BÀI 1: XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG CỦA SẢN PHẨM CHÈ

Một phần của tài liệu tncntp (Trang 74 - 79)

CHƯƠNG 3: CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN CÂY NHIỆT ĐỚI

BÀI 1: XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG CỦA SẢN PHẨM CHÈ

1.1. Nguyên liệu

Chè đen, chè xanh, chè ướp hương, chè móc câu.

1.2. Hoá chất

- Dung dịch KMnO4 0,1N

- Dung dịch chỉ thị Indigocacmin 0,1%: Hoà tan 0,1g Indigocamin trong 5ml H2SO4 đậm đặc, chuyển vào bình định mức dung tích 100ml, thêm nước cất đến ngấn bình, lắc kỹ, lọc lấy dịch trong.

- Dung dịch H2SO4 1/4: hoà tan một phần thể tích H2SO4 đậm đặc trong 4 phần thể tích nước cất.

1.3. Dụng cụ

Cốc sứ hay cốc thuỷ tinh 50ml có nắp, cân kỹ thuật, cân phân tích, chén sấy hay hộp nhôm sấy, tủ sấy, bình hút ẩm, cốc chày sứ, bình nón 250ml, 500ml, phễu lọc và giấy lọc, bình định mức 100ml, 1000ml, bát sứ trắng 1 lít, cốc thuỷ tinh 100ml, đũa thuỷ tinh, buret và pipet.

2. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM VÀ TÍNH KẾT QUẢ 2.1. Xác định các chỉ tiêu cảm quan

Chất lượng của chè thành phẩm được đánh giá cao theo 5 chỉ tiêu: Ngoại hình, màu sắc pha nước, hương thơm, vị, màu sắc của bã chè.

2.1.1. Ngoi hình

Chỉ tiêu này nói lên chất lượng của nguyên liệu và điều kiện công nghệ chế biến (kỹ thuật vò và sàng phân loại bán thành phẩm). Mẫu cần có kích thước, đồng nhất và độ xoăn chặt tuỳ loại sản phẩm và độ non, già của nguyên liệu. Nếu nguyên liệu non, tôm chưa nở thì cánh chè sẽ mang nhiều tơ màu bạc, khi sấy sợi chè có màu vàng óng gọi là Golden Tips (tuyết vàng). Chè có nhiều tuyết sẽ có chất lượng cao. Nếu mẫu chè có nhiều cọng đỏ, có lẫn những mảnh vỏ của cành, chứng tỏ nguyên liệu đã già và kỹ thuật phân loại bị vi phạm. Thành phần này càng nhiều thic chè có chất lượng càng thấp.

Mẫu chè có thể có các tạp chất vô cơ như: Cát, sỏi, thuỷ tinh, kim loại...

2.1.2. Màu sc nước pha

Là một trong những chỉ tiêu chất lượng cơ bản của chè sản phẩm. Nếu là chè đen, màu nước pha phải trong, nhộm màu đỏ hồng (màu hổng đỏ. Nếu là chè xanh thì màu nước pha phải trong, có màu xanh hổ phách (xanh vàng lơ). Nếu nước pha có màu nâu hoặc nâu đen chứng tỏ quá trình lên men bị quá, nếu màu nước pha nhạt quá thì quá trình lên men bị non hoặc nguyên liệu bảo quản tạm thời quá thời gian quy định.

2.1.3. Hương thơm

Nếu các điều kiện công nghệ được tuân thủ đầy đủ thì sản phẩm chè phải có mùi hoa hồng, mùi cam chanh hoặc mùi mật ong. Ngược lại chè sẽ có mùi hăng ngái của nguyên liệu tươi, mùi khói, mùi khét hay mùi mốc.

2.1.4. V chè

Chỉ tiêu này thường gắn chặt với chỉ tiêu về hương và điểm số đánh giá của hai chỉ tiêu này thường bằng nhau. Trong hai loại tanin chè thì loại tan trong Ete có vịđắng, loại tan trong Etylaxetat có vị chát dịu và chính loại này quyết định chỉ tiêu về vị chè thành phẩm. Chè có phẩm chất tốt bao giờ cũng có vị chát dịu.

2.1.5. Màu sc ca bã chè

Liên quan tới 3 chỉ tiêu về hương thơm, vị và màu sắc nước pha. Chè tốt thì bã có màu nâu sáng, bã có màu nâu hay nâu đen la chè bị lên men quá thời hạn, ba có màu xanh nhạt thì chè lên men chưa đạt.

Để đánh giá các chỉ tiêu cảm quan, sau khi lấy mẫu để đánh giá ngoại hình (cho từ 0-1 điểm với bước nhảy là 0,25 điểm), cân lấy 3g chè vào cốc sứ hay cốc thuỷ tinh có nắp. Cho vào 150ml nước sôi (tốt nhất là dùng nước mưa), đậy nắp lại, để yên đúng 5 phút rồi gạn nước chè sang 1 cốc khác. Tiến hành quan sát, thử nếm và đánh giá phẩm chất của chè theo các loại như sau: (mỗi chỉ tiêu còn lại cũng cho từ 0-1 điểm với bước nhảy là 0,25 điểm), tổng cộng tối đa là 5 điểm.

* Loại đặc biệt: 4,75 - 5 điểm + Mùi thơm hoa hồng + Vịđượm có ngọt hậu + Nước đỏđậm, trong sáng

+ Bã đỏ đều, mềm non * Loại thượng hạng: 4,25 - 4,5 điểm Như loại đặc biệt nhưng hơi kém hơn, nhất là hình thức về màu nước pha, bã chè. * Loại I: 3,25 - 4 điểm + Mùi thơm mát nhẹ + Vịđượm ngọt hậu + Nước đỏđậm khá + Bã đỏ đều * Loại II: 2,5 - 3 điểm + Mùi thơm kém, lẫn mùi chè bánh tẻ + Vịđượm ít ngọt hậu + Màu đậm trung bình + Bã đỏ hơi ngã màu thẫm * Loại III: 1,75 - 2,5 điểm + Mùi hơi hăng + Vị hơi nhạt + Nước thường + Bã đỏ * Loại Dust + Mùi hăng hơi nồng + Vị chát đậm + Nước đậm đục hay tối + Bã đỏ thẫm * Loại S: + Mùi của chè già + Vị chát nhạt + Nước đậm trung bình + Bã đỏ thẫm 2.2. Xác định độ thẫm của chè

Lấy khoảng 5g chè cho vào cối sứ khô, sạch rồi nghiền thật mịn, cân trên cân phân tích lấy 3g chè đã nghiền mịn cho vào cốc hay hộp nhôm sạch đã sấy khô cân biết trước trọng lượng. Cho cốc chè vào sấy ở 100-1050C trong 4 giờ, lấy ra làm nguội trong bình hút ẩm sau 15 phút thì đem cân. Sai

số giữa hai lần cân không quá 0,2%. Từ đó tính ra độ ẩm -%- và hàm lượng, chất khô của chè (bằng 100%-% độ ẩm).

2.3. Xác định chất hoà tan của chè

• Chuẩn bị dung dịch nước chè: Dùng nước sôi để chiết rút ra chất hoà tan của chè nhằm thu được dung dịch có nồng độ 8-10g chè/lít.

Cân chính xác trên cân phân tích 10g chè vào giấy sạch sấy nhẹ 500C trong một giờ. Cho chè sấy vào cối sứ, nghiền nhỏ mịn và chuyển hết vào bình nón 250ml, thêm vào 100ml nước cất sôi, ngâm trong 15 phút, cứ sau 5 phút lại lắc nhẹ rồi lọc qua phễu lọc vào bình định mức 1 lít. Lại thêm vào bình nón 100ml nước sôi, ngâm 15 phút, lại lọc... cứ như vậy sau 5-7 lần để rút hết chất tan ra khỏi chè, toàn bộ nước lọc chuyển hết mình vào định mức ban đầu, làm nguội, thêm nước cất đến ngấn bình, lắc kỹ. Dùng dung dịch này (dung dịch A) để xác định các thành phần hoá học của chè.

•Để xác định chất hoà tan của chè, dùng pipet hút chính xác 50ml dung dịch A cho vào cốc thuỷ tinh khô, sạch đã biết trước trọng lượng. Đặt cốc nước chè lên bếp điện, đun nhỏ lửa cho bốc hơi đến cạn khô rồi cho tiếp vào tủ sấy 100-1050C trong 4 giờ. Lấy cốc ra để nguội trong bình hút ẩm 15 phút, lại tiếp tục sấy trong 1 giờ nữa, làm nguội, cân cho đến lúc sai lệch giữa hai lần cân là 0,2% thì dừng lại.

• Tính kết quả:

- Lượng chất hoà tan tính theo sổ gam chè trong 1 lít nước chè được tính theo công thức: 1 1 2 V V ). G G ( X= − (g/l) Trong đó:

+ G2: Trọng lượng cốc và chất tan sau khi sấy (g) + G1: Trọng lượng cốc không (g)

+ V1: Thể tích dung dịch nước chè dùng để phân tích: V1 = 50ml + V: Thể tích dung dịch A

Ví dụ: G1 = 40,158g, G2 = 41,210g

- Hàm lượng % chất tan tính theo chất khô của chè như sau:

Giả sử qua thí nghiệm xác định được 10g chè để chuẩn bị dung dịch A có độ ẩm là 4,8% lượng chất khô trong 10g chè là: 10 (100 - 4,8) / 100 = 9,52g.

Vậy % chất tan tính theo chất khô của chè là: 1,904 x 100 / 9,52 = 20%.

2.4. Xác định Tanin

• Dùng pipet hút chính xác 10ml dung dịch A cho vào bát sứ trắng dung tích 1 lít, thêm 750ml nước cất và 10ml dung dịch chỉ thị Indigocacmin 0,1% và 10ml H2SO4 1/4, chuẩn độ bằng dung dịch KMnO4 0,1N khuấy mạnh bằng đũa thuỷ tinh. Chuẩn độ với tốc độ 1 giọt/s cho đến khi xuất hiện màu vàng xanh (màu hỗn hợp trong bát sứ dần dần biến đổi từ xanh qua xanh xám, xanh ánh, vàng xanh. Muốn có kết quả chính xác cần chuẩn độ 2 - 3 mẫu trong cùng điều kiện.

Chuẩn độ một mẫu trắng song song (thay 10ml dung dịch A bằng 10ml nước cất).

• Tính kết quả:

- Hàm lượng % Tanin theo chất khô của chè được tính theo công thức:

w . V 100 . 00487 , 0 . V ). b a ( X 1 2 − = Trong đó:

+ a: Thể tích KMnO4 0,1N dùng để chuẩn độ mẫu dung dịch nước chè, ml

+ b: Thể tích KMnO4 0,1N dùng để chuẩn độ mẫu trắng, ml + V1: Thể tích dung dịch A: V2 = 1000ml

+ W: Lượng chất khô của chè trong mẫu ban đầu

Ví dụ: Giả sử chè ban đầu có độ ẩm 4,8% với 10g chè. Chuẩn độ 10ml dung dịch A hết 5,68ml KMnO4 0,1N và 2,56ml cho mẫu trắng.

Vậy W = 10 x (100 - 4,8) / 100 = 9,52g. T = 52 , 9 x 10 100 x 00487 , 0 x 1000 ). 56 , 2 68 , 5 ( − = 15,49%.

* Ghi chú: Đây là phương pháp đơn giản nhất, tốt ít thời gian so với các phương pháp khác nên được dùng nhiều nhất trong các phòng thí nghiệm. Nhược điểm của phương pháp này là cùng một lúc xác định Tanin và các chất màu khác nên kết quả thường cao hơn các phương pháp khác có thểđến 5%.

Giả sử qua thí nghiệm xác định được 10g chè để chuẩn bị dung dịch A có độ ẩm là 4,8% lượng chất khô trong 10g chè là: 10 (100 - 4,8) / 100 = 9,52g.

Vậy % chất tan tính theo chất khô của chè là: 1,904 x 100 / 9,52 = 20%.

BÀI 2: XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA CÀ PHÊ - CACAO

Một phần của tài liệu tncntp (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)