Vai trò của đào tạo và sử dụng NNL đối với thực tiễn phát triển

Một phần của tài liệu Thực trạng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (Trang 32 - 37)

6. Kết cấu của luận văn

1.6. Vai trò của đào tạo và sử dụng NNL đối với thực tiễn phát triển

kinh tế-xã hội ở nước ta.

Phát triển đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ, đội ngũ CNKT có đủ đức tài, có khả năng giải quyết phần lớn những vấn đề then chốt được đặt ra trong quá trình CNH, HĐH. Để khai thác tiềm năng to lớn của con người Việt Nam, cần tiếp tục triển khai mạnh trong thực tiễn quan điểm phát triển giáo dục và đào tạo, mà khâu then chốt là đào tạo NNL chất lượng cao và ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học và công nghệ vào thực tiễn sản xuất và đời sống. Có thể nói đào tạo và sử dụng NNL qua đào tạo có vai trò to lớn về nhiều mặt.

-Thứ nhất, ở nước ta đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề góp phần quan trọng tạo ra lực lượng lao động và chuyên gia giỏi về công nghệ, kỹ thuật và quản lý đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước. Với những kiến thức cơ bản, kỹ năng nghề nghiệp và phương pháp tư duy sáng tạo họ không chỉ là những người tổ chức

thực hiện các hoạt động trong quá trình sản xuất mà trong quá trình đó họ còn là những người quản lý và tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu tăng khả năng sức cạnh tranh của hàng hoá trong kinh tế thị trường. Mặt khác việc thu hút sử dụng hợp lý NNL với các biện pháp kích thích người lao động làm việc không chỉ năng suất, chất lượng, hiệu quả cao mà còn say mê nghiên cứu tìm tòi sáng tạo để tạo ra các trang thiết bị kỹ thuật công nghệ mới giúp sử dụng hợp lý NNL làm cho quá trình đổi mới trang thiết bị kỹ thuật công nghệ không ngừng và lực lượng sản xuất xã hội ngày càng phát triển.

-Thứ hai, Đào tạo NNL có chất lượng và sử dụng nó có hiệu quả sẽ tác động đến phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu lao động từ đóđẩy mạnh chất lượng và nhịp độ của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng CNH, HĐH. Quá trình chuyển dịch đóđược thực hiện nhờ có sự đóng góp to lớn của đào tạo và sử dụng NNL. Nhờ đẩy mạnh hoạt động giáo duc, đào tạo NNL và khai thác sử dụng NNL trong thời gian qua, cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở nước ta đã có sự chuyển dịch đúng hướng, mặc dù tốc độ còn chậm. Về cơ cấu ngành đã có sự chuyển dịch từ nông nghiệp-công nghiệp dịch vụ sang công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. Tỷ trọng của công nghiệp trong GDP ngày càng tăng lên và tỷ trọng của nông nghiệp giảm xuống. (Xem bảng 1.1).

Bảng 1.1. Cơ cấu GDP trong các ngành kinh tế nước ta thời kỳ 1995-2005. Đơn vị tính: % Thời gian Ngành kinh tế 1995 2000 2001 2003 2004 2005

Công nghiệp và xây

dựng 28,76 36,73 38,12 39,46 40,21 41,03

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

27,18 24,53 23,25 22,54 21,81 20,89

Dịch vụ 44,06 39,74 38,63 38,00 37,98 38,08

Nguồn: Tổng cục thống kê [25, tr.21].

Quá trình chuyển dịch cơ cấu theo ngành: đòi hỏi đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH giải quyết việc làm cho người lao động. Đánh giá quá trình này, hiện nay có số liệu của Tổng cục thống kê, Bộ Kế hoạch- Đầu tư và Bộ Lao động- Thương binh xã hội. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê và Bộ Kế hoạch - Đầu tư thời kỳ 1995-2005 tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra theo hướng tích cực phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế (xem bảng 1.2).

Bảng 1.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế ở nước ta thời kỳ 1995 - 2005.

Đơn vị tính: %

Thời gian

Ngành kinh tế 1995 2000 2001 2003 2004 2005

Công nghiệp và xây dựng 13,2 13,7 14,3 16,5 17,3 17,9 Nông nghiệp, lâm nghiệp và

thuỷ sản

70,1 67,2 63,4 60,03 58,8 56,8

Dịch vụ 16,7 19,1 22,3 23,2 23,9 25,3

Nguồn: Tổng cục thống kê [25, tr.117-118].

Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong cơ cấu lao động cũng có sự đổi mới. Năm 1996 lao động qua đào tạo mới có 13%, năm 2000 đạt 20% và đến năm 2003 khoảng 21,5%. Về cơ cấu trình độ lao động: Từ năm 1996 đến 2000 tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật trong tổng số lực lượng lao động tăng từ 12,31% lên 15,53%. Cơ cấu trình độ cũng có sự thay đổi mặc dù còn chậm: năm 1996

CNKT 4,38%, cao đẳng, đại học 2,3%, sơ cấp 1,77%, trung cấp 3,84%. Đến năm 2000 tỷ lệ trong cơ cấu tương ứng là: 5,4/1,41/4,83 và 3,89.

-Thứ ba,Đào tạo NNL và sử dụng hiệu quả NNL đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nếu như trong những năm 50-60 của thế kỷ XX tăng trưởng kinh tế chủ yếu do CNH, sự thiếu vốn và nghèo nàn về cơ sở vật chất là khâu chủ yếu cản trở tốc độ tăng trưởng kinh tế, thì vài thập niên cuối thế kỷ XX trở lại đây chỉ có một phần nhỏ thuộc về tăng trưởng kinh tế được giải thích bởi khía cạnh đầu vào là vốn; phần quan trọng gắn với chất lượng của lao động. Cho nên việc đầu tư cho con người sẽ là yếu tố góp phần rất quan trọng nâng cao năng suất lao động và được coi là đầu tư cho phát triển. Thực tế lịch sử các nền kinh tế thế giới cho thấy không có một quốc gia nào đạt được tỷ lệ tăng trưởng cao trước khi đạt được mức phổ cập giáo dục phổ thông. Việt Nam tuy là một nước đang phát triển nhưng những kết quả về KT-XH trong thời gian qua đã chứng minh điều đó. Theo đánh giá của tổ chức ngân hàng thế giới Việt Nam đã duy trì và đạt được tỷ lệ tăng trưởng khá cao và ổn định. Điều đó có sự đóng góp tích cực của đào tạo và sử dụng NNL. Từ năm 1996 đến năm 2000 tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước bình quân mỗi năm 7,5%. Đến năm 2000 tổng sản phẩm trong nước đã gấp 2,07 lần so với năm 1990. Từ năm 2001 đến nay tỷ lệ tăng trưởng vẫn duy trì ở mức độ bình quân hơn 7%. (Xem bảng 1.3).

Bảng 1.3. Tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta thời kỳ 1996-2005.

Đơn vị tính: %

Thời gian 1996 - 2000 2001 2002 2003 2004 2005

GDP 6,7 6,89 7,08 7,34 7,79 8,43

Nguồn:Tổng cục thống kê [25, tr.25-26]

Do sự tăng trưởng của nền kinh tế, bộ mặt xã hội không ngừng được cải thiện, chỉ số HDI được nâng lên đáng kể. Năm 1994 Việt Nam xếp thứ 116/173 nước với chỉ số 0,514; năm 1995 chỉ số tăng lên 0,649, năm 2000 tăng lên 0,671 xếp thứ 108 và đến năm 2002 Việt Nam vẫn xếp thứ 108 với chỉ số 0,69. Những kết quả đó tuy chưa cao nhưng đã phản ánh rất rõ ràng chiến lược phát triển NNL của Đảng ta là đúng đắn.

Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, có thể thấy rằng: trong quá trình phát triển KT-XH nói chung và CNH, HĐH nói riêng, đào tạo và sử dụng NNL có vai trò rất quan trọng, song điều đó không có nghĩa một quốc gia có lực lượng dân số đông thì sẽ có lợi thế và gặt hái được nhiều thắng lợi và ngược lại một quốc gia có lực lượng dân số ít thì không giành được thắng lợi mà vấn đề ở đây còn phụ thuộc vào việc quốc gia đóđãđào tạo NNL như thế nào và đã khai thác sử dụng nó ra sao. Bởi vậy để phát triển KT-XH trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH cần phải coi trọng vấn đề đào tạo và sử dụng NNL phù hợp với điều kiện đặc thù của mình.

Chương 2

THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH

CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở TỈNH BẮC NINH(1997-NAY).

Nhưđã nói ở phần trước, môi trường đào tạo và sử dụng NNL của các địa phương có những nét riêng biệt. Cùng trong điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội như nhau, nhưng có địa phương thu hút được NNL nhiều, có địa phương thu hút được ít. Chính điều này phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và việc chủ động vận dụng chủ trương, chính sách vào việc đào tạo và sử dụng NNL của một tỉnh.

Một phần của tài liệu Thực trạng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w