Đổi mới chính sách khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu Hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên sư phạm (Trang 93 - 94)

Mục tiêu của biện pháp nhằm tìm kiếm các tác động bên ngoài thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên có chất lượng. Về phương diện quản lí, các chính sách đúng đắn có tác dụng tích cực với các đối tượng quản lí, thúc đẩy động cơ hoạt động của con người.

Nội dung các chính sách thúc đẩy quá trình nghiên cứu khoa học của sinh viên gồm các việc: hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện về thiết bị nghiên cứu, thông tin khoa học, xét chọn đề tài rộng mở hơn...;Các biện pháp sau khi có kết quả nghiên cứu gồm: cộng điểm thưởng theo môn học, tổ chức dự thi công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên, xét chuyển tiếp đào tạo sau đại học hoặc tuyển chọn đi học ở nước ngoài...; Các

biện pháp khen thưởng, biểu dương những sinh viên có công trình xuất sắc.

Chính sách khuyến khích sinh viên có thành tích cao trong nghiên cứu khoa học cần được thể chế hoá trong quá trình họ học tại trường đại học, được phổ biến các kết quả nghiên cứu và được xác nhận bằng các danh hiệu và là tiêu chuẩn cơ bản để giữ họ lại trường làm cán bộ giảng dạy.

Chính sách hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ở nhiều cấp độ: cấp bộ ngành là quy chế về chuyên môn, tài chính, khen thưởng; cấp trường đại học là các điều kiện vật chất và môi trường, đánh giá; cấp khoa/bộ môn là việc tổ chức xét duyệt, tổ chức nghiên cứu và nghiệm thu...; với từng giảng viên sự khuyến khích, gợi mở các vấn đề và giúp đỡ sinh viên nghiên cứu. Các đoàn thể, hội sinh viên là cơ quan cộng tác đắc lực với nhà trường. Đặc biệt, hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên phải trở thành hoạt động chủđạo, cơ bản, xuyên suốt các hoạt động khác của sinh

viên.

Một phần của tài liệu Hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên sư phạm (Trang 93 - 94)