Giáo dục phổ thông, số lượng và chất lượng được nâng cao

Một phần của tài liệu Thực trạng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (Trang 47 - 48)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.1.1. Giáo dục phổ thông, số lượng và chất lượng được nâng cao

Tính đến nay hệ thống trường, lớp được xây dựng rộng khắp trong toàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu học tập của nhân dân với các loại hình công lập, ngoài công lập, phương thức chính qui và không chính qui. Bắc Ninh là tỉnh đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ thông cơ sở. Trong toàn tỉnh có 312 trường phổ thông(trong đó có 30 trường THPT), với 223.535 học sinh, trong đó học sinh THPT là 47.238 học sinh. Tính bình quân cứ một vạn dân có 2.263 học sinh. Năm học 2004-2005 toàn tỉnh có 223.528 học sinh tốt nghiệp các cấp, riêng THPT có 47.231 học sinh. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp là 99%, chất lượng giáo dục được cải thiện, số học sinh giỏi của tỉnh hằng năm đều tăng, qua các khối.(Xem bảng 2.4).

Bảng 2.4. Tỷ lệ học sinh giỏi trong giáo dục phổ thông ở Bắc Ninh.

Đơn vị tính: %

Năm học

Khối 2001-2002 2002-2003Tỷ lệ học sinh giỏi2003-2004 2004-2005

Khối tiểu học 16,6 22,43 33,47 33

Khối THCS 7,1 10,19 14,76 18,9

Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Ninh năm 2005[22].

Số học sinh giỏi THPT 2001-2005 đạt giải quốc gia: Năm học 2001-2002 có 51 em; 2002-2003 có 50 em; 2003-2004 có 41 em, 2004-2005 có 38 em, trong đó có một học sinh đạt huy chương bạc quốc tế năm 2001. Số học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng hằng năm ngày càng tăng: năm học 2001-2002 có 2.739 em, 2002-2003 có 2.913 em, 2003-2004 có 3.422 em, 2004-2005 có 3.917 em. Hầu hết các trường THCS và THPT đều tổ chức cho học sinh được học nghề (95%). Cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục có nhiều chuyển biến, xoá bỏ hoàn toàn lớp học tranh tre và tình trạng học 3 ca.

Một phần của tài liệu Thực trạng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w