Tuy nhiên cả 2 xu hướng này đều mắc phải những khó khăn trong quá trình dạy học ở đại học. Để giải quyết những khó khăn do thực tiễn dạy học ở đại học đặt ra, người ta đã giải quyết bằng một số phương hướng sau đây:

- Dạy cho sinh viên phương pháp tự tìm kiếm tri thức học tập, nghiên cứu. - Tăng cường việc tiếp xúc giữa cán bộ giảng dạy và sinh viên.

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với việc học tập ở sinh viên, phát triển ở

sinh viên tư duy sáng tạo.

- Không ngừng tìm tòi, cải tiến về mặt phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

để phát huy tính tích cực của sinh viên.

"vượt rào" trước thời hạn, tự chọn học giờ lý thuyết và nâng cao chất lượng kiểm tra thi thử.

Nói tóm lại, sựđổi mới về dạy học ở các trường đại học về nội dung nguyên tắc, phương pháp đều nhằm vào việc làm sao đảm bảo được sự phát triển nhân cách hài hòa cho sinh viên, nâng cao được hiệu quả của công tác đào tạo nghề.

Chúng ta đã phân tích đặc trưng tâm lý của việc giáo dục và dạy học cho sinh viên ở các trường đại học. Từ việc phân tích trên cho phép chúng ta đi đến nhận định rằng: công tác giáo dục và dạy học ở các trường đại học luôn luôn có mối quan hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau. Mục đích cuối cùng là dạy người, hình thành nhân cách nghề cho sinh viên, do đó những kết quả của dạy học cần giúp cho người sinh viên có ý thức, có phương hướng đúng đắn hình thành những phẩm chất đạo đức, niềm tin, thế

giới quan v.v... Mặt khác, chính kết quả của giáo dục lại có tác động trở lại đến hiệu quả của dạy học. Tinh thần trách nhiệm ý thức về nghĩa vụ, lòng kiên trì v.v... là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của sinh viên.

3. Phân tích tâm lý hoạt động của sinh viên

a) Khái niềm về sinh viên

Lứa tuổi thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng là một lứa tuổi phức tạp và còn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau khi phân chia lứa tuổi này. Sinh viên là lớp người ở

lứa tuổi thanh niên (thanh xuân). Tuy nhiên lứa tuổi này thuộc giai đoạn hai của tuổi thanh xuân. Giai đoạn đầu của tuổi thanh xuân là độ tuổi cuối cấp phổ thông trung học.

Khi xem xét lứa tuổi sinh viên cũng xuất hiện nhiều quan niệm:

+ Các nhà sinh học xem tuổi sinh viên là giai đoạn mà phát triển cơ thể có tính chất hoàn chỉnh như người lớn. Họ quan niệm rằng sự trưởng thành về mặt sinh học quyết định tất cả những cái còn lại.

+ Nhiều nhà tâm lý học lại tập trung chú ý tới những quy luật phát triển tâm lý, những nét phát triển có tính đặc trưng về thế giới quan, về tự ý thức của sinh viên.

+ Các nhà tâm lý học lại xem xét tuổi sinh viên là giai đoạn phát triển hoàn hảo về tình dục - tâm lý xác định.

Các quan niệm trên chủ yếu xem xét đặc trưng ở lứa tuổi này về quá trình bên trong của sự phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển tâm lí sinh viên diễn ra không giống nhau trong các môi trường giáo dục và xã hội khác biệt.

+ Các nhà xã hội học xem xét lứa tuổi sinh viên trước hết như là một giai đoạn xác định của xã hội hóa, như là thời kỳ bắt đầu của cuộc sống, hoạt động độc lập và có trách nhiệm của người công dân (nhấn mạnh vị trí, vai trò xã hội của lứa tuổi).

Nhìn chung, khi xác định tuổi sinh viên, trước hết chúng ta cần kết hợp giữa quy luật phát triển bên trong và vị trí, giá trị xã hội trong hoạt động của sinh viên.

Thông thường, tuổi thanh xuân được chia làm hai giai đoạn: + Giai đoạn đầu: từ 15 tuổi đến 17 - 18 tuổi.

+ Giai đoạn hai: từ 18 tuổi đến 24 - 25 -26 tuổi.

Sinh viên là lớp người thuộc giai đoạn 2 của lứa tuổi thanh xuân.

Theo tiếng La tinh từ sinh viên là Studens : là những người miệt mài học tập, tự

tìm kiếm tri thức, tự hiểu biết Sinh viên là đại biểu của một nhóm người xã hội đặc biệt, là lớp người đang được chuẩn bị cho hoạt động lao động trong lĩnh vực nhất định, là người thuộc một độ tuổi nhất định và là một nhân cách.

Đặc điểm của người sinh viên:

+ Đó là một công dân chuẩn bị tham gia vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

+ Là lớp người đang ở giai đoạn quá độ trở thành một tri thức. + Là người đang chuẩn bị vị trí của mình trong xã hội.

Chức năng của sinh viên: Họ là lớp người tương lai sẽ có học vấn cao, là người dự trữ, bổ sung cho vốn tri thức của nhân loại, bổ sung cho đội ngũ cán bộ có học vấn của đất nước.

b) Hoạt động và nhân cách của sinh viên

Đặc tính chung về hoạt động của sinh viên.

Toàn bộ đời sống tâm lý sinh viên không tách rời khỏi những điều kiện xã hội, tập thể và hoạt động của chính họ. Tâm lý sinh viên được phát triển, bộc lộ trong hoạt

động của mình.

Ở lứa tuổi sinh viên, hoạt động có tính phong phú về lượng cũng như về tính chất hoạt động. Đây là lứa tuổi mà các loại hoạt động như giao lưu, hoạt động xã hội, văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao phát triển mạnh. Tuy nhiên hoạt động học tập có tính chất nghề nghiệp vẫn là hoạt động mang tính chủ đạo. Quá trình học tập của người sinh viên trong nhà trường đại học, một mặt nhằm lĩnh hội các tri thức khoa học, nhằm hình thành những kinh nghiệm xã hội, mặt khác còn nhằm tiếp thu những kĩ năng kĩ

xảo nghề nghiệp, học cách tự nghiên cứu và giải quyết những yêu cầu của xã hội và các lĩnh vực khác nhau của nền sản xuất hiện đại.

Phân tích đặc điểm hoạt động sinh viên chúng ta nhận thấy:

+ Là hoạt động có tính chất phong phú đa dạng về mục đích và kết quả hoạt động (Đây là hoạt động nhằm chuẩn bị cho lao động độc lập sau này, nhằm nắm vững những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo nghề, phát triển các phẩm chất nhân cách).

+ Đối tượng hoạt động có tính chất đặc biệt, đó là những tri thức khoa học những thông tin về lao động nghề nghiệp tương lai.

+ Hoạt động sinh viên diễn ra trong một môi trường và những điều kiện đã được kế hoạch hóa (các chương trình, giai đoạn học tập...)

+ Phương tiện hoạt động là các loại sách, tài liệu tham khảo chuyên ngành, phòng thí nghiệm, các mô hình thực tiễn về nghề nghiệp v.v...

+ Hoạt động sinh viên mang tính chất lý luận và trí tuệ cao. Yêu cầu về kết quả

hoạt động cũng thay đổi thông quan các hình thức thi cử, các bài tập thực hành. Nghiên cứu, xemina, thực hiện các đề tài và bảo vệ khóa luận.

Do những đặc điểm trên mà các hoạt động của sinh viên đã có tác động trực tiếp dẫn đến quá trình tâm lí và các phẩm chất tâm lí khác. Qua nghiên cứu người ta thấy sinh viên không cần phải ghi nhớ nhiều mà đòi hỏi phải phát triển tư duy lý luận, óc phê phán, tính tự lập và đặc biệt là kết quả hoạt động phụ thuộc vào khả năng sáng tạo.

Rõ ràng năng lực hoạt động nói chung và hoạt động học tập của sinh viên có những đặc tính chung phản ánh sự chuyển tiếp từ nhà trường phổ thông lên đại học; song nó có những đặc điểm riêng là phản ánh qua các giai đoạn của quá trình đào tạo, qua các năm học. Đó là quá trình diễn ra sự biến đổi về mặt lứa tuổi, cả về số lượng và chất lượng. Song về cơ bản, hoạt động của sinh viên là quá trình nhằm đạt được những mục đích đặt ra cho việc chuẩn bị, đào tạo chuyên gia bước vào lao động có tính chất

độc lập; phát triển và hình thành những phẩm chất, tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, nghề

nghiệp cần thiết.

c) Đặc tính chung về nhân cách của sinh viên

Nhân cách sinh viên là nhân cách của can người trẻ tuổi đang được chuẩn bị để

thực hiện các chức năng của người chuyên gia có trình độ cao trong một lĩnh vực hoạt

động nào đó. Nhân cách sinh viên được hình thành trong quá trình xã hội hóa.

Theo các nhà nghiên cứu Iu. A. Camarin, V. Cuzhetsop v v thì thời kì sinh viên là thời kì nảy sinh hàng loạt những mâu thuẫn và khó khăn [8]:

+ Mâu thuẫn giữa những biểu tượng có tính chất lý thuyết với thực tiễn hiện thực của biểu tượng đó. Đây là mâu thuẫn cơ bản của sinh viên.

+ Mâu thuẫn giữa sự phát triển mạnh mẽ về thể lực, trí tuệ, có những mơước với khả năng để thực hiện, biến nó thành hiện thực (bản thân người sinh viên còn sống phụ

thuộc vào bố mẹ, điều kiện vật chất chưa có, thời gian thiếu).

+ Ý muốn học tập nghiên cứu sâu nhiều lĩnh vực mà bản thân thích thú với những yêu cầu cao, hình thức, phương pháp nghiêm ngặt để thực hiện chương trình bắt

Một phần của tài liệu Thực trạng quan hệ phân phối và những giải pháp cơ bản góp phần hoàn thiện quan hệ phân phối ở nưóc ta trong thời gian tới (Trang 31 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)